Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của phát triển khu kinh tế vân đồn tới sử dụng đất và đời sống của người dân huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2017 2019​ (Trang 48 - 49)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và quá trình thành lập, phát triển Khu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Tổng dân số và mật độ dân số của huyện Vân Đồn năm 2017 – 2019 được thống kê trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Dân số, mật độ dân số Vân Đồn giai đoạn 2017 - 2019

TT Đơn vị ĐVT 2017 2018 2019

1 Dân số Người 46.513 46.886 46.997

2 Mật độ dân số Người/km2 80,1 80,7 80,9

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Vân Đồn)

Bảng 3.1 cho thấy, sự gia tăng dân số của Vân Đồn không cao, năm 2017, tổng số dân của toàn huyện Vân Đồn là 46.513 người, năm 2018 46.886 người và đến năm 2019 đạt 46.997 người.

Dân số của huyện Vân Đồn được phân bố trên 11 xã và 01 thị trấn, trong đó chủ yếu tập trung ở xã Đông Xá, xã Hạ Long và thị trấn Cái Rồng.

Mật độ dân số bình quân 80 – 81 người/km2. Thị trấn Cái Rồng có mật độ

dân số là: 2.583 người/km2 (cao nhất huyện); xã có mật độ dân số cao thấp huyện

là xã Vạn Yên với 14 người/km2; tiếp đến là xã Minh Châu là 21 người/km2.

3.1.2.2. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng

Vân Đồn có hệ thống giao thông vận tải đường bộ được rất tốt, có cảng hàng không quốc tế mới đi vào hoạt động và có cao tốc nối Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái. Trong phạm vi của huyện có các tuyến giao thông chính, như đường 334 là tuyến giao thông huyết mạch trung tâm của huyện đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội gồm 2 tuyến: Tuyến Cửa Ông đến xã Vạn Yên có chiều dài 30,6 km đã được nâng cấp và dải nhựa rộng 6 - 9 m, tuyến chạy qua 3 xã (Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên) dài 15,8 km cũng đã được dải nhựa rộng 3,5 – 6,5 m.

Hệ thống giao thông đường thuỷ đến nay hoạt động tương đối ổn định, đi vào nề nếp đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân, các tuyến tàu khách đi lại thường xuyên theo giờ quy định để đưa đón khách ổn định.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới đất nước, nền kinh tế của huyện có những chuyển biến khá rõ nét, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó nông nghiệp nông thôn đã có những bước chuyển biến quan trọng, đời sống của người dân từng bước được cải thiện; tăng trưởng kinh tế đạt mức khá.

Thực trạng phát triển kinh tế huyện Vân Đồn trong giai đoạn 2017 - 2019 được thống kê qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Vân Đồn giai đoạn 2017 - 2019

ĐVT: %

TT Ngành, lĩnh vực 2017 2018 2019

1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 34,6 32,5 30,4

2 Công nghiệp và xây dựng 33,3 34,2 34,9

3 Dịch vụ 32,1 33,3 34,7

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính huyện Vân Đồn)

Cơ cấu kinh tế của toàn huyện có sự dịch chuyển mạnh theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp: Năm 2017, tỷ trọng ngành dịch vụ chỉ chiếm 32,1 % tổng giá trị sản xuất của huyện; đến năm 2018 đã tăng lên 33,3 % và năm 2019 đã đạt tới 34,7 % tổng giá trị sản xuất của toàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của phát triển khu kinh tế vân đồn tới sử dụng đất và đời sống của người dân huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2017 2019​ (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)