Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và hiệu quả rừng trồng dự án WB3 tại huyện như thanh, tỉnh thanh hóa (Trang 67 - 69)

Bất kỳ một dự án nào khi đi vào hoạt động ngoài tác động về kinh tế nó còn ảnh hưởng đến xã hội. Một dự án được coi là thành công khi nó đạt được mục đích đề ra đồng thời được sự tham gia đông đảo của nhân dân địa phương. Vì thế khi đánh giá tác động của dự án về mặt xã hội chúng ta cần quan tâm đến những tác động dưới đây:

4.3.2.1. Mức độ tham gia của người dân

Sự tham gia của người dân là một chỉ tiêu phản ánh chính xác sự xã hội hoá nghề rừng, thể hiện sự phù hợp của dự án đối với phát triển kinh tế của địa phương, đồng thời đảm bảo tính bền vững của dự án.

Số hộ và số lao động tham gia từng năm được thống kê ở bảng sau:

Bảng 4.18: Số hộ, lao động thu hút hàng năm cho các hoạt động trồng rừng của dự án.

Năm

Đơn vị 2012 2013 2014 Tổng

Số hộ 182 201 193 576

Lao động 364 354 391 1.109

Theo kết quả thống kê hàng năm của Ban quản lý dự án huyện Như Thanh cho thấy từ năm 2012 đến năm 2014 dự án đã thu hút 576 hộ với tổng số 1.109 lao động, tham gia thực hiện dự án. Bình quân mỗi năm dự án đã thu hút được 192 hộ tham gia với 370 lao động. Đây chính là một hiệu quả tích cực của dự án đối với xã hội, giải quyết lao động dư thừa hàng năm của địa phương.

Bên cạnh đó các hoạt động khác của dự án cũng được người dân địa phương tham gia đầy đủ và nhiệt tình.

4.3.2.2. Nâng cao ý thức và vai trò của người dân trong việc chăm sóc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng

- Trước dự án phần lớn diện tích đất lâm nghiệp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính chủ nên ý thức của người dân về trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ chưa cao, chưa đầu tư thâm canh nên hiệu quả của rừng trồng thấp, do đó đời sống của bà con trong vùng gặp rất nhiều khó khăn.

- Khi dự án triển khai toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp trong vùng đều được giao cho bà con, đất đã có chủ, đồng thời với sự hỗ trợ kỹ thuật từ dự án, chính sách vay vốn vay vốn ưu đãi, với lãi suất bằng lãi suất cho vay hộ nghèo và thời gian cho vay dài hạn đã khuyến khích người dân đầu tư trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng từ đó làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc kinh doanh rừng, không còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước.

4.3.2.3. Cải thiện đời sống vật chất và đời sống tinh thần

Nhìn chung từ khi dự án triển khai đến nay đời sống của người dân ngày được cải thiện hơn, cụ thể năm 2012 số hộ nghèo là 10 hộ chiếm 33,3%, đến năm 2015 chỉ còn 3 hộ chiếm 10%.

Đời sống tinh thần của người dân cũng được cải thiện: cụ thể trước năm 2012 chỉ có 3 hộ có máy vi tính (chiếm 10%) trung bình 10 hộ/1 máy vi tính, đến năm 2015 có 12 hộ có máy vi tính (chiếm 40%) trung bình 4 hộ/1 máy vi tính để truy cập Internet, tìm hiểu thế giới, tìm hiểu các phương thức làm ăn...

Số trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường, số trẻ bị nghỉ học sớm hầu như không còn. Tất cả các bậc phụ huynh đã có ý thức đầu tư cho con em mình được học hành đầy đủ.

4.3.2.4. Mức độ hài lòng của người dân của người dân với dự án

Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp là dự án trồng rừng kinh tế với nhiều hỗ trợ như vay vốn ưu đãi, hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tập huấn nâng cao năng lực; ngoài ra trồng rừng theo quy trình của dự án cũng hạn chế được xói mòn, bảo vệ đất, duy trì thảm thực vật... qua phỏng vấn các hộ (30 hộ) khu vực nghiên cứu hầu hết đều nhận được trả lời là rất hài lòng với dự án. Một số hộ vì

chưa được vay vốn nên chỉ ở mức hài lòng với dự án. Duy nhất có 01 hộ trả lời không hài lòng là vì chưa được hỗ trợ cấp GCNQSDĐ, Cụ thể: rất hài lòng 22 hộ; hài lòng 7 hộ; bình thường 0 hộ; không hài lòng 1 hộ; rất không hài lòng 0 hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và hiệu quả rừng trồng dự án WB3 tại huyện như thanh, tỉnh thanh hóa (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)