Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tam giác đồng dạng gắn với thực tiễn ở lớp 8 (Trang 80 - 105)

6. Cấu trúc luận văn

3.6. Kết luận chương 3

Chương 3 của luận văn đã trình bày được nội dung và cách thức tổ chức thực nghiệm sư phạm, đồng thời xây dựng được giáo án dạy thực nghiệm và đề kiểm tra, để kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đã trình bày ở chương 2. Kết quả thu được qua đợt thực nghiệm sư phạm bước đầu cho phép kết luận rằng: việc dạy học Chủ đề Tam giác đồng dạng theo hướng gắn với thực tiễn sẽ đem lại hiệu quả trong công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Giáo viên có thể sử dụng các tình huống thực tiễn trong các hoạt động của quá trình dạy học, giúp cho bài giảng thêm hấp dẫn, sinh động,

thu hút được sự chú ý của học sinh. Đối với học sinh khi được tiếp xúc với các tình huống gần gũi với thực tiễn, sẽ có hứng thú học tập, tự giác, tích cực tham gia vào các hoạt động toán học. Từ đó khơi dậy ở các em học sinh niềm đam mê, tìm tòi, nghiên cứu và thói quen vận dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn. Nhờ đó, học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản, hình thành các kĩ năng, phát triển các năng lực cần thiết góp phần nâng cao chất lượng học tập. Do vậy, mục đích của thực nghiệm sư phạm đã đạt được và giả thuyết khoa học nêu ra đã được kiểm nghiệm.

KẾT LUẬN

Qua thời gian nghiên cứu luận văn, tuy khả năng còn hạn chế nhưng dưới sự nỗ lực của bản thân và sự chỉ bảo nhiệt tình của PGS.TS Trần Việt Cường, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn đặt ra đã hoàn thành, mục đích nghiên cứu đã đạt được như mong muốn.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề sau:

1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài: Làm rõ vai trò của việc gắn kiến thức môn Toán với thực tiễn trong dạy học; Nghiên cứu nội dung của chương trình và yêu cầu của dạy học Hình học 8, Chủ đề Tam giác đồng dạng; Điều tra làm sáng tỏ

thực trạng dạy học Chủ đề Tam giác đồng dạng cho học sinh lớp 8 theo hướng gắn kiến thức môn toán với thực tiễn.

2. Đã đề xuất được 04 định hướng khi xây dựng các biện pháp sư phạm và 03 biện pháp sư phạm nhằm gắn toán học với thực tiễn trong quá trình dạy học Chủ đề Tam giác đồng dạng cho học sinh lớp 8.

3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm đề xuất. Kết quả thực nghiệm bước đầu cho chúng tôi có thể khẳng định rằng: mục đích nghiên cứu đã được thực hiện, nhiệm vụ nghiên cứu đã được hoàn thành và giả thuyết khoa học đã nêu ra là có thể chấp nhận được. Việc nghiên cứu đề tài đã hoàn thành.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở môn toán lớp 9, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám ban chấp

hành Trung ương khóa XI số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

3. Nguyễn Văn Bảo (2005), Góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức Toán học để giải quyết một số bài toán có nội dung thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, trường Đại học Vinh, tr 40.

4. Vũ Hữu Bình (2005), Nâng cao phát triển Toán 9, Nhà xuất bản Giáo dục.

5. Lê Hải Châu (1962), Toán học gắn liền với đời sống thực tiễn vẩn xuất,

Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

6. Nguyễn Tiến Dũng (2011), Nhà toán học cảnh báo khủng hoảng tài chính. Zung.Zetamu.net 8/10/2011.

7. Phạm Văn Hoàn, Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình (1981), Giáo dục môn toán, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

8. Trần Bá Hoành, Nguyễn Đình Khê, Đào Như Trang (2000), Áp dụng dạy học tích cực trong môn toán (Dự án Việt – Bỉ), Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.

9. Trần Kiều (2015), Về mục tiêu môn Toán trong trường Phổ thông Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên Toán phổ thông Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, tr 8 – 12. 10.Trần Kiều (1988), Toán học nhà trường và yêu cầu phát triển văn hóa

11. Nguyễn Bá Kim (2004), Phương pháp dạy học môn Toán, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

12.Nguyễn Bá Kim, Đinh Nho Chương, Nguyễn Mạnh Cảng, Vũ Dương Thụy, Nguyễn Văn Thường (1994), Phương pháp dạy học môn toán

(phần 2: Dạy học các nội dung cụ thể), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 13.Nguyễn Nhứt Lang (2003), Tuyển tập các bài toán thực tế hay và khó,

Nhà xuất bản Đà Nẵng.

14. Luật Giáo dục (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15.Bùi Văn Nghị (2008), Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn

toán, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.

16.Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học môn toán ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

17.Bùi Huy Ngọc (2003), Tăng cường khai thác nội dung thực tế trong DH số học và đại số nhằm nâng cao năng lực vận dụng toán học vào thực tế cho học sinh Trung học cơ sở, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học Vinh.

18.Bùi Thị Anh Ngọc (2015), Khai thác mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn khi dạy học hệ thức lượng trong tam giác vuông, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, Đại học Vinh.

19.G.Polya (2010), Sáng tạo toán học (Nguyễn Sỹ Tuyển, Phan Tất Đắt, Hồ

Thuần, Nguyễn Giản dịch), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

20. Võ Minh Quang (2015), Tăng cường liên hệ toán học với thực tiễn trong dạy học toán 7, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Vinh.

21.Đào Tam, Lê Hiển Dương (2008), Tiếp cận các phương pháp dạy học không truyền thống trong dạy học toán ở trường đại học và trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

22.Đào Tam – Trần Trung (2012), Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học môn toán, Nhà xuất bản Giáo dục.

23.Hà Xuân Thành (2017), Dạy học toán ở trường Trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn thông qua việc khai thác và sử dụng các tình huống thực tiễn, Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Việnnghiên cứu khoa học giáo dục Việt Nam.

24.Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học (1998), Tự học, tự đào tạo – tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

25. Viện ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng.

26.http://oecd.org/document/5/0,3746,en_2649_35845621_44205381_1_1_1_

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN

( Dành cho giáo viên)

Để góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học toán học gắn với thực tiễn ở THCS, xin thầy / cô vui lòng trả lời câu hỏi trong phiếu khảo sát ý kiến.

Câu 1: Thầy (cô) hãy cho biết mức độ liên hệ kiến thức về chủ đề tam giác

đồng dạng với thực tiễn trong dạy học?

A. Luôn luôn B. Thỉnh thoảng C. Rất ít D. Không bao giờ

Câu 2: Thầy (cô) hãy cho biết thái độ của học sinh trước những bài toán về

chủ đề tam giác đồng dạng liên quan đến thực tiễn? A. Thờ ơ, không có hứng thú

B. Tiếp thu nhưng không hứng thú C. Có hứng thú, tích cực học tập

Câu 3. Thầy (cô) hãy cho biết mức độ lấy các bài toán thực tiễn trong quá

trình dạy học gợi động cơ (gợi động cơ mở đầu, gợi động cơ trung gian, gợi động cơ kết thúc)?

A. Luôn luôn B. Thỉnh thoảng C. Rất ít D. Không bao giờ

Câu 4: Thầy (cô) hãy cho biết đâu là nguyên nhân chính dẫn đến việc liên hệ

kiến thức trong chủ đề tam giác đồng dạng với thực tiễn còn hạn chế? A. Không đủ thời gian

B. Soạn bài chưa kĩ C. Do thói quen

Câu 5: Theo thầy cô trong việc kiểm tra đánh giá với bộ môn Toán hiện nay

có nên tăng cường thêm những câu hỏi có nội dung thực tế hay không?

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN

(Dành cho học sinh)

Để tìm hiểu sự hiểu biết, quan tâm của học sinh về việc dạy học toán học gắn với thực tiễn ở Trung học cơ sở, các em học sinh vui lòng trả lời câu hỏi trong phiếu khảo sát ý kiến.

Câu 1: Em hãy cho biết khi được các thầy, cô đưa ra các bài toán thực tiễn thì

các em cảm thấy thế nào? A. Không có hứng

B. Bình thường như các bài toán khác C. Thích thú, có động lực học tập

Câu 2: Em hãy cho biết em thích được học theo cách học nào sau đây?

A. Chỉ học kiến thức sách giáo khoa

B. Thỉnh thoảng liên hệ với kiến thức thực tiễn

C. Thường xuyên được học các bài toán liên quan đến thực tiễn

Câu 3. Em thấy mức độ nhớ bài của các bài toán gắn với thực tiễn và các bài

toán bình thường không liên quan đến thực tiễn? A. Các bài toán bình thường nhớ lâu hơn B. Các bài toán gắn với thực tiễn nhớ lâu hơn

Câu 4: Theo em mức độ cần thiết của môn Toán trong cuộc sống là?

A. Rất cần thiết B. Cần thiết

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Tiết 43: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức:

- Học sinh được củng cố các trường hợp đồng dạng của 2 tam giác vuông.

- Học sinh áp dụng được các trường hợp đồng dạng của 2 tam giác vuông vào các bài toán thực tế.

- Học sinh thấy được ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng.

2.Kỹ năng:

- Học sinh được rèn cách chứng minh hai tam giác vuông đồng dạng. - Học sinh có kỹ năng chứng minh thành thạo hai tam giác vuông đồng dạng.

3.Tư duy:

- Học sinh nắm được các trường hợp đồng dạng của tam giác.

- Rèn luyện tư duy sáng tạo, linh hoạt, độc lập, trí tưởng tượng, sử dụng đúng các thuật ngữ nêu trong bài.

4.Thái độ:

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;

- Có đức tính trung thực cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luận, sáng tạo;

- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác;

- Giáo dục đạo đức: Cẩn thận trong giải toán, có trách nhiệm chung.

5. Các năng lực cần đạt: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực tư duy toán học, năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực mô hình hóa.

II. Chuẩn bị:

GV : Thước thẳng, bảng phụ

HS : Ôn luyện kiến thức về các trường hợp đồng dạng của tam giác

III. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học 1. Phương pháp

- Phương pháp quan sát, dự đoán, phát hiện, nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp.

- Hoạt động nhóm, thảo luận nhóm.

2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt

câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút.

IV. Tổ chức các hoạt động dạy học – Giáo dục 1. Ổn định lớp: (1 phút)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

- Kiểm tra sĩ số, ghi tên học sinh vắng.

- Ổn định trật tự lớp.

- Cán bộ lớp (Lớp trưởng hoặc lớp phó) báo cáo.

2. Kiểm tra bài cũ: 3’

Câu hỏi Trả lời

HS (yếu)? Nêu các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông.

? Tỉ số đường cao, tỉ số diện tích của 2 tam giác đồng dạng.

GV cho HS trình bày theo nhóm dưới dạng sơ đồ tư duy nội dung đã chuẩn bị ở nhà.

- Trả lời đúng trường hợp đồng dạng tam giác vuông.

- Trả lời đúng tỉ số đường cao, tỉ số diện tích của 2 tam giác đồng dạng.

3. Bài mới

+ Mục tiêu: Học sinh củng cố các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông, vận dụng các trường hợp đồng dạng của tam giác vào tính độ dài đoạn thẳng. + Phương pháp: quan sát, dự đoán, phát hiện, nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp.Thực hành giải toán. Hoạt động nhóm

+ Thời gian: 36 phút

+ Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, chia nhóm.

Hoạt động của thày và trò Ghi bảng Chữa bài tập (10')

HS: Đọc và tóm tắt bài 48

GV: Hướng dẫn học sinh chuyển ngôn ngữ thực tế thành ngôn ngữ toán học

HS: điền các số liệu trên hình vẽ GV: lưu ý là các tia nắng được chiếu song song với nhau

? Nêu các tìm x trên bài tập trên

H Ghép x vào 1 tỉ lệ thức, trong đó có 3 đoạn thẳng đã biết độ dài

? Muốn vậy cần phải chứng minh được điều gì

HS: Hai tam giác đồng dạng

HS: trình bày bài tập, dưới lớp làm vào vở

? Nhận xét bài làm của bạn qua bài làm trên bảng. (sửa sai nếu có)

Bài 48(SGK/84)

Giải:

Tại cùng một thời điểm, ánh sáng tạo với mặt đất cùng một góc nên ta có ' CC Mà Â = Â' = 900 => ∆ABC ∽ ∆A'B'C' (g.g)  ' '. ' ' ' ' ' ' AB AC A B AC AB A BA C   A C Thay số ta được: 2,1.4,5 15, 75( ) 0, 6 AB  m B A C B' A' C'

Luyện tập (26')

GV: Hướng dẫn H làm bài 49 (SGK) HS: Đọc đầu bài

2 học sinh đọc to đầu bài – G kết hợp vẽ lại hình vẽ lên bảng

HS: Quan sát hình vẽ đọc lại đầu bài toán (1 H đọc)

HS: Tóm tắt đầu bài dưới dạng GT- KL 1 HS lên bảng tóm tắt ? Quan sát hình vẽ, tìm các cặp tam giác đồng dạng ? Vì sao có thể khẳng định ABC ∽HBA HS: Aˆ Hˆ ; Bˆ (Chung) =>ABC ∽HBA (g.g);

GV: Tương tự hãy giải thích kết quả 2 cặp tam giác đồng dạng còn lại HS: Aˆ Hˆ ; Cˆ (Chung)

=>ABC ∽HAC (g.g);

Vì sao HBA∽HAC (Cùng ∽ABC)

? Tính BC dựa vào cơ sở nào

HS: Áp dụng định lí Pitago cho tam giác vuông ABC

Bài tập 49( Sgk - 84)

GT ABC; Â = 900; AH BC = {H};

AB = 20,5cm, AC = 12,45cm KL a, Nêu các cặp tam giác đồng

dạng

b, BC = ?; AH = ?; BH = ?; CH = ?

Chứng minh

a. Có 3 cặp tam giác đồng dạng sau: Xét ABC và HBA

Có: ABCAHB90OBchung Do đó ABC ∽HBA (1) Chứng minh tương tự ta có ABC ∽HAC (g.g) (2) Từ (1) và (2)  HBA ∽HAC (Tính chất bắc cầu); b)

? Hãy tính BC

1 HS lên bảng tính – HS cả lớp làm nháp

GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung. Chữa hoàn chỉnh phần tính BC ? Muốn tính được AH cần dựa vào cơ sở nào

HS Cặp đoạn thẳng tỉ lệ đã biết số đo 3 đoạn thẳng

? Muốn vậy ta cần làm gì (Có cặp tam giác đồng dạng)

? Vậy cần dựa vào cặp tam giác đồng dạng nào

ABC ∽HBA (g.g);

? Hãy lên bảng trình bày phần tính AH

GV: Cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung. Chữa hoàn chỉnh phần tính AH ? Tương tự hãy nêu cách tính BH? Dựa vào cặp tam giác đồng dạng nào (ABC ∽HBA (g.g)

HS: đứng tại chỗ trình bày cách tính – GV: ghi bảng theo phát biểu của H GV: Cùng H cả lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung. Chốt lại cách trình bày và kết quả đúng

GV: Yêu cầu 1 H đứng tại chỗ nêu các tính HC.

* Tính BC:

Áp dụng định lí Pitago cho tam giác vuông ABC ta có: BC2 = AC2 + AB2 2 2 2 2 12, 45 20,5 23,89( ) BC AC AB cm       * Tính AH:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tam giác đồng dạng gắn với thực tiễn ở lớp 8 (Trang 80 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)