2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Bảng 2.1. Các thông tin, tài liệu thu thập trong đề tài
Thông tin cần thu thập Đơn vị cung cấp
1. Nhóm thông tin về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mai Sơn
2. Thông tin về kinh tế - Xã hội (Diện tích, dân số, lao động, việc làm, đời sống, thu nhập; Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội...)
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện; Chi cục Thống kê huyện;
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện; Phòng Lao động - Thương binh
và xã hội 3. Các thông tin về tình hình sử dụng và
quản lí đất đai: Tình hình sử dụng đất; Tình hình quan lý đất đai; Tình hình thực hiện quy hoạch...
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mai Sơn; Chi nhánh Văn phòng đăng ký
đất đai huyện
2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để có được ý kiến của người dân cũng như cán bộ quản lý về công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Nghiên cứu tiến hành chọn các điểm nghiên cứu là các xã tập trung nhiều dự án đã và đang được xây dựng như: xã Hát Lót, xã Nà Bó, xã Cò Nòi...
Các thông tin thu thập được thể hiện tại phiếu điều tra được thiết kế sẵn.
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Đề tài tiến hành điều tra thực tế thông qua hệ thống mẫu phiếu điều tra để thu thập thông tin ý kiến của người sử dụng đất và các cán bộ quản lý về
công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (từ quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, công khai và việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...). Cụ thể việc thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cụ thể bao gồm các bước sau:
* Bước 1: Chuẩn bị.
- Xác định đối tượng điều tra: Đối tượng thứ nhất để điều tra (là những người trực tiếp sử dụng đất) là các hộ gia đình, cá nhân, những người có thể đưa ra quyết định về cách thức thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Đối tượng thứ 2 là những cán bộ, công chức, viên chức có liên quan trực tiếp đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý đất đai đang công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước, UBND các xã, thị trấn.
- Thiết kế phiếu điều tra phục vụ đối tượng nghiên cứu. - Xác định vùng điều tra và số lượng phiếu:
+ Xác định vùng điều tra và số lượng phiếu của các đối tượng điều tra; + Xác định số lượng phiếu.
Dự kiến mỗi xã nghiên cứu thực hiện điều tra 30 phiếu với người sử dụng đất (là các hộ gia đình, cá nhân hiện đang sử dụng đất tại địa phương), tổng số phiếu tại 3 xã là 90 phiếu.
Với cán bộ, công chức, viên chức: Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn Lãnh đạo các xã; công chức địa chính các xã; cán bộ quản lý, công chức, viên chức tại các phòng, ban có liên quan đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý đất đai tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Dự kiến thực hiện điều tra 30 phiếu.
* Bước 2: Tiến hành điều tra.
* Bước 3: Tổng hợp và phân tích các phiếu điều tra để có cơ sở đánh giá công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
2.2.4. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, thống kê các nội dung được điều tra thành các bảng thông tin để đánh giá vấn đề, số liệu thu thập được phân tích, chọn lọc từ các tài liệu. Sau đó được tổng hợp, xử lý bằng sai số thống kê thông qua phần mềm hỗ trợ Microsoft Office Excel. Thống kê, so sánh một số chỉ tiêu sử dụng đất cụ thể trong cơ cấu sử dụng đất qua các giai đoạn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện.
2.2.5. Phương pháp chuyên gia
Do đề tài chứa đựng nhiều nội dung nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau, cho nên ngoài việc thu thập các dữ liệu thực tế cần phải tham khảo ý kiến các chuyên gia, tạo cơ sở so sánh, đối chiếu nhằm đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU