Điều kiện kinh tế xã hội huyện Mai Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện mai sơn, tỉnh sơn la​ (Trang 41 - 54)

3.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số

Theo số liệu thống kê tính đến hết quý III năm 2019 dân số toàn huyện là 99.534 nhân khẩu, 22.023 hộ, trong đó dân số khu vực thành thị chiếm 11,91%. Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 70 người/km2, nhưng phân bố không đều chủ yếu tập trung ở thị trấn với mật độ dân số bình quân là 327 người/km2.

Về dân tộc, toàn huyện có 5 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó chủ yếu là người Mông, Thái, Kháng... Tỷ lệ lao động qua đào tạo 15%, số người trong độ tuổi lao động 49.860 người.

Mật độ dân số phân bố không đều chủ yếu tập trung ở thị trấn, các trung tâm cụm xã và những nơi là đầu mối giao lưu trao đổi mua bán hàng hóa. Các dân tộc chủ yếu sống quần cư theo bản, tiểu khu. Trong đó dân tộc Thái chiếm đa số, ngoài ra còn có dân tộc Kinh, Mông, La Ha...

b. Lao động và việc làm

- Lao động: Hiện số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động trên địa bàn huyện Mai Sơn có 49.860 lao động, chiếm 50% tổng số dân, trong đó khu vực thành thị chiếm 7,0% và khu vực nông thôn 93,0%. Như vậy nguồn lao động của huyện dồi dào, song lực lượng lao động phân bố không đều chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, chất lượng nguồn lao động còn thấp, số lao động đã qua đào tạo (từ công nhân kỹ thuật trở lên) chiếm tỷ lệ thấp.

- Việc làm: Vấn đề giải quyết việc làm được gắn với thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế; sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của các chương trình kinh tế để tham gia giải quyết việc làm; khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế trang trại để thu hút lao động, giải quyết việc làm.

c. Thu nhập

Do tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và ổn định nên giá trị sản xuất bình quân đầu người tăng nhanh trong vòng gần 15 năm qua, từ 3,89 triệu đồng/người/năm vào năm 2000, tăng lên 7,55 triệu đồng/người/năm (475 USD) vào năm 2005, 24,6 triệu đồng/người/năm (1.250 USD) vào năm 2010,

43,51 triệu đồng/người/năm vào năm 2013, 44,89 triệu đồng/người/năm

(2.100 USD) năm 2014 và năm 2015 đạt 47,20 triệu đồng/người/năm (2.200 USD), ước năm 2019 đạt 49,1 triệu đồng/người/năm (2.300 USD).

Tỷ lệ số hộ nghèo giảm đàn từ năm 2010 là 593 hộ (chiếm 2,9%) đến năm 2019 còn 359 hộ (chiếm 1,49%) và phấn đấu không để tái nghèo.

3.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với đường lối phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng thương mại tăng dần, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần trong cơ cấu kinh tế. Năm 2011, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 31,30%, năm 2015 giảm xuống còn 30,03% và năm 2019 là 30,23%. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng năm 2011 chiếm 34,10%, đến năm 2015 tăng lên 35,90% và năm 2019 là 38,63%. Tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2011 chiếm 34,60% cơ cầu kinh tế, đến năm 2015 là 33,80% và năm 2019 là 35,14%.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Khu vực kinh tế dịch vụ

Đa dạng hóa và phát triển mạnh các loại hình dịch vụ. Trọng tâm là phát triển các ngành dịch vụ thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, khoa học công nghệ... song bên cạnh đó cần phát triển, khai thác tiềm năng các ngành dịch vụ còn đang mới mẻ như dịch vụ tài chính, bất động sản, tư vấn, y tế, giáo dục- đào tạo, bảo hiểm... Thực hiện chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thời kỳ hội nhập quốc tế.

- Dịch vụ thương mại: Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại, xây dựng hệ thống chợ với cấp độ phù hợp tại các địa phương, đầu tư xây dựng chợ đầu mối hàng nông sản; phát triển hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại - văn hóa, giới thiệu sản phẩm tại các trung tâm đô thị; mở rộng hệ thống dịch vụ sản xuất, đời sống tại địa bàn nông thôn và các trung tâm cụm xã nhằm tạo việc và thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa. Hoàn thiện hệ thống phân phối hàng hóa, đặc biệt là đối với những mặt

hàng thiết yếu như xăng, dầu, sắt thép, xi măng... Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả đề án phát triển thương mại nông thôn. Tăng cường xúc tiến thương mại gắn với quảng bá du lịch, chủ động tìm kiếm thị trường và thực hiện các giải pháp để đưa hàng hóa của huyện hội nhập thị trường trong nước, tham gia xuất khẩu. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn huyện đến năm 2020 đạt 15 - 20 triệu USD.

- Dịch vụ du lịch: Khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của huyện, phát triển các loại hình du lịch văn hóa, sinh thái, thăm quan di tích lịch sử, nghỉ dưỡng, thể thao; hình thành hệ thống tua du lịch Vạn Yên - Tà Hộc - Thủy điện Sơn La, xây dựng một số điểm du lịch khu lâm viên Chiềng Mung, hồ Tiền Phong, làng nghề văn hóa du lịch Mường Chanh, và các nơi có cảnh quan thiên nhiên ưu đãi (Hang động, thác nước...). Thu hút các nhà đầu tư xây dựng các khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, khách sạn có chất lượng cao phục vụ đời sống của nhân dân.

- Dịch vụ giao thông vận tải: Phát triển mạnh dịch vụ vận tải cả đường bộ, đường thủy và hàng không, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và đảm bảo nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư mở mới các tuyến vận tải, nâng cấp quy mô và chất lượng phục vụ; phát triển mạnh dịch vụ vận tải công cộng, taxi tại các khu đô thị. Đầu tư phát triển và khai thác có hiệu quả dịch vụ vận tải đường sông, cảng hàng không Nà Sản.

- Dịch vụ bưu chính viễn thông: Mở rộng loại hình dịch vụ theo hướng hiện đại; chú trọng chăm sóc khách hàng; nâng cao chất lượng phục vụ kết với giảm chi phí, hạ giá thành. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý, điều hành của hệ thống chính trị, trong quản trị, sản xuất kinh doanh... Phủ sóng di động trên địa bàn toàn huyện, nâng cao tỷ lệ dân số dùng dịch vụ điện thoại, Internet, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.

- Tài chính - ngân hàng: Tăng cường các biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu; quản lý và khai thác tốt nguồn thu từ đất, nguồn thu từ các hoạt động sản

xuất kinh doanh. Phấn đấu năm 2015 thu ngân sách trên địa bàn đạt 375 tỷ đồng, đến năm 2020, dự kiến tổng thu ngân sách trên địa bàn sẽ đạt 490 tỷ đồng. Mở rộng diện cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất và dịch vụ với phương thức cho vay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh phù hợp với cây trồng và con nuôi. Mở rộng mạng lưới tín dụng ngân hàng đến các xã; nâng cao hiệu quả của các hoạt động tín dụng ngân hàng, đáp ứng yêu cầu nguồn lực cho phát triển kinh tế, đảm bảo lành mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng. Phát triển mạnh các dịch vụ chuyển tiền, chuyển khoản, thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng và các dịch vụ khác, đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhân dân.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng

Một số nhà máy, cơ sở công nghiệp được tiếp tục đầu tư và đi vào hoạt động ổn định như: Xi măng Mai Sơn, mía đường, tinh bột sắn, khu công nghiệp Mai Sơn đã và đang từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng, thu hút đầu tư đã góp phần thúc đẩy phát triển các cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện. Ngoài ra các ngành công nghiệp điện, nước và khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông sản phát triển khá mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2011 là 652 tỷ đồng, đến năm 2015 tăng lên 1.036,6 tỷ đồng, năm 2016 là 2.106,34 tỷ đồng.

Công nghiệp ngoài quốc doanh đã có bước phát triển nhanh kể cả về số lượng, chất lượng, thu hút được nhiều lao động địa phương, nhất là công nghiệp chế biến quy mô nhỏ, đã góp phần quan trọng trong sự phát triển ngành công nghiệp của huyện.

Trong những năm qua trên địa bàn huyện đã thành lập trên 100 cơ sở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (Hợp tác xã, tổ sản xuất, các cơ sở sơ chế nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng...) hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Trong đó có nhiều doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp, hợp tác xã hoạt động đầu tư sản xuất trong lĩnh vực nông lâm

nghiệp. Tiếp tục quan tâm duy trì nghề truyền thống như dệt thổ cẩm (Cò Nòi), gốm (Mường Chanh), mây tre đan (xã Hát Lót). Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến nhất là các ngành có lợi thế về nguyên liệu tại địa phương.

Ngành công nghiệp - xây dựng thời gian qua có sự chuyển biến tích cực, từng bước chuyển biến cả về chất và lượng, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Công nghiệp chế biến và khai thác được chú trọng, một số sản phẩm đang được xây dựng thương hiệu, các sản phẩm truyền thống đang được quan tâm khôi phục và phát triển.

Tuy nhiên hầu hết các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng có quy mô nhỏ; công nghiệp chế biến nông sản phát triển nhưng mới chỉ dừng lại ở dạng sơ chế, quy mô nhỏ, sản lượng của các sản phẩm không lớn, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu địa phương. Sự phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp mang tính tự phát, thiếu quy hoạch. Đa số các cơ sở nằm xen kẽ trong các khu dân cư gây ô nhiễm môi trường.

(Theo báo cáo số: 473/BC-UBND ngày 30/6/2017 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh năm 2018 (Lần 1)).

c. Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy lợi

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bất lợi về diễn biến điều kiện khí hậu thời tiết (rét đậm rét hại, nắng nóng kéo dài, mưa to gió lốc) và giá cả thị trường nhưng ngành nông nghiệp của huyện Mai Sơn vẫn có bước phát triển đáng kể. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hóa đã đạt được những hiệu quả nhất định, nổi bật là sự đột phá chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xác định được một số mặt hàng chủ lực như cà phê, mía, cây ăn quả…, từng bước hình thành vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung, chuyên canh, thâm canh gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở khai thác và phát huy các lợi thế sinh thái của các vùng trên địa bàn huyện.

*) Trồng trọt

Trong những năm qua ngành trồng trọt của huyện đã được định hướng phát triển mạnh theo phương châm thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, tăng hiệu quả kinh tế và luôn luôn cải tiến phương thức sản xuất, áp dụng các loại kỹ thuật mới, giống mới vào sản xuất. Tiến độ gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng được triển khai đúng thời vụ, các loại giống cây con vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng được đưa vào sản xuất đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Chương trình sản xuất cây lương thực chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa: Tập trung thâm canh, xen canh, tăng vụ, giảm diện tích cây trồng trên đất dốc. Chương trình phát triển cây công nghiệp chủ lực được triển khai thực hiện với quy mô hợp lý, trọng tâm là: Cây cà phê, cây mía, cây cao su, sắn công nghiệp. Một số vùng chuyên canh nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến đã được hình thành và phát triển. Hình thành các hợp tác xã rau, hoa quả liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thu hút các dự án vào lĩnh vực rau, hoa, quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP như HTX Diệp Sơn, Hoàng Hải, Ngọc Lan (xã Hát Lót); Nông nghiệp Tiên Sơn (xã Mường Bon); Dịch vụ thương mại - nông nghiệp Thanh Sơn (xã Cò Nòi); HTX Nhãn chín muộn (xã Chiềng Mung)…

Công tác bảo vệ thực vật được triển khai thực hiện kịp thời, khống chế dịch bệnh không để lây lan trên diện rộng, các loại cây trồng sinh trưởng phát triển tốt.

*) Chăn nuôi

Chương trình phát triển chăn nuôi được quan tâm, đẩy mạnh đầu tư theo hướng hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, chăn nuôi theo hình thức trang trại, trồng cỏ chăn nuôi gia súc nhốt chuồng; ứng dụng rộng rãi các khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi... từng bước nâng cao thu nhập từ chăn nuôi.

Lâm nghiệp đã có những bước phát triển đột phá, góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo. Chương trình bảo vệ và phát triển rừng: Công tác trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ phát triển vốn rừng được triển khai tích cực theo hướng phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, giảm số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển vốn rừng; quy hoạch trồng rừng theo hướng liền vùng, liền khoảnh. Việc phát triển rừng kinh tế gắn trách nhiệm với quyền lợi của người lao động đã tạo động lực mới cho phong trào phát triển kinh tế lâm nghiệp của huyện. Đến năm 2016 đã bảo vệ 51.430,7 ha, khoanh nuôi phục hồi 15.200 ha, hàng năm trồng mới bình quân 282 ha rừng. Tuy nhiên, sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện phát triển chậm, giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chưa cao, các sản phẩm chủ yếu là khai thác gỗ, củi, tre luồng các loại và chưa tạo ra được sự thu hút của người dân đối với nghề rừng.

*) Thủy sản

Được quan tâm, đẩy mạnh đầu tư theo hướng hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, chăn nuôi theo hình thức trang trại; ứng dụng rộng rãi các khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi... từng bước nâng cao thu nhập từ chăn nuôi. Giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2011 đạt 14,7 tỷ đồng, năm 2015 đạt 22,8 tỷ đồng, tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 9,2%. Đến năm 2019 diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện là 535,72 ha, sản lượng đánh bắt đạt 721 tấn. Qua triển khai bước đầu cho thấy nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện là phù hợp, tuy nhiên, đầu ra cho sản phẩm khó khăn, quy mô thị trường còn manh mún, chủ yếu là cung cấp tại chỗ. Vì vậy trong thời gian qua việc chăn nuôi thủy sản gặp nhiều khó khăn, phát triển ở mức cầm chừng.

3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Giao thông

Mai Sơn có địa hình chia cắt phức tạp nên việc đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông còn gặp nhiều khó khăn. Hiện trên địa bàn huyện

tập trung cả 3 hệ thống giao thông quan trọng của tỉnh là đường bộ, đường thủy và đường hàng không.

Hệ thống giao thông đường bộ trong những năm gần đây đã được đầu tư nâng cấp đảm bảo giao thông thông suốt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Tính đến năm 2010, toàn huyện có trên 950 km đường giao thông bao gồm các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, đường huyện, đường liên xã, đường đô thị và đường dân sinh.

- Quốc lộ có 3 tuyến (QL6, QL 37, QL4G) với tổng chiều dài 85 km. Đây là các trục đường quan trọng nối các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh quốc phòng của huyện với tỉnh, với các huyện và cả vùng Tây Bắc.

- Tỉnh lộ có 5 tuyến (TL 103, 109, 110, 113, 117) nối liền các trung tâm kinh tế, văn hóa của huyện với các huyện lân cận với tổng chiều dài 115 km.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện mai sơn, tỉnh sơn la​ (Trang 41 - 54)