Điều kiện kinh tế – xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất tại huyện lục ngạn bắc giang và đề xuất các giải pháp phát triển​ (Trang 34)

3.2.1. Dân số, lao động và thành phần dân tộc

* Dân số: Theo tài liệu điều tra dân số năm 2004, toàn huyện Lục Ngạn có tổng số 41.360 hộ dân với 196.516 nhân khẩu, trong đó có 97.161 nam (chiếm 49,44%) và 99.355 nữ (chiếm 50,56%), tỷ lệ tăng dân số hàng năm khoảng 1,3%.

* Lao động: Với khoảng 85.000 người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 43% tổng số dân, Lục Ngạn là một địa phương có điều kiện khá thuận lợi để phát triển sản xuất, đặc biệt là ngành nông lâm nghiệp vốn là thế mạnh của một huyện miền núi.

* Dân tộc: Huyện Lục Ngạn có 7 dân tộc anh em sinh sống, gồm Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Sán Dìu, Sán Chí, Cao Lan, chủ yếu sống tập trung tại các làng bản và thị trấn Chũ.

3.2.2. Cơ cấu tổ chức ngành lâm nghiệp của huyện Lục Ngạn

Ngoài 01 lâm trường quốc doanh, 01 Ban quản lý rừng phòng hộ Cấm Sơn, còn có các cơ quan quản lý Nhà nước và hành chính sự nghiệp khác có liên quan đến phát triển lâm nghiệp của huyện gồm Hạt kiểm lâm huyện, phòng nông - lâm nghiệp huyện.

3.2.3. Giao thông và cơ sở hạ tầng

Ngoài quốc lộ 31 từ Bắc Giang đi Sơn Động và quốc lộ 279 đi Đồng Mỏ - Lạng Sơn, Lục Ngạn còn nằm trên tuyến tỉnh lộ 285 và 290. Các tuyến đường liên xã nối với quốc lộ chính đến trung tâm huyện tạo thành mạng lưới giao thông, vận tải cho việc vận chuyển hàng hoá. Đây cũng là một yếu tố có thuận lợi để đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, học tập và trao đổi kinh nghiệm sản xuất trong nhân dân cũng như mở rộng thị trường nông lâm sản trong và ngoài huyện.

Mạng lưới điện đã cung cấp được cho toàn huyện, một thế mạnh có thể khai thác phục vụ chủ động tưới tiêu và sản xuất nông, lâm nghiệp.

Hiện nay, 100% số xã ở Lục Ngạn đã có trường học kiên cố, trạm y tế và bưu điện văn hoá xã. Tuy nhiên, các phong tục và tập quán cũ vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh tế, xã hội của huyện, đặc biệt là tư tưởng trọng nam khinh nữ.

3.2.5. Thu nhập và đời sống

Tổng sản lượng lương thực quy thóc toàn huyện đạt 42.854 tấn năm 2004, sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng từ 155,5 kg năm 2000 lên 218kg năm 2004. Toàn huyện vẫn còn trên 4.000 hộ nghèo, chiếm khoảng 10%.

* Nhận xét và đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu:

Những yếu tố thuận lợi:

- Lục Ngạn là một huyện có tiềm năng về sản xuất lâm nghiệp. Điều kiện khí hậu, đất đai và địa hình rất thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài cây trồng, nhất là cây ăn quả và cây lâm nghiệp.

- Nằm giữa vùng Đông Bắc, gần cửa ngõ phía Bắc tổ quốc, Lục Ngạn có vị trí địa lý gần thị trường lớn là đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội, ngoài ra hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cho việc lưu thông và mở rộng thị trường hàng hoá lâm sản, rất thuận lợi cho giao lưu buôn bán với một thị trường lớn ngoài nước là Trung Quốc.

- Có lực lượng lao động dồi dào và chưa được sử dụng hết, có truyền thống sản xuất nông lâm nghiệp lâu đời.

- Hệ thống tổ chức ngành lâm nghiệp đã và đang được củng cố, kiện toàn. Lâm trường Lục Ngạn đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tổ chức sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn.

- Tiếp cận với khoa học kỹ thuật: được hỗ trợ kinh nghiệm từ nhiều dự án đầu tư phát triển lâm nghiệp cả trong nước và nước ngoài như: PAM, KFW, dự án phát triển lâm nông tổng hợp Việt – Thái, dự án 327, dự án trồng rừng kinh tế theo nguồn vốn vay ưu đãi.

- Diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, có tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp nhất là trồng rừng sản xuất.

- Mặc dù diện tích rừng trồng sản xuất của huyện Lục Ngạn khá lớn nhưng chủ yếu mới được phát triển trong những năm gần đây nên loài cây, mô hình rừng trồng,… đang trong quá trình thử nghiệm, xây dựng. Diện tích rừng đến tuổi khai thác rất ít nên vấn đề chế biến gỗ chưa phát triển.

- Trong những năm gần đây, kinh tế của Lục Ngạn phát triển khá phần lớn là nhờ cây ăn quả (nhất là vải thiều), hiện tượng khai thác trái phép lâm sản đã giảm đáng kể nhưng sự chú ý vào hoạt động trồng rừng sản xuất cũng chưa cao.

- Đời sống một bộ phận người dân còn nghèo (toàn huyện còn trên 4.000 hộ nghèo), nhiều hộ đầu tư nhiều vốn vào trồng vải như thị trường khá bấp bênh, ảnh hưởng tới đời sống hàng ngày,…

Tóm lại, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang có những nét đặc thù riêng, chi phối và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và hoạt động sản xuất lâm nghiệp của người dân trong vùng, vì vậy để phát triển trồng rừng sản xuất cần phải chú ý đến các yếu tố này.

Chương 4: kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Tìm hiểu quá trình phát triển trồng rừng sản xuất ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 4.1.1. Các giai đoạn phát triển rừng trồng và rừng trồng sản xuất

Công tác trồng rừng nói chung và trồng rừng sản xuất ở Lục Ngạn nói riêng về cơ bản có thể chia thành 2 giai đoạn: Trước 1990 và từ 1990 đến nay.

- Giai đoạn trước 1990:Trong giai đoạn này công tác trồng rừng sản xuất được thực hiện theo kế hoạch Nhà nước giao, quy mô trồng rừng nhìn chung nhỏ với mục tiêu phủ xanh là chủ yếu, mục tiêu trồng rừng phòng hộ và sản xuất lúc này chưa được đặt ra. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao toàn bộ cho lâm trường Lục Ngạn quản lý. Nguồn vốn trồng rừng trong giai đoạn này chủ yếu là từ ngân sách nhà nước cấp.

- Giai đoạn từ 1990 đến nay:

Thời kỳ đầu của giai đoạn này (1990 - 1995), rừng trồng sản xuất được xây dựng vẫn ở quy mô nhỏ, được thực hiện chủ yếu bởi lâm trường Lục Ngạn từ nguồn vốn vay ưu đãi. Trong giai đoạn này dự án CARE (1990 - 1993) đã tài trợ trồng rừng với loài cây chủ yếu là Thông mã vĩ, đặt nền móng cho công tác trồng rừng sản xuất ở huyện Lục Ngạn. Song song với việc thực hiện dự án này, lâm trường Lục Ngạn bắt đầu trồng rừng sản xuất bằng vốn vay ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển.

Chương trình 327 (1993 - 1998) được thực hiện trên địa bàn 14 xã của huyện theo Quyết định 617/CT ngày 21/6/1993 của chủ tịch UBND tỉnh Hà Bắc về việc phê duyệt dự án 327 và Quyết định 203/CT ngày 16/4/1997 của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt điều chỉnh bổ sung dự án 327. Công tác trồng rừng trong giai đoạn đầu của chương trình 327 chủ yếu tập trung vào việc phủ xanh đất trống đồi trọc. Phương thức trồng thuần loài với các loài cây trồng như Thông mã vĩ, Keo lá tràm, Bạch đàn Camaldulensis. Sau khi có điều chỉnh bổ sung, rừng trồng được xây dựng theo phương thức hỗn giao giữa cây bản địa gỗ lớn, cây lấy quả, cây đặc sản có tác dụng phòng hộ lâu dài với các loài cây phù trợ. Các loài cây trồng chính bao gồm Muồng đen, Lát hoa, Thông mã vĩ, Trám trắng,...; cây phù trợ là Keo lá tràm, Keo tai tượng. Diện tích rừng trồng đạt 49.791,1 ha cây rừng và 21,3 ha cây ăn quả định canh.

Chương trình trồng rừng PAM 5322 “Phát triển lâm nghiệp hộ gia đình tại 5 tỉnh Đông Bắc Việt Nam” do Tổ chức lương thực thế giới (FAO) tài trợ thực hiện trong những năm 1997 - 2000. Mục tiêu chính của dự án là cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc cũng như các nhóm người nghèo trong vùng dự án, PAM 5322 đã có những đóng góp nhất định cho công tác trồng rừng của huyện Lục Ngạn, nhất là trên địa bàn 3 xã thực hiện dự án là Kiên Thành, Biên Sơn, Thanh Hải. Diện tích rừng trồng được dự án đầu tư là 1.874 ha. Các loài cây trồng rừng chính là Bạch đàn liễu, Bạch đàn đỏ, Keo tai tượng, Keo lá tràm với phương thức trồng thuần loài. Với mỗi ha rừng trồng, người dân được nhận 350 kg gạo và giống cây con, phân bón để trồng rừng.

Dự án KFW1 (1996 - 2000) và KFW3-2 (2002 - 2005) do ngân hàng tái thiết Đức đầu tư đã thực sự thu hút được sự chú ý vào lĩnh vực trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện. Mục tiêu của dự án là “Góp phần trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, bảo vệ đất, cải tạo môi trường sinh thái”. Với các đối tượng hưởng lợi từ dự án là những hộ nông dân được giao đất lâm nghiệp, có đủ quỹ đất và tự nguyện tham gia dự án, mỗi ha rừng chủ hộ sẽ nhận được một tài khoản tiền gửi cá nhân là 2.000.000đ và cây giống, phân bón cùng hướng dẫn kỹ thuật. Phương thức trồng chủ yếu là hỗn giao giữa các loài như Thông mã vĩ, Vối thuốc, Trám trắng với cây phù trợ là Keo lá tràm, Keo lai. Diện tích rừng trồng được dự án đầu tư hỗ trợ là 3.313,47 ha.

Dự án phát triển lâm nông tổng hợp Việt - Thái do Hoàng gia Thái Lan viện trợ không hoàn lại nhằm giúp người dân tại các xã Cấm Sơn, Kiên Lao xây dựng những mô hình sản xuất lâm - nông nghiệp có hiệu quả từ năm 1999 đến nay. Diện tích rừng trồng đã được xây dựng là trên 500 ha.

Trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện thực sự được chú ý và tập trung đầu tư trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Ngoài loài cây trồng rừng chính vẫn là Thông mã vĩ, Keo lá tràm, Lâm trường Lục Ngạn đã đưa vào trồng các loài Bạch đàn Urophylla, Keo lai năng suất cao đã qua khảo nghiệm và được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô, giâm hom, hứa hẹn cho năng suất cao, chất lượng tốt.

4.1.2. Nguồn vốn và mục tiêu trồng rừng sản xuất ở huyện Lục Ngạn

Bảng 4.1: Nguồn vốn đầu tư trồng rừng sản xuất ở huyện Lục Ngạn Nguồn vốn Thời gian Vùng trồng (xã) Đối tượng 1. Vốn ngân sách Nhà

nước trước chương trình 327

1975-1989 Rải rác ở các xã trong huyện

Trồng rừng tập trung quy mô nhỏ theo kế

hoạch 2. Vốn ngân sách

Chương trình 327 (giai đoạn đầu)

1993-1995 Rải rác ở các xã trong huyện Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc 3. Vốn Dự án KFW1 1996-2000 Rải rác ở các xã vùng thấp trong huyện Trồng RSX tập trung bảo vệ đất cải tạo môi

trường sinh thái

4. Vốn dự án KFW3-2 2002-2005

Tại 2 xã vùng cao: Phong Minh,

Xa Lý

Trồng rừng sản xuất bảo vệ đất, cải tạo môi trường sinh thái 5. Vốn Dự án PAM

5322 1997-2000

Kiên Thành, Biên Sơn, Thanh Hải

Đầu tư trồng rừng cho các hộ dân 6. Vốn vay, tín dụng

(chủ yếu do lâm trường đứng ra vay)

1990-nay Rải rác ở 22 xã trong huyện

Trồng rừng sản xuất tập trung

7. Nguồn vốn tư nhân 2000-nay Tân Sơn, Hộ Đáp,

Tân Hoa,… Một số trang trại Số liệu bảng 4.1 cho thấy nguồn vốn trồng rừng sản xuất ở huyện Lục Ngạn cũng khá đa dạng và bao gồm 7 nhóm nguồn vốn chủ yếu. Tuy nhiên, nguồn vốn lớn và tập trung nhất cho trồng rừng sản xuất ở Lục Ngạn là vốn vay ưu đãi của quỹ hỗ trợ phát triển chi nhánh Bắc Giang. Nguồn vốn này được đầu tư dựa trên các dự án trồng rừng kinh tế của lâm trường Lục Ngạn và thông qua Chi cục phát triển lâm nghiệp Bắc Giang phê duyệt. Bên cạnh các nguồn vốn khác trong nước như vốn ngân

sách Nhà nước cấp theo kế hoạch trồng rừng hàng năm (giai đoạn trước năm 1990) và vốn của chương trình 327 (giai đoạn 1993-1995), một số nguồn vốn dự án hỗ trợ nước ngoài cũng đã đầu tư trồng rừng sản xuất cho huyện Lục Ngạn như từ các dự án: KFW1, KFW3-2, PAM 5322,... tạo ra những tiền đề hết sức quan trọng cho phát triển rừng trồng sản xuất của huyện. Nguồn vốn tư nhân đầu tư vào trồng rừng sản xuất cũng đã bắt đầu được thực hiện từ những năm 2000 đến nay, tuy nhiên số lượng chưa nhiều và quy mô chưa lớn.

4.1.2.2. Mục tiêu trồng rừng sản xuất

Qua điều tra, khảo sát ở huyện Lục Ngạn cho thấy mục tiêu trồng rừng sản xuất có thể chia thành 2 nhóm chính:

+ Nhóm cung cấp sản phẩm gỗ: Vật liệu xây dựng, đồ mộc gia dụng, nguyên liệu giấy, dăm, trụ mỏ,…

+ Nhóm cung cấp sản phẩm ngoài gỗ: Nhựa Thông, quả và nhựa Trám trắng, tre luồng,…

Với quy mô khối lượng sản phẩm tạo ra lớn và tập trung nên nhóm cung cấp sản phẩm gỗ rừng trồng sản xuất có vai trò quan trọng hơn nhóm cung cấp sản phẩm ngoài gỗ. Tuy vậy, nhóm cung cấp lâm sản ngoài gỗ cũng giữ vai trò không kém

phần quan trọng đối với đời sống hàng ngày của một bộ phận người dân. Hiện nay, rải rác ở các tỉnh chúng ta đã quy hoạch và xây dựng được một số các nhà máy giấy, dăm và chế biến lâm sản khác, những cơ sở chế biến này đã tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm rừng trồng sản xuất. Mục tiêu trồng rừng cung cấp cho các nhu cầu về vật liệu xây dựng, gỗ gia dụng ở Lục Ngạn chưa rõ ràng, còn tuỳ chăng hay chớ, đặc biệt là trên quy mô nhỏ.

Mục tiêu trồng rừng sản xuất của huyện Lục Ngạn được trình bày trong bảng 4.2.

Bảng 4.2: Mục tiêu trồng rừng sản xuất ở huyện Lục Ngạn

Mục tiêu, sản phẩm

trồng rừng sản xuất Loài cây trồng chính I/ Nhóm cung cấp sản phẩm gỗ

1. Nguyên liệu giấy, dăm, bóc,…

Các loại Bạch đàn, Keo,.…

2. Vật liệu xây dựng Các loại Keo, Thông đuôi ngựa, Xoan ta, Bạch đàn,…

3. Gỗ trụ mỏ Keo các loại, Thông đuôi ngựa, Bạch đàn,… 4. Gỗ gia dụng Các loại Keo, Xoan ta, Thông mã vĩ,…

II/ Nhóm cung cấp sản phẩm ngoài gỗ 1. Thân tre, luồng - Tre

- Luồng

2. Măng tre, măng luồng Tre nhập nội và tre nội địa, Luồng 3. Nhựa thông Thông mã vĩ

4. Quả và nhựa Trám trắng Trám trắng

Có thể thấy rằng mục tiêu trồng rừng sản xuất tập trung ở Lục Ngạn đã được định hình khá rõ ràng, cụ thể nhằm cung cấp nguyên liệu giấy, dăm, bóc, hoặc gỗ trụ mỏ,... với các loài cây chủ yếu là Bạch đàn, Keo các loại, Thông mã vĩ,...

Về lâm sản ngoài gỗ, mục tiêu trồng rừng cũng đã định hình tương đối rõ ràng: đối với Thông mã vĩ, hiện tại giá nhựa thông lên rất cao (14.000đ/kg) vì vậy việc phát triển mặt hàng này đang có những lợi thế nhất định. Sản phẩm Tre, Luồng cũng đã có những bước phát triển mới, riêng đối với Trám trắng mới đang ở giai đoạn khởi điểm.

4.1.3. Diện tích rừng trồng và rừng trồng sản xuất ở huyện Lục Ngạn

Diện tích rừng trồng cũng như rừng trồng sản xuất của huyện Lục Ngạn được trình bày trong bảng 4.3.

Bảng 4.3: Tổng hợp diện tích và độ che phủ rừng theo huyện ở tỉnh Bắc Giang

Huyện Diện tíchtự nhiên (ha) Diện tích rừng tự nhiên (ha) Diện tích rừng trồng (ha) Diện tích đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp (ha) Độ che phủ rừng (%) 1. Hiệp Hoà 20.107,9 - 167,4 - 0,8 2. Lạng Giang 24.575,2 236,7 3.577,6 108,7 15,3 3. Lục Nam 59.690,0 14.679,0 16.309,9 1.411,6 49,3 4. Lục Ngạn 101.223,7 12.120,5 31.510,9 14.138,2 42,5 5. Sơn Động 84.432,4 44.670,7 12.233,3 13.005,4 65,3 6. TP Bắc Giang 3.221,8 - 97,6 - 3,0 7. Tân Yên 20.373,8 0,7 2.080,4 79,0 10,2 8. Việt Yên 17.135,4 - 772,6 75,2 4,4 9. Yên Dũng 21.338,2 - 2.501,9 30,8 11,0 10. Yên Thế 30.101,5 1.869,3 12.248,5 1.800,3 41,8 Toàn tỉnh 382.220,0 73.576,9 81.500,1 30.649,2 39,1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất tại huyện lục ngạn bắc giang và đề xuất các giải pháp phát triển​ (Trang 34)