Để đánh giá vai trò chức năng phòng chống xói mòn của rừng trồng, đề tài tiến hành điều tra thực địa về khả năng phòng hộ của rừng thông qua chỉ tiêu chống xói mòn bằng việc lập ô tiêu chuẩn đại diện tại các lô rừng rừng trồng và ô tiêu chuẩn ngoài đất trống làm đối chứng. Trên ô tiêu chuẩn chúng tôi tiến hành điều tra các chỉ tiêu sau: Độ tàn che, thảm mục, độ che phủ, chiều cao cây…từ đó tính toán các hệ số và xác định chiều dầy lớp đất bị xói mòn theo công thức của GS.TS Vương Văn Quỳnh, Trường Đại học Lâm nghiệp, như sau:
X TM CP H TC K * ) ( * * 10 * 31 , 2 d 2 2 6 (mm) Trong đó: TC : Độ tàn che tầng cây gỗ lớn (0,1-1)
Cp : Độ tàn che của cây bụi thảm tươi, lớn nhất là 1,0
: Độ dốc (độ)
TM : Độ che phủ của lớp cành khô lá rụng che phủ mặt đất, lớn nhất là 1,0 X : Độ xốp của đất, lớn nhất là 1,0 (địa hình đất dốc X ≤0,75)
H : Chiều cao trung bình của tầng cây gỗ lớn (m). K : Chỉ số xói mòn của mưa khu vực nghiên cứu.
- Các chỉ tiêu TC, Cp, , TM, H được xác định trực tiếp trên các ô điều tra
+ Đối với độ tàn che tầng cây gỗ lớn TC: Là mức độ che phủ của tán cây rừng, phân chia theo các mức từ: 0.1, 0.2,...0.9, 1.0. Xác định bằng cánh đo đường kính tán.
+ Đối với độ tàn che của cây bụi, thảm tươi Cp: Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi được xác định bằng tỷ lệ giữa diện tích chiếm chỗ của cây bụi, thảm tươi và diện tích điều tra của đất rừng, phân chia theo các mức 0, 0.1, 0.2;...0.9, 1.0. Xác định bằng thước dây.
+ Điều tra độ dốc : Độ dốc mặt đất là trị số của góc đo trong được tạo bởi
mặt dốc và hình chiếu của mặt dốc trên mặt phẳng ngang và được tính bằng độ. dùng thước đo độ dốc để xác định.
+ Điều tra độ che phủ của thảm mục TM:
+ Chiều cao trung bình tầng cây cao H: Dùng sào nhôm có khắc vạch để đo.
- Độ xốp X = (1- D/d) x 100: (D là dung trọng đất, d là tỉ trọng đất). Dùng ống
dung trọng 100 cm3 đóng thẳng vị trí cần lấy mẫu đem về phơi khô rồi tính theo công thức D = P/V, trong đó P là khối lượng đất phơi khô, V là thể tích ống, d = P khô/P ướt của ống dung trọng.
- K: tra bảng chỉ số xói mòn của mưa khu vực nghiên cứu (Nguồn: Trung tâm
khí tượng thủy văn Thanh Hóa).
2.4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội dự án WB3 khu vực nghiên cứu
Tác động của dự án WB3 về mặt kinh tế, xã hội được đánh giá trực tiếp bằng phương pháp định tính và định lượng, đề tài sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA). Đây là phương pháp đánh giá được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trong việc đánh giá các dự án nông - lâm nghiệp. Dựa vào các nguồn thông tin, tài liệu thu thập và phỏng vấn người dân bằng phiếu điều tra kinh tế, xã hội theo mẫu thiết kế sẵn (Phụ lục 02).