Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và hiệu quả rừng trồng dự án WB3 tại huyện như thanh, tỉnh thanh hóa (Trang 26 - 67)

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của của rừng trồng WB3 mang lại cho các hộ gia đình tham gia dự án trồng rừng, đề tài sử dụng phương pháp phân tích chi phí và

thu nhập bằng việc so sánh giữa đầu vào (chi phí) và đầu ra (thu nhập) ở 2 thời điểm trước và sau dự án thông qua phỏng vấn 30 hộ tham gia dự án, gồm:

- Giá trị thu nhập BPV năm 2012, 2015.

- Giá trị chi phí CPV năm 2012, 2015.

Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế: Giá trị hiện tại thuần tuý NPV: là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất; và tỉ lệ thu nhập trên chi phí BCR.

2.4.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội

+ Đánh giá mức độ chấp nhận của người dân được thể hiện qua số lượng các hộ gia đình tham gia vào hoạt động của Dự án (trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ.v. v…) + Các phương thức canh tác được người dân áp dụng (chấp nhận) là những phương thức mang lại hiệu quả kinh tế cao, áp dụng kỹ thuật dễ dàng và các điều kiện về vật tư, tiền vốn, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ môi trường cảnh quan được đáp ứng thoả đáng.

+ Đánh giá hiệu quả giải quyết việc làm (mức độ thu hút lao động thông qua các hoạt động của Dự án). Chúng tôi xác định số nhân công cần thiết cho các hoạt động trong cả chu kỳ của Dự án. Thông qua đó có thể biết được khả năng giải quyết lao động dư thừa, tạo công ăn việc làm cho người dân trong vùng.

+ Đánh giá khả năng phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân trong vùng dự án.

+ Đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với dự án, đề tài sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA), phỏng

vấn trực tiếp người dân bằng câu hỏi điều tra: Ông (bà) có hài lòng với dự án Phát

triển ngành lâm nghiệp WB3? với 5 sự lựa chọn trả lời, gồm: rất không hài lòng; không hài lòng; bình thường (chấp nhận được); hài lòng; rất hài lòng.

2.4.3.4. Đánh giá hiệu quả tổng hợp

Hiệu quả tổng hợp của các phương thức canh tác có nghĩa là một phương thức canh tác phải có hiệu quả kinh tế nhất, mức độ chấp nhận xã hội cao nhất (hiệu quả xã hội) và góp phần gìn giữ bảo vệ môi trường sinh thái (hiệu quả sinh thái).

Áp dụng phương pháp tính chỉ số hiệu quả tổng hợp các phương thức canh tác (Ect) của W.Rola (1994).

n : f f or f f ... f f or f f Ect n min max n 1 min max 1                     

Trong đó: Ect: là chỉ số hiệu quả tổng hợp. Nếu Ect = 1 thì phương thức canh tác có hiệu quả tổng hợp cao nhất. Phương thức canh tác nào có Ect càng gần 1 thì hiệu quả tổng hợp càng cao.

- f: là các đại lượng tham gia vào tính toán (NPV, CPV, IRR,…).

- fmax: là giá trị cực đại của đại lượng tham gia tính toán và được sử dụng tính toán trong hiệu quả tổng hợp thường là các chỉ tiêu về kinh tế như các giá trị NPV, BCR, IRR, hoặc chỉ tiêu về xã hội là các giá trị đầu tư công lao động, giá trị sản phẩm hoặc trong chỉ tiêu môi trường là các giá trị khả năng giữ nước của cây rừng, tính đa dạng sinh học cao nhất...

- fmin: là giá trị cực tiểu của đại lượng tính toán, được sử dụng tính toán trong hiệu quả tổng hợp thường là của chỉ tiêu về xã hội như giá trị đầu tư thấp nhất...

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Vùng thực hiện đề tài gồm 3 xã Mậu Lâm, Xuân Phúc, Yên Thọ nằm ở trung tâm huyện huyện Như Thanh, cách thành phố Thanh Hóa 40 km về phía Tây-Nam.

Địa hình dốc ở phía Đông và thoải dần về phía Tây Nam, độ dốc từ 5 đến 300. Nhìn chung địa hình phù hợp cho các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp.

Những nơi có độ dốc từ 10 ÷ 300 được qui hoạch cho sản xuất lâm nghiệp, nơi có

độ dốc dưới 100 được qui hoạch cho trồng cây nông nghiệp và cây ăn quả.

3.1.2. Khí hậu

3 xã đề tài nói riêng, huyện Như Thanh nói chung nằm trong khu vực trung du với đặc điểm khí hậu mang tính chất đặc trưng của khu vực trung du Bắc Trung Bộ. Khí hậu của khu vực có đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nền chung của khí hậu nóng ẩm nhưng có một mùa đông lạnh và mùa hè mưa nhiều.

Mùa hè nhiệt độ trung bình 240C bắt đầu khoảng đầu tháng 5 và kết thúc vào

cuối tháng 10. Mùa đông nhiệt độ trung bình dưới 210C bắt đầu từ khoảng trung tuần tháng 11 đến trung tuần tháng 3.Thời gian còn lại được coi là thời kỳ chuyển mùa nhiệt hàng năm. Với chế độ nhiệt như vậy đã hình thành nên các tiểu vùng khí hậu khác nhau trên cùng một địa bàn, cùng với các loại đất khác nhau thích hợp với nhiều loại cây trồng và vật nuôi khác nhau.

Gió: khu vực nghiên cứu nằm trong khu vực nội địa lại có nhiều núi cao nên ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Hướng gió thịnh hành Đông-Bắc trong các tháng mùa đông và hướng gió thình hành Đông - Nam trong các tháng mùa hè.

Tốc độ gió nói chung khá nhỏ. Tốc độ gió trung bình năm chỉ ở 2-3m/s. Về chế độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình là 85%.

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1600mm – 2500mm. Mùa mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9, chiếm khoảng 80 - 85 % tổng lượng mưa cả

năm, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong các tháng mùa khô lượng bốc hơi nước cao, đặc biệt là vào tháng 12 và tháng 1 lượng mưa rất ít, lượng bốc hơi cao, đôi khi xuất hiện sương muối, cùng với thời tiết khô hanh thường gây hạn hán, thiệt hại cho các loài cây gieo ươm và sản xuất nông nghiệp trong khu vực.

Nguồn: Theo tài liệu của trạm khí hậu thuỷ văn Thanh Hóa.

3.1.3. Thủy văn

Trong khu vực có 2 con suối lớn, do địa hình dốc hiểm trở ở thượng nguồn nên vào mùa mưa các dòng suối chảy xiết gây lũ lụt. Mùa khô rừng đầu nguồn bị chặt phá mạnh không giữ được nguồn nước nên nước suối cạn, đồng ruộng khô hạn không canh tác được ruộng màu. Do vậy sản xuất của nông dân địa phương chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, không chủ động được nguồn nước tưới.

3.1.4. Đất đai và thực bì

3.1.4.1. Đất đai

- Đất đai vùng khu vực nghiên cứu chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng, phát triển trên đá mẹ phiến thạch.

- Độ dầy tầng đất từ 0,6 – 1m, đất thịt nhẹ, thoát nước, tỷ lệ mùn cao chiếm diện tích là 7136 ha.

- Đất Ferlits màu vàng phát triển trên đá mẹ Poóc, độ dầy tầng đất từ 0,5 – 1,2 m chiếm diện tích là 1125 ha.

a) Tổng diện tích đất tự nhiên là 8.261,6 ha trong đó;

+ Đất lâm nghiệp là: 3.398,7 ha chiếm 41%.

+ Đất ngoài lâm nghiệp: 4.862,9 ha chiếm 59%.

b) Chức năng của đất lâm nghiệp như sau: - Quy hoạch rừng phòng hộ: 866,6 ha - Quy hoạch rừng sản xuất: 3.996,3 ha.

c) Hiện trạng quy hoạch rừng sản xuất khi xây dựng dự án: 3.996,3 - Diện tích đất có rừng: 3.177,2 ha.

+ Rừng tự nhiên: 981,6 ha + Rừng trồng: 2.195,6 ha

- Diện tích chưa có rừng: 819,1 ha

d) Hiện trạng, giao đất, cấp giấy CNQSDĐ rừng sản xuất: - Đã giao, tạm giao, cho hộ gia đình: 3.697,8 ha

- Chưa giao: 298,5 ha (đất trống ở xã Xuân Phúc)

* Đối tượng đất quy hoạch rừng sản xuất đã giao, tạm giao cho hộ gia đình là rừng trồng và chưa giao thuộc đối tượng dự án hướng đến đầu tư 3.014,7 ha,

Bảng 3.1: Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất năm 2011 khu vực nghiên cứu.

TT Tổng diện tích tự nhiên Đất ngoài lâm nghiệp

Quy hoạch lâm nghiệp

Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Có rừng Chưa rừng Có rừng Chưa rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng Rừng tự nhiên Rừng trồng Cộng 8261,6 3398,7 187,0 485,6 194,0 981,6 2195,6 819,1 a Đất của tổ chức 959,6 93,0 187,0 485,6 194,0 b Đất của hộ gia đình 7302,0 3305,7 981,6 2195,6 819,1 - Đã có Sổ đỏ 7003,5 3305,7 981,6 2195,6 520,6 - Chưa có Sổ đỏ 298,5 298,5 1 Mậu Lâm 4244,7 1726,8 150,8 173,5 180,0 443,7 1169,8 400,1 a Đất của tổ chức 533,3 29,0 150,8 173,5 180,0 b Đất của hộ gia đình 3711,4 1697,8 443,7 1169,8 400,1 - Đã có Sổ đỏ 3711,4 1697,8 443,7 1169,8 400,1 - Chưa có Sổ đỏ 2 Xuân Phúc 2527,2 643,4 36,2 312,1 14,0 387,4 835,6 298,5 a Đất của tổ chức 398,3 36,0 36,2 312,1 14,0 b Đất của hộ gia đình 2128,9 607,4 387,4 835,6 298,5 - Đã có Sổ đỏ 1830,4 607,4 387,4 835,6 - Chưa có Sổ đỏ 298,5 298,5 3 Yên Thọ 1489,7 1028,5 150,5 190,2 120,5 a Đất của tổ chức 28,0 28,0 b Đất của hộ gia đình 1461,7 1000,5 150,5 190,2 120,5 - Đã có Sổ đỏ 1461,7 1000,5 150,5 190,2 120,5 - Chưa có Sổ đỏ

Hình 3.1: Hiện trạng sử dụng đất (a) và rừng sản xuất (b) khu vực nghiên cứu.

3.1.4.2. Thực bì

Thực bì chủ yếu: Các loài cây bụi như Thành ngạnh, Huđay, Lau, Chít… Độ che phủ bình quân 65 ÷ 80 %, thực bì xếp vào loại Ia.

Tóm lại: Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu thuận lợi cho các hoạt

động sản xuất nói chung và sản xuất lâm nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, do địa hình và khí hậu biến đổi phức tạp nên cũng có một số khó khăn cho các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp và trồng rừng.

3.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội

3.2.1. Dân tộc, dân số lao động

Khu vực nghiên cứu có 3 dân tộc cùng sinh sống: Kinh, Mường, Thái

Toàn vùng có 5.006 hộ, 21.760 nhân khẩu, mật độ dân số bình quân là 263 người/ km2, tỷ lệ tăng dân số là 1,5%.

Tổng số người trong độ tuổi lao động là 13.056 người trong đó 90% là lao động nông lâm nghiệp, còn lại 10% làm các ngành nghề khác.

3.2.2. Hiện trạng kinh tế

Khu vực nghiên cứu có điều kiện tự nhiên khá phức tạp, diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, đa phần dân cư thuộc các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu. Việc thâm canh tăng vụ cũng như áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất còn hạn chế, nên năng suất và sản lượng lương thực còn thấp. Sản lượng thóc qui đầu người mới đạt 220 kg thóc/ người. Tình hình chăn nuôi trong khu vực khá phát triển, nhưng mới chỉ dừng lại ở chăn thả tự nhiên, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt gia đình, chưa trở thành hàng hoá và thu nhập chính của hộ gia đình. Thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp không đáng kể, chưa đóng vai trò quan trọng và chủ đạo trong cơ cấu kinh tế, xã hội của địa phương. Hàng năm có khoảng 25 – 30% số hộ nghèo đói nhà nước phải cho vay hoặc trợ cấp.

3.2.3. Hiện trạng xã hội và cơ sở hạ tầng

* Về giao thông: Hệ thống đường liên thôn khá hoàn chỉnh, đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại bằng xe cơ giới vào mùa khô. Hệ thống đường giao thông tới các thôn bản là đường đất đi lại khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa gây trở ngại cho việc thực hiện các hoạt động của Dự án.

* Điện nước phục vụ cho sinh hoạt.

- Về điện: Hầu hết các hộ gia đình đã sử dụng điện lưới quốc gia, một số hộ ở địa hình phức tạp gần sông suối lớn đã tận dụng dòng chảy của nước vào mùa mưa, lắp thuỷ điện nhỏ giải quyết vấn đề thắp sáng trong gia đình.Tuy nhiên số hộ sử dụng nguồn điện năng này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

- Nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất: Phần lớn số hộ gia đình trong khu vực sử dụng nước từ giếng đào và giếng khoan cho sinh hoạt gia. Tuy nhiên chất lượng nước không đảm bảo thường đục vào mùa mưa và thiếu vào mùa khô.Đặc biệt lượng nước cấp cho sản xuất không ổn định, nó ảnh hưởng đến diện tích canh tác đất nông nghiệp và năng suất cây trồng.

*Về y tế giáo dục, văn hoá, thông tin

- Y tế: Nhìn chung cơ sở vật chất cho các hoạt động y tế, còn khá nghèo nàn, thuốc men thiếu thốn nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc chữa bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho người dân.

- Giáo dục: Mỗi xã đều có 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở. Các trường đều có đủ phòng học nên các em không phải học theo ca. Tuy nhiên một số trường dụng cụ giảng dậy còn nghèo nàn, thiếu thốn nên đã ảnh hưởng không ít đến chất lượng học tập của học sinh.

- Các hoạt động văn hoá thông tin: Phần lớn các hộ trong vùng đều có đài, ti vi, rất nhiều hộ đã mua xe máy làm phương tiện đi lại, cải thiện đời sống tinh thần. Ngoài ra một số hộ sinh sống trong những địa bàn phức tạp không có khả năng mua nên rất hạn chế cho việc nắm bắt thông tin cập nhật hàng ngày.

- Về an ninh trật tự xã hội: Do phong trào quần chúng bảo vệ an ninh và phòng chống tội phạm được phát động sâu rộng trong nhân dân nên vấn đề an ninh trong khu vực được ổn định.

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả hoạt động dự án trồng rừng WB3 tại huyện Như Thanh, Thanh Hóa Hóa

4.1.1. Diện tích rừng, phân bố không gian diện tích rừng trồng WB3

Sau 3 năm thực hiện (6/2012 - 3/2015), đã có 576 hộ của 3 xã (Mậu Lâm, Xuân Phúc, Yên Thọ) thực hiện trồng 1.011,3 ha rừng sản xuất theo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định của dự án, cụ thể theo bảng 4.1 và chi tiết có tại (Phụ lục 03)

Bảng 4.1: Kết quả trồng rừng dự án. TT Kế hoạch Thực hiện Đạt (%) Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Về số hộ Về diện tích Mậu Lâm 310 490 299 459 96,5 93,7 Xuân Phúc 200 400 205 440,5 102,5 110,1 Yên Thọ 70 110 72 111,8 102,9 101,6 Tổng cộng 580 1000 576 1011,3 99,3 101,1 1 Năm 2012 Mậu Lâm 110 120 106 108,5 96,4 90,4 Xuân Phúc 80 80 76 133,8 95,0 167,3 Tổng 190 200 182 242,3 95,8 121,2 2 Năm 2013 Mậu Lâm 90 170 91 167 101,1 98,2 Xuân Phúc 70 180 71 173,7 101,4 96,5 Yên Thọ 40 50 39 48,5 97,5 97,0 Tổng 200 400 201 389,2 100,5 97,3 3 Năm 2014 Mậu Lâm 110 200 102 183,5 92,7 91,8 Xuân Phúc 50 140 58 133 116,0 95,0 Yên Thọ 30 60 33 63,3 110,0 105,5 Tổng 190 400 193 379,8 101,6 95,0

Hình 4.1: Phân bố diện tích rừng trồng và hộ trồng rừng tại 3 xã thực hiện dự án

Nhận xét: Qua bảng 4.1 và hình 4.1 đề tài đi đến một số nhận xét sau:

- Dự án phát triển ngành lâm nghiệp WB3 huyện Như Thanh đã chỉ đạo các

hộ thực hiện trồng rừng vượt kế hoạch giao 101,1%.

- Phân bố không gian rừng trồng giữa các xã thực hiện dự án có sự chênh lệch là do quỹ đất rừng sản xuất và quy hoạch ban đầu khác nhau nên kết quả khác nhau nhưng vẫn đảm bảo kế hoạch.

4.1.2. Công tác quản lý, cơ chế, chính sách của dự án

4.1.2.1. Công tác quản lý dự án a) Tổ chức bộ máy thực hiện dự án

Ban quản lý Dự án phát triển ngành lâm nghiệp huyện Như Thanh gồm có: Giám đốc, phó giám đốc và 7 cán bộ phụ trách từng lĩnh vực như: kế toán, giám sát đánh giá, khuyến lâm, Dân tộc thiểu số, chứng chỉ rừng, tính dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và hiệu quả rừng trồng dự án WB3 tại huyện như thanh, tỉnh thanh hóa (Trang 26 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)