Nguyên nhân về phía khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Thái Bình (Trang 38 - 39)

2. Bằng ngoại tệ quy đổi 198.946 203.153 405

2.2.3.1Nguyên nhân về phía khách hàng

* Do kinh doanh thua lỗ, phá sản, hàng hóa chậm tiêu thụ:

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tại Chi nhánh NHTMCP Thái Bình.Nguyên nhân này bắt nguồn từ việc khách hàng chọn kinh doanh những mặt hàng ít có nhu cầu, ít có sức cạnh tranh. Hơn nữa trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh tỏ ra yếu kém về năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao không đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, không đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập vừa phong phú về mẫu mã, chủng loại, chất lượng tốt, giá cả hợp lý, do vậy hàng hóa khó tiêu thụ và thua lỗ là tất yếu không có tiền trả nợ Ngân hàng.

Ví dụ như Công ty Vận tải biển Sông Diêm Điền , do công ty kinh doanh vận tải biển trong nước nhưng khi tàu đi vào hoạt động thì nguồn cung vận tải dư thừa,cước vận chuyển giảm, chi phí tăng việc kinh doanh bị thua lỗ, để lại món nợ Ngân hàng.

* Do công nợ chưa thu được.

Nợ quá hạn do nguyên nhân này cũng khá lớn trong tổng số nợ quá hạn của Chi nhánh NHTMCP Công Thương Thái Bình. Đây chính là hiện tượng nợ nần dây dưa chiếm dụng vốn lẫn nhau đang diễn ra khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường gây khó khăn cho việc trả nợ Ngân hàng.

Ví dụ như Anh Phạm Thanh Hải Và anh Hà Hồng Anh đã vay vốn để kinh doanh thiết bị máy vi tính, ti vi... Nhưng do nhập hàng kém chất lượng, hàng hoá lại không tiêu thụ được nên việc kinh doanh bị thua lỗ, do đó Ngân hàng chưa thu được nợ.

* Do sử dụng sai mục đích.

Nợ quá hạn bắt nguồn từ nguyên nhân này chủ yếu là từ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong thực tế, Ngân hàng quản lý vốn vay của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh khó hơn nhiều so với kinh tế quốc doanh bởi vì mua bán kinh doanh của khu vực này đặc biệt là các cá nhân kinh doanh thường không có chứng từ sổ sách ghi chép khoa học, đầy đủ theo chế độ kế toán hiện hành.Nhận thức được điều này và do hám lợi họ đã không đầu tư vào phương án kinh doanh đã trình Ngân hàng mà đầu tư vào những lĩnh vực khác có khả năng thu lợi nhuận cao nhưng mức độ rủi do rất lớn , do đó khi thua lỗ họ không có khả năng trả nợ Ngân hàng đúng hạn. Như của anh Trương Thế Tân đã sử dụng vốn của Ngân hàng sai mục đích, tự buôn bán bất động sản, làm ăn không tốt nay

đã bị thất thu nặng do đó vẫn chưa trả được nợ cho Ngân hàng.

* Do cố ý lừa đảo:

Trường hợp này ít khi xảy ra đối với Chi nhánh NHTMCP Công Thương Thái Bình. Trong những trường hợp đó khách hàng đã cố tình gian lận, làm giả mạo giấy tờ để che dấu sự yếu kém về năng lực kinh doanh hay lập nhiều bộ hồ sơ giấy tờ tài sản thế chấp để vay vốn nhiều ngân hàng, khi kinh doanh thua lỗ không có tiền trả nợ ngân hàng. Thậm chí có trường hợp khách hàng cố tình lừa ngân hàng để được vay vốn rổi bỏ trốn, những món nợ này ngân hàng chuyển sang khoản mục chờ nợ chờ sử lý.

* Do nguyên nhân khác.

Đó là những trường hợp khách hàng bị rủi ro khách quan như bị mất cắp, bị lừa đảo. Trong những trường hợp đó ngân hàng sẽ tăng cường giám sát, đôn đốc thu nợ hoặc sử lý tài sản thế chấp nếu khách hàng không trả được nợ.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Thái Bình (Trang 38 - 39)