Kiến nghị với các cấp, các ngành có liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Thái Bình (Trang 51 - 53)

Chương 3: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ở NHTMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Thái Bình

3.3.2Kiến nghị với các cấp, các ngành có liên quan

* Xử lý thoả đáng những vụ việc liên quan đến hợp đồng tín dụng

Trong thời gian qua, nghành Ngân hàng đã vấp phải một số vụ việc lớn liên quan đến những sai phạm trong hợp đồng tín dụng như : Tamexco, Epco -Minh Phụng....Những vụ việc đó đã làm suy giảm uy tín của nghành Ngân hàng để làm suy yếu hoạt động Ngân hàng. Từ những bài học đích đáng đó đòi hỏi NHNN phải thường xuyên giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng để kịp thời phát hiện ngăn ngừa xử lý các vi phạm .

* Tăng cường các biện pháp quản lý tín dụng

Ngân hàng nông nghiệp cần sửa đổi, bổ sung các cơ chế, thể lệ cụ thể rõ ràng để tạo lập một khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt động tín dụng

NHNN phải có những biện pháp hữu hiệu trong việc buộc các NHTM thi hành đúng các quy chế . Xử lý nghiêm túc và kịp thời những vi phạm sai sót

NHNN tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của các NHTM thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường liên ngân hàng , của các CIC.

* Hỗ trợ các NHTM trong việc sử lý nợ

NHNN cần phải tích cực giám sát để nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là trong việc xử lý các tài sản thế chấp, các khoản nợ bằng các đề nghị với các nghành liên quan thực hiện một số biện pháp sau:

thế chấp, tài sản siết nợ...

+ Các cơ quan công an ,tố án....tạo điều kiện cho Ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp, giải quyết nhanh chóng các vụ án

+ NHNN cần sớm ban hành những thông tư liên tịch về hướng dẫn thủ tục về xử lý tài sản thế chấp; xúc tiến thành lập các công ty mua bán nợ dưới nhiều hình thức ; sớm cho ra đời tổ chức bảo hiểm tiền gửi;...

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hoạt động của Ngân hàng cũng giống như một doanh nghiệp luôn gắn liền với rủi ro. Để có thế cạnh tranh tồn tại và phát triển, Ngân hàng thương mại phải có những giải pháp hạn chế rủi ro.

Chuyên đề đã nêu được các vấn đề cơ bản về tín dụng, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Trong đó đi sâu nghiên cứu về rủi ro tín dụng, những dấu hiệu của rủi ro tín dụng và ảnh hưởng của nó đối với bản thân Ngân hàng và đối với nền kinh tế.

Chuyên đề cũng đã đánh giá toàn diện thực trạng và những rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHTMCP Công Thương Thái Bình. Trên cơ sở đó phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tin dụng, tìm hiểu những giải pháp mà chi nhánh đã áp dụng nhằm hạn chế rui ro tín dụng.

Qua phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCT Đống Đa tôi đã đưa ra một số nhận xét và đề xuất một số ý kiến đóng góp nhằm góp phần hoàn thiện công tác hạn chế rủi ro tín dụng của Chi nhánh.

Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chuyên đề vẫn không tránh khỏi một số thiếu sót. Em hy vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô.

Cuối cùng, Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS Phan Thị Thu Hà, các cơ chú tại Chi nhánh NHTMCP Công Thương Thái Bình đã hướng dẫn Em trong việc thực hiện Chuyên đề tốt nghiệp này, cũng như trong quá trình thực tập tại Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Thái Bình (Trang 51 - 53)