Kiến nghị với NHTMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Thái Bình (Trang 50 - 51)

Chương 3: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ở NHTMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Thái Bình

3.3.1Kiến nghị với NHTMCP Công Thương Việt Nam

Với vai trò là cơ quan chỉ đạo trực tiếp của hoạt động tại Chi nhánh NHCT Thái Bình, NHCT Việt nam cần có những hướng dẫn cụ thể các hoạt động của Chi nhánh Thái Bình đồng thời tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống là những biện pháp gián tiếp giúp NHCT Đống Đa thực hiện tốt công tác hạn chế rủi ro.

* Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể kịp thời các chủ trương chính sách của Chính phủ và của ngành

Chính phủ thường xuyên đưa ra những nghị định để chỉ đạo hoạt động của ngành Ngân hàng là sự cố gắng rất lớn của Nhà nước nhằm từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý cho sự phát triển của ngành. Khi các nghị định này ra đời, việc NHCT Việt Nam nhanh chóng đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho các Chi nhánh thực thi là điều cần thiết giúp họ giải toả kịp thời những vướng măc để nâng cao hiệu quả.

* Chuẩn hoá cán bộ Ngân hàng và đặc biệt là cán bộ tín dụng:

cũng như ở các vị trí cấp bậc khác nhau.Bằng cách mở các lớp đào tạo thường xuyên chuyên sâu trong từng lĩnh vực mà đặc biệt là lĩnh vực tín dụng .

*Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro:

Hoạt động của TPR đã góp phần tích cực trong công tác tín dụng ở các chi nhánh nhưng số lượng thông tin còn ít và chưa cập nhật cần nâng cao hiệu quả bằng các biện pháp nâng cấp trang thiết bị của TPR, tuyển chọn những cán bộ năng động có trình độ bổ sung cho TPR

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Thái Bình (Trang 50 - 51)