Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tam giác đồng dạng gắn với thực tiễn ở lớp 8 (Trang 37 - 41)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Kết quả khảo sát

a) Đối với giáo viên

- Với câu hỏi Thầy (cô) hãy cho biết mức độ liên hệ kiến thức về chủ đề tam giác đồng dạng với thực tiễn trong dạy học, kết quả thu được như sau:

Mức độ Luôn luôn Thỉnh thoảng Rất ít Không bao giờ

Kết quả % 0% 55% 40% 5%

- Với câu hỏi Thầy (cô) hãy cho biết thái độ của học sinh trước những bài toán về chủ đề tam giác đồng dạng liên quan đến thực tiễn, kết quả thu được như sau:

Mức độ Thờ ơ, không có hứng thú

Tiếp thu nhưng không hứng thú

Có hứng thú, tích cực học tập

Kết quả % 8% 22% 70%

- Với câu hỏi Thầy (cô) hãy cho biết mức độ lấy các bài toán thực tiễn trong quá trình dạy học gợi động cơ (gợi động cơ mở đầu, gợi động cơ trung gian, gợi động cơ kết thúc), kết quả thu được như sau:

Mức độ Luôn luôn Thỉnh thoảng Rất ít Không bao giờ

Kết quả % 0% 65% 25% 10%

- Với câu hỏi Thầy (cô) hãy cho biết đâu là nguyên nhân chính dẫn đến việc liên hệ kiến thức trong chủ đề tam giác đồng dạng với thực tiễn còn hạn chế, kết quả thu được như sau:

Mức độ Không đủ thời gian Soạn bài chưa kĩ Do thói quen

Kết quả % 15% 10% 75%

Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số giáo viên. Tôi xin trích dẫn một đoạn phỏng vấn Cô giáo Hà Thị Thanh Nhàn, giáo viên Toán trường Trung học cơ sở Mạo Khê I, Phường Mạo Khê, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh như sau:

- Hỏi: Cô vui lòng cho biết, khi dạy nội dung về Chủ đề Tam giác đồng dạng Cô có thường xuyên quan tâm đến việc phải liên hệ kiến thức này với thực tiễn không? Những bài tập mà cô giao cho học sinh làm thường là những bài tập như thế nào?

- Cô Nhàn: Tôi cũng rất quan tâm đến vẫn đề liên hệ bài toán với thực tiễn, nhưng do thời lượng tiết học, nội dung chương trình và tùy đối tượng học sinh giảng dạy nên thỉnh thoảng mới liên hệ thôi. Hệ thống bài tập giao cho học sinh chủ yếu cho các em làm hết bài tập trong sách giáo khoa, rồi làm bài trong sách bài tập và một số dạng nâng cao hơn. Trong sách giáo khoa có nội dung cuối cùng liên quan đến ứng dụng Tam giác đồng dạng tôi cũng cho học sinh tìm hiểu và làm các bài tập có trong sách giáo khoa chứ cũng không đi sâu.

- Hỏi: Tại sao Cô lại ít cho học sinh làm những bài toán liên quan đến thực tiễn?

Cô Nhàn: Thời gian trên lớp cũng không có nhiều nên mỗi nội dung tôi phải phân bố hợp lý, đi qua một ít sao cho kịp chương trình, các em học sinh cũng đã được hướng dẫn qua về nội dung ứng dụng thực tiễn, nếu em nào hứng thud có thể về nhà tìm hiểu sâu hơn và nếu thắc mắc có thể gặp trực tiếp giáo viên để trao đổi.

- Hỏi: Ngoài lí do hạn chế về thời gian thì theo cô còn lí do nào khác không?

- Cô Nhàn: Tôi cũng có thời gian đi dạy nhiều năm và thấy rằng thời gian chính là lí do chính, cũng do thói quen và một số khó khăn về cơ sở vật chất. Thời gian một tiết học là 45 phút, nên muốn có thời gian nhiều thì tổ chức các buổi thực hành cuối tuần, nhưng các em học sinh cũng học các môn khác nên sắp xếp cũng khó.

- Hỏi: Theo cô việc đưa ra các bài toán về chủ đề Tam giác đồng dạng gắn với thực tiễn thì sẽ có tác dụng gì với học sinh?

- Cô Nhàn: Việc đưa ra các bài toán thực tiễn giúp các em hiểu rõ hơn về kiến thức mà các em đang được học, các em thấy rằng kiến thức Toán học

rất thú vị chứ không hề khô khan, bó hẹp trong việc giải bài toán và con số. Nhờ đó các em sẽ thấy say sưa hơn, kích thích tính tò mò tìm hiểu tự nhiên và sự vật xung quanh, việc ghi nhớ và vận dụng kiến thức cũng từ đó mà các em được khắc sau hơn.

- Hỏi: Theo Cô những khó khăn của giáo viên khi tăng cường liên hệ kiến thức Toán vào thực tiễn trong dạy học Hình học 8 đặc biệt là chủ đề Tam giác đồng dạng là gì?

- Cô Nhàn: Tôi thấy khó khăn chủ yếu của học sinh là chưa biết sử dụng các phương pháp giải Toán trong môn học vào thực tiễn, chưa khai

thác được mối liên hệ giữa các kiến thức Toán ở thực tiễn với kiến thức được trình bày trong sách giáo khoa. Việc tổ chức các hoạt động, giờ học ngoại

khóa, thực hành để tiếp cận kiến thức Toán từ thực tiễn còn chưa có nhiều kinh nghiệm, sự đổi mới khi thiết kế về nội dung và hình thức cho các hoạt động.

Kết luận: Tổng hợp kết quả của phiếu điều tra giáo viên chúng tôi rút ra nhận xét: hầu hết các giáo viên dành ít thời gian cho việc liên hệ các kiến thức về Tam giác đồng dạng cho học sinh. Giáo viên thường tập trung vào việc dạy học để đảm bảo đủ chương trình trong sách giáo khoa cho các em trên lớp, mức độ quan tâm còn ít, mức độ triển khai chưa cụ thể, chưa đi sâu vào các bài toán. Mặc dù biết việc tăng cường liên hệ kiến thức với thực tiễn là vô cùng cần thiết.

b) Đối với học sinh

Để có thêm thông tin tìm hiểu về thực trạng dạy học chủ đề tam giác đồng dạng gắn với thực tiễn cho học sinh. Kết quả chúng tôi thu được từ phiếu điều tra được thể hiện như sau:

- Với câu hỏi: Em hãy cho biết khi được các thầy, cô đưa ra các bài toán thực tiễn thì các em cảm thấy thế nào, kết quả thu được như sau:

Mức độ Không có hứng Bình thường như các bài toán khác

Thích thú, có động lực học tập

- Với câu hỏi: Em hãy cho biết em thích được học theo cách học nào sau đây, kết quả thu được như sau:

Mức độ Chỉ học kiến thức sách giáo khoa Thỉnh thoảng liên hệ với kiến thức thực tiễn

Thường xuyên được học các bài toán liên quan đến thực tiễn

Kết quả % 7% 18,5% 74,5%

- Với câu hỏi: Em thấy mức độ nhớ bài của các bài toán gắn với thực tiễn và các bài toán bình thường không liên quan đến thực tiễn, kết quả thu được như sau:

Mức độ Các bài toán bình thường nhớ lâu hơn

Các bài toán gắn với thực tiễn nhớ lâu hơn

Kết quả % 21% 79%

Từ kết quả cho thấy việc dạy và học chủ đề tam giác đồng dạng theo hướng gắn với thực tiễn chưa cao. Vẫn còn một số bộ phận học sinh chưa chủ động lĩnh hội tri thức, phụ thuộc nhiều vào giáo viên, chủ yếu học, tham khảo nội dung qua bài giảng của giáo viên và bài trong sách giáo khoa hoặc theo dạng bài của sách giáo khoa.

Thực trạng trên tồn tại do một số nguyên nhân sau:

- Do áp lực về thi cử, lo sợ thiếu thời gian hoặc do ý thức của giáo viên mà khi dạy học toán hầu như giáo viên chỉ lo dạy kiến thức Toán học thuần tuý mà sách giáo khoa nêu ra để phục vụ cho việc giải các bài tập Toán mà ít quan tâm đến sự liên hệ giữa kiến thức toán học với thực tiễn. Tiết luyện tập và các bài tập chủ yếu cho làm các bài tập thuần túy, bình thường, rất ít liên hệ với thực tiễn. Nhiều giáo viên cũng ít quan tâm khi gợi động cơ để học sinh đi đến và nắm được kiến thức mới, có nhiều tình huống đơn giản để giáo viên lồng ghép kiến thức thực tế với kiến thức toán học giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ nhưng nhiều giáo viên lại không vận dụng. Một lý do nữa mà giáo viên

ngại liên hệ kiến thức môn Toán với thực tiễn đó là phông kiến thức cơ bản về các môn học khác, các lĩnh vực khác của một số giáo viên Toán lớp 8 chưa tốt.

- Do ảnh hưởng trực tiếp của sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Nhiều bài trong sách giáo khoa mang nội dung thuần tuý toán học cũng như kiến thức dành cho mỗi tiết học là khá nhiều làm cho giáo viên vất vả trong việc hoàn thành kế hoạch bài giảng. Dĩ nhiên muốn ứng dụng được vào cuộc sống thì nhất thiết học sinh phải có những hiểu biết nhận định về kiến thức, kỹ năng Toán học. Nhưng với sự liên hệ quá ít như vậy sẽ không làm rõ được vai trò công cụ của Toán học đối với các lĩnh vực khác và gây cho học sinh hiểu nhầm rằng học Toán là chỉ để giải bài tập Toán, từ đó học sinh sẽ không có được ý thức vận dụng Toán học vào thực tiễn.

- Do áp lực và cách đánh giá trong thi cử, thêm vào đó là căn bệnh thành tích của nền giáo dục nước ta nên thầy giáo dạy, học sinh đang học cơ bản đang phục vụ thi cử. Giáo viên chỉ chú ý giảng dạy đến những phần nào mà học sinh đi thi, làm thế nào để điểm thi càng cao càng tốt. Chính những tư tưởng, quan niệm đó đã làm lu mờ đi vai trò cực kỳ quan trọng của mối liên hệ kiến thức Toán học với thực tiễn trong quá trình dạy học Toán.

- Chương trình và cách thức đào tạo ở các trường sư phạm cũng chưa chú trọng đến việc liên hệ kiến thức môn Toán với thực tiễn. Khi đang ngồi trên giảng đường, các giáo viên tương lai cũng chỉ học Toán trong những bức tường và cũng luyện hết dạng Toán này đến dạng Toán khác để phục vụ thi cử cho tốt thì sau khi tốt nghiệp, họ lại giảng dạy cho học sinh của mình như những gì họ đã được học ở trường sư phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tam giác đồng dạng gắn với thực tiễn ở lớp 8 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)