Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Mai Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện mai sơn, tỉnh sơn la​ (Trang 54 - 63)

Luật đất đai năm 2013 ra đời, đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai, tạo thuận tiện cho người dân khi làm các thủ tục liên quan đến đất đai. Những điểm mới của Luật đất đai 2013 còn giữ lại những nguyên tắc cốt lõi, đặc biết là vấn đề quản lý đất đai, nhà nước luôn thống nhất quản lý. Điều này được thể hiện trong điều 4, Luật đất đai 2013.

Nội dung quản lý đất đai, được quy định rõ tại điều 22, Luật Đất đai 2013, bao gồm 15 nội dung cụ thể:

3.2.1.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó

Thực hiện Luật Đất đai năm 1993; Luật Đất đai năm 2003; Luật đất đai 2013; Phòng Tài nguyên Môi trường đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai, các văn bản do Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh ban hành.

Tham mưu cho UBND huyện ban hành nhiều văn bản theo đúng thẩm quyền về hướng dẫn thực hiện thi hành Luật đất đai, các quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, các thông báo, quyết định thu hồi đất...

3.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Chỉ thị 513/QĐ-TTg ngày 02/05/2012 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 16/9/2014 của Chính phủ về việc quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới và mốc đạt giới hành chính các cấp. Địa giới hành chính của thành phố được đo đạc, cắm mốc địa giới và bàn giao cho Ủy ban nhân dân huyện quản lý với tổng số đơn vị hành chính là 22 xã, phường. Hồ sơ được giao cho Phòng nội vụ quản

lý và sử dụng theo đúng quy định, mốc giới ngoài thực địa thường xuyên được kiểm tra. Ủy ban nhân dân cấp xã, phường được giao quản lý hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính của đơn vị mình, cán bộ địa chính xã được UBND xã giao quản lý.

3.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất

Từ năm 1993 đến 1995 huyện Mai Sơn đã triển khai đo vẽ lập bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1/1000 và tỷ lệ 1/5000 cho các xã Chiềng Mung, Mường Bon, Hát Lót, Mường Bằng, Cò Nòi, TT Hát Lót với tổng diện tích đo vẽ là 32.989 ha, chiếm 23,03% diện tích tự nhiên toàn huyện. Cơ sở bản đồ thành lập trên mặt phẳng chiếu hình GAUSS, múi chiếu 3º, kinh tuyến trục 104º 00´ kinh độ Đông, hệ toạ độ mặt phẳng HN-72. Bản đồ này đang được lưu trữ tại Trung tâm thông tin lưu trữ tư liệu. Tuy nhiên bản đồ của huyện Mai Sơn đo trước đây thành lập bằng phương pháp thủ công, hệ toạ độ mặt phẳng HN-72, chỉ có bản đồ giấy, độ chính xác không cao, qua nhiều năm sử dụng đến nay đã nhàu nát, chắp vá; một số tờ bị thất thóat do lũ lụt, chuyển trụ sở làm việc...

Hiện trên địa bàn huyện đã được lập thiết kế kỹ thuật dự toán “Xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai 7 xã 1 thị trấn huyện Mai Sơn” đã được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt.

Năm 2003 tiếp nhận từ tài liệu bản đồ địa chính cơ sở hệ toạ độ và độ cao VN-2000 thành lập bằng phương pháp bay chụp của 21/21 đơn vị xã, thị trấn, trong đó: Tỷ lệ 1/10.000 là 21 đơn vị; tỷ lệ 1/25.000 là 1 đơn vị. Tài liệu bản đồ này có chất lượng tốt, đã được địa phương sử dụng có hiệu quả trong công tác quản lý đất đai, đặc biệt là trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các mục đích phát triển kinh tế, xã hội nói chung.

La, chương trình phát triển cây cao su, phục vụ công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện. Nhìn chung công tác đo đạc, bản đồ của huyện đã có sự chuyển biến tích cực song tiến độ triển khai thực hiện còn quá chậm so với yêu cầu.

3.2.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất * Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện nghiêm túc theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh Sơn La và cơ quan chuyên môn là Sở Tài nguyên và Môi trường.

Trong giai đoạn 2011 - 2015 huyện Mai Sơn đã hoàn thành việc Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2011 - 2016) cấp huyện, cấp xã và đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; Hàng năm chỉ đạo xây dựng Kế hoạch sử dụng huyện Mai Sơn trình UBND tỉnh phê duyệt.

* Công tác quản lý quy hoạch

Xác định công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai, HĐND huyện đã ban hành chương trình, kế hoạch và tổ chức giám sát chuyên đề công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện, qua kiểm tra, giám sát đã đánh giá những kết quả đạt được, chưa được, những khó khăn vướng mắc từ đó đề xuất với UBND tỉnh và các nghành chức năng có biện pháp đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý sử dụng đất đai, thống nhất quản lý nhà nước về đất đai thông qua việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quản lý sử dụng đất phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội và hạn chế những sai phạm, lãng phí nguồn tài nguyên đất đai.

3.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

tỉnh ban hành Quy trình giải quyết thủ tục hành chính thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại UBND các huyện, thành phố; Quyết định số 32/2015/QĐ-UBND ngày 13/11/2015 quy định Cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, trình tự, thời gian thực hiện các thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất chuyển mục đích sử dụng đất và đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với các hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn tỉnh Sơn La. Trong năm 2019 UBND huyện Mai Sơn đã giao đất có thu tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất cho 13 hộ gia đình, cá nhân tại tiểu khu 17, thị trấn Hát Lót; ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho 27 hộ gia đình cá nhân với tổng diện tích 2.175 m2.

Về cơ bản, việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3.2.1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là nhiệm vụ quan trọng trong việc thực Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện công tác thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 15/2014/QĐ- UBND ngày 11/8/2015 về quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sơn La và Quyết định số 2306/QĐ-UBND ngày 29/8/2015 về việc quy định đơn giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối hoa màu và chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sơn La. Căn cứ vào đây, từ năm 2015 đến 2019 UBND huyện đã phê duyệt giá trị bồi thường 17 công trình, dự án với số tiền chi trả là 53.869 triệu đồng.

sách hỗ trợ thỏa đáng cho người bị thu hồi đất, đã quan tâm đến quyền lợi, lợi ích của người bị thu hồi đất, cơ bản phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các dự án được thực hiện đúng theo quy định, đảm bảo chế độ chính sách cho người sử dụng đất bị thu hồi đồng thời áp dụng, thực hiện đúng các quy định của nhà nước.

3.2.1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Việc đăng ký đất đai hầu hết được thực hiện lồng ghép với các thủ tục như: đăng ký thế chấp; chuyển mục đích sử dụng đất; chuyển nhượng đất đai… Việc thực hiện đăng ký chỉ mới được thực hiện trên giấy chứng nhận, hầu như chưa được chỉnh lý trên bản đồ địa chính, nguyên nhân là do chưa có bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính chưa đồng bộ, chưa có cơ sở dữ liệu địa chính, một số xã đã đo đạc địa chính từ năm 1993 thì bản đồ quá cũ nát, chưa được cập nhật thường xuyên nên không phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. Tổ chức thực hiện cấp giấy theo điều 49 Luật Đất đai năm 2013 từ tháng 6 năm 2016 đến nay đã cấp được 564 giấy cho 258 hộ, đang thẩm định 1201 giấy cho 721 hộ.

3.2.1.8. Thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn được thực hiện nghiêm túc ở các cấp, kết quả thống kê, kiểm kê là tài liệu quan trọng phục vụ công tác quản lý sử dụng đất đai. Tính từ năm 2009 đến nay huyện đã thực hiện kiểm kê đất đai năm 2014 và thống kê đất đai hàng năm theo quy định các năm còn lại. Sau khi huyện tổng hợp số liệu gửi lên cấp trên để tổng hợp cấp tỉnh và được UBND tỉnh phê duyệt kết quả tại các Quyết định theo các năm sau:

Kết quả thống kê năm 2010 được phê duyệt tại Quyết định số 862/QĐ- UBND ngày 14/4/2011 của UBND tỉnh; Thống kê năm 2011 phê duyệt tại Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 22/02/2012; Thống kê năm 2012 phê

duyệt tại Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 15/4/2013; Thống kê năm 2013 phê duyệt tại Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 11/3/2014; Kiểm kê đất đai năm 2014 phê duyệt tại Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 01/3/2016; Thống kê năm 2015 phê duyệt tại báo cáo số 296/BC-UBND ngày 07/9/2016 của UBND tỉnh Sơn La gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thống kê 2015.

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai giúp cho các cấp, các ngành, tổ chức nắm được hiện trạng sử dụng đất cũng như tình hình biến động sử dụng đất của địa phương, từ đó đưa ra những kế hoạch, định hướng quản lý, sử dụng đất ngày càng hiệu quả hơn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, công tác thống kê, kiểm kê đất đai vẫn đang còn một số hạn chế, tồn tại về số liệu thống kê, kiểm kê thay đổi lớn, thiếu tính khả quan, nguyên nhân chính là do thiếu cơ sở thông tin tin cậy như tài liệu bản đồ sử dụng để thực hiện thống kê, kiểm kê (có số ít được đo đạc địa chính thì không được chỉnh lý biến động thường xuyên còn phần lớn là chưa được đo đạc địa chính) do có sự khác nhau về chỉ tiêu cách xác định loại đất và khác nhau về phương pháp tổng hợp ở các năm thống kê và các kỳ kiểm kê.

3.2.1.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Thực hiện Quyết định số 140/QĐ-UBND ngày 20/01/2011 của UBND huyện Mai Sơn về việc phê duyệt thiết kế, kỹ thuật, dự toán xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai 1 thị trấn, 21 xã huyện Mai Sơn và Quyết định số 240/QĐ-UBND ngày 04/02/2013 của UBND tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện Mai Sơn đã chỉ đạo phòng, ban, đơn vị, UBND các xã phối hợp tốt với đơn vị tư vấn triển khai thực hiện, đến nay huyện Mai Sơn có 08 xã thuộc diện đo đạc địa chính tổng thể, việc kiểm tra nghiệm thu công tác đo đạc và lập bản đồ địa chính cơ bản đã hoàn thành. Tổng diện tích đo đạc là 12.685,8 ha trong đó diện tích đo đạc tỷ lệ 1/1.000 là 4.719,91 ha, 1/2.000 là 2.635,7 ha, 1/5.000 là 9.455,61 ha.

Dần dần từng bước đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin đất đai.

3.2.1.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Chính sách thu thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai: Huyện đã thực hiện nghiêm các Nghị quyết quy định mức thu,tỷ lệ điều tiết các khoản phí và lệ phí thuộc thẩm quyền như: Nghị quyết số 151/2007/NQ-HĐND ngày 10/8/2007 làm cơ sở thực hiện việc thu các khoản phí, lệ phí liên quan đến đất đai. Các ngành thực hiện thu nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai, bao gồm các loại thuế, phí, lệ phí. Các loại thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế tài nguyên và lệ phí trước bạ đã đóng góp một nguồn thu thường xuyên hàng năm cho Ngân sách của huyện.

Cụ thể hóa các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Căn cứ Nghị định số 197/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; huyện đã cụ thể hóa nội dung về bồi thường, hỗ trợ tái định cư phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương. Nhờ vận dụng đồng bộ các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cho nên trong những năm qua việc di dân tái định cư dự án thủy điện Sơn La và các dự án khác trên địa bàn huyện, đã không xảy ra bức xúc khiếu kiện đông người trong việc bồi thường, tái định cư, đã tạo điều kiện ổn định để tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn.

3.2.1.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Căn cứ vào quy định của pháp luật nói chung và Luật đất đai nói riêng trong những năm qua các cấp, các ngành trong thành phố đã và đang quản lý, giám sát việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày một tốt hơn điều đó thể hiện ở việc đã được các cấp Ủy đảng, Chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo, ra các Chỉ thị, Nghị quyết và cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để triển khai thực hiện ở địa phương, đảm bảo mọi quyền lợi hợp pháp của người dân đồng thời

cũng động viên và huy động được nhân dân tham gia đóng góp nghĩa vụ với nhà nước bằng việc thực hiện tốt các chính sách thuế và nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Pháp luật.

Tuy nhiên, một số xã còn xảy ra tình trạng lấn chiếm đất, nhiều hộ gia đình chuyển nhượng cho nhau và tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang làm đất ở, đất sản xuất kinh doanh không làm thủ tục với cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện mai sơn, tỉnh sơn la​ (Trang 54 - 63)