3.1.1. Vị trí địa lý
Lục Ngạn là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam.
Lục Ngạn có toạ độ địa lý: 21016’00” - 21034’40” vĩ độ Bắc.
106026’30” - 106052’00” kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn.
- Phía Đông giáp huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang và huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn.
- Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang.
Huyện Lục Ngạn gồm 29 xã và 01 thị trấn, nằm trên trục quốc lộ 31 từ Bắc Giang đi Sơn Động và quốc lộ 279 đi Đồng Mỏ - Lạng Sơn. Trung tâm huyện là thị trấn Chũ cách Bắc Giang 40 km về phía Bắc. Đây là một điểm tương đối thuận lợi của huyện Lục Ngạn trong giao lưu văn hoá, trao đổi buôn bán và cũng là một thế mạnh cho phát triển thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lâm sản trong và ngoài vùng.
3.1.2. Địa hình
Lục Ngạn là một bồn địa được bao bọc bởi 2 dải núi lớn là Bảo Đài ở phía Bắc và Tây Bắc Yên Tử, Huyền Định ở phía Nam và Đông Nam. Địa hình được chia thành 2 vùng rõ rệt là vùng cao và vùng thấp.
- Vùng thấp bao gồm những dãy đồi bát úp xen kẽ các cánh đồng có độ cao trung bình từ 100 - 150 m so với mực nước biển, độ dốc <200, rất thuận lợi cho phát triển cây ăn quả và trồng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu tập trung, đặc biệt là xây dựng những mô hình vườn rừng, đồi rừng, trang trại lâm nghiệp, xây dựng những xưởng chế biến nhỏ, nơi tập kết lâm sản hay xây dựng những vườn ươm cây giống trồng rừng,...
- Vùng cao bao gồm những dãy núi có độ dốc trung bình từ 25 - 300, độ cao trung bình > 300 m so với mực nước biển. Vùng này diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, có thể dùng cho sản xuất kinh doanh rừng trồng.
Vì vậy, có thể nói Lục Ngạn có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế đồi rừng cũng như đẩy mạnh phát triển sản xuất lâm nghiệp.
3.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng.
Lục Ngạn có nhiều loại đất khác nhau nhưng chủ yếu là đất feralit vàng nâu và nâu xám phát triển trên 3 loại đá mẹ chủ yếu là: Sa thạch, phiến thạch và phiến sa. Thành phần cơ giới từ trung bình đến sét nặng, có kết cấu viên, độ xốp lớp đất mặt từ 50 - 70%, khả năng thấm và giữ nước trung bình, hàm lượng mùn trong đất ở các lâm phần rừng và đồi rừng là 4%, đạm từ 0,3 - 0,4%, rất thích hợp cho sự phát triển của các loài cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây công nghiệp. Tuy nhiên, do có độ dốc tương đối lớn kiểu bát úp nên cần phải chú ý đến những biện pháp chống xói mòn và rửa trôi đất.
Ngoài ra, còn có một diện tích nhỏ đất phù sa được bồi tụ hàng năm ở ven sông, suối được người dân sử dụng trồng lúa nước, hoa màu và cây ăn quả.
Với tiềm năng đất đai lớn và phù hợp cho sản xuất lâm nghiệp cũng như cây ăn quả, Lục Ngạn đang là một huyện đứng đầu tỉnh về sự nghiệp bảo vệ và trồng rừng cũng như phát triển kinh tế đồi rừng. Tuy nhiên, công tác trồng rừng sản xuất ở Lục ngạn chỉ mới được chú ý trong vài năm gần đây, vì vậy việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này trồng rừng ở huyện Lục Ngạn hiện nay là rất cần thiết.
3.1.4. Khí hậu, thuỷ văn
3.1.4.1. Khí hậu
Lục Ngạn mang đặc trưng khí hậu vùng Đông Bắc, biểu hiện 2 mùa rõ rệt: - Mùa mưa: kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Vào mùa này gió mùa Đông Nam mang hơi nước từ biển Đông vào nên thường gây ra mưa lớn; lượng mưa tập trung vào tháng 7, tháng 8: bình quân 1.321 mm, cao nhất 1.780 mm và thấp nhất 912 mm. Đây cũng là mùa có độ ẩm và nhiệt độ cao (độ ẩm lên tới 90% vào tháng 8, tháng 9; nhiệt độ cao nhất trong năm thường vào tháng 6, khoảng 38- 400C).
- Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc thường gây rét đậm kéo dài, nhiệt độ có khi xuống tới 10C vào tháng 12 và tháng giêng. Lượng bốc hơi lớn, độ ẩm không cao, khoảng 70 - 75% vào tháng 11, 12, tiết trời rất hanh khô. Vào mùa này cũng thường xuất hiện sương muối nhưng lượng gây hại là không đáng kể.
Với đặc điểm khí hậu trên, công tác trồng rừng hàng năm thường được tiến hành vào mùa mưa, còn hoạt động khai thác cũng như công tác phòng chống cháy rừng được đẩy mạnh vào mùa khô hanh.
3.1.4.2. Thuỷ văn
Vùng cao của Lục Ngạn là lưu vực chính của hồ Cấm Sơn, vùng thấp là một trong những lưu vực của sông Lục Nam. Hệ thống khe, suối, các hồ nhỏ khá nhiều nhưng phần lớn cạn nước vào mùa khô và chảy xiết, dâng cao vào mùa mưa, gây khó khăn cho sản xuất nông lâm nghiệp.
3.1.5. Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng
3.1.5.1. Hiện trạng đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 101.223,72 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 43.631,4 ha, chiếm 43% diện tích đất tự nhiên. Trong tổng số 43.631,4 ha đất có rừng thì diện tích rừng phòng hộ là 21.419,6 ha (chiếm 49%), rừng sản xuất là 22.211,8 ha (chiếm 51%). Diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là 14.318,2 ha. Qua đây chúng ta có thể thấy mảng rừng sản xuất ở Lục Ngạn cũng khá phát triển, đặc biệt là diện tích đất trống còn khá lớn và đây là cơ hội và tiềm năng cho phát triển rừng, trong đó có rừng trồng sản xuất.
3.1.5.2. Thực vật rừng
* Rừng tự nhiên
Tổ thành loài khá phong phú với trên 100 loài cây gỗ. Tuy nhiên, do khai thác quá mức và không hợp lý trong nhiều thập kỷ qua nên hiện nay chỉ còn tập trung chủ yếu tại rừng phòng hộ Cấm Sơn và vùng cao giáp huyện Sơn Động.
* Rừng trồng
Các loài cây trồng rừng chủ yếu là những loài cây nhập nội, sinh trưởng nhanh đã qua khảo nghiệm, cung cấp gỗ nguyên liệu giấy, trụ mỏ hoặc làm ván thanh như
Bạch đàn Camaldulensis, Urophylla,…, các loài Keo, Thông mã vĩ và một số loài bản địa như Lát hoa, Muồng đen, Kháo, Lim xanh.