Sau khi thu thập và điều tra các thông tin cần thiết trên cơ sở đã kiểm tra ở khía cạnh đầy đủ, chính xác, tiến hành tổng hợp, xử lý bằng phần mềm Exel, phân tích, đánh giá và rút ra các kết luận cần thiết.
Chương 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Chương Mỹ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Chương Mỹ là một huyện thuộc cửa ngõ phía Tây của thành phố Hà Nội có toạ độ địa lý từ 20023’ đến 20045’ độ vĩ Bắc và từ 105030’ đến 105045’ độ kinh Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km theo Quốc lộ 6. Có tổng diện tích tự nhiên 23.737,89 ha, gồm 30 xã và 02 thị trấn. Có vị trí địa lý như sau:
Phía Đông giáp huyện Thanh Oai; Phía Nam giáp huyện Ứng Hoà và huyện Mỹ Đức; Phía Tây giáp huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình; Phía Bắc giáp huyện Hoài Đức, Quốc Oai và quận Hà Đông.
Trên địa bàn có các tuyến đường quan trọng chạy qua: Tỉnh lộ 419 nối liền các xã và các huyện lân cận; Quốc lộ 6 với chiều dài 18km và đường Hồ Chí Minh với chiều dài 16,5 km giúp cho Chương Mỹ trở thành đầu mối và cầu nối giao thương quan trọng giữa Thủ đô với các tỉnh thành đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh vùng Tây Bắc; giữa Hà Nội với các tỉnh thành phía Nam. Trong quy hoạch phát triển KT-XH của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chương Mỹ nằm trong vành đai xanh phát triển của Thủ đô với Khu đô thị vệ tinh Xuân Mai diện tích quy hoạch 6.537,66 ha và thị trấn Sinh thái Chúc Sơn diện tích quy hoạch 2.024,23 ha đã được UBND Thành phố phê duyệt là điều kiện rất thuận lợi cho huyện Chương Mỹ phát triển kinh tế- xã hội theo hướng đô thị, dịch vụ trong những năm tới.
3.1.1.2 Địa hình địa mạo
Huyện Chương Mỹ vừa mang đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng vừa mang đặc trưng của vùng bán sơn địa. Địa hình được phân bố thành 3 vùng rõ rệt: vùng bán sơn địa, vùng bãi ven sông Đáy và vùng đồng bằng thuộc khu vực trung tâm của huyện
Vùng bán sơn địa: bao gồm 12 xã, thị trấn ven đường Quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh, là thị trấn Xuân Mai, các xã Đông Phương Yên, Đông Sơn, Thanh Bình, Thuỷ Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc. Địa hình khu vực khá phức tạp, có độ dốc từ Tây sang Đông với đặc điểm chính của vùng đất là địa hình bị chia cắt bởi đồi gò và ruộng trũng. Đồi gò ở đây chủ yếu là đồi thấp với độ dốc trung bình từ 50 đến 200. Địa hình có xu hướng thấp dần từ dãy núi Lương Sơn thấp về phía sông Bùi, sông Tích.
Vùng bãi ven sông Đáy: gồm 5 xã và 01 thị trấn là Phụng Châu, Chúc Sơn, Lam Điền, Thụy Hương, Thượng Vực và Hoàng Diệu, thích hợp để trồng lúa và rau màu, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.
Vùng đồng bằng thuộc khu vực trung tâm của huyện: Vùng này gồm 15 xã còn lại phân bố ở vị trí trung tâm của huyện. Về địa hình vùng đồng bằng không bằng phẳng, có độ dốc từ bắc xuống nam, từ tây sang đông xen những ô trũng. Địa hình bị chia cắt bởi các tuyến đê bao, các bờ kênh, đường giao thông, làng mạc tạo nên những khu vực trũng thấp, xen kẹp rất khó khăn cho việc tiêu thoát úng. Đây là vùng chuyên canh cây lúa chủ yếu của huyện, nay đang chuyển mình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Chương Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Bắc Bộ, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa vùng núi Tây Bắc với vùng đồng bằng. Nhiệt độ trung bình từ tháng 11 đến tháng 4 khoảng 200C, tháng 1 và đầu tháng 2 nhiều ngày có nhiệt độ thấp từ 8 - 120C, từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiệt độ trung bình là 27,400C, tháng 6 - 7 nhiệt độ cao nhất là 380C, mùa hè có mưa nhiều, mùa đông mưa ít và đôi khi có sương muối.
* Chế độ gió: Mùa đông có nhiều đợt gió mùa Đông Bắc, mùa hè có gió Đông Nam (mát và ẩm). Song trên địa bàn huyện mỗi mùa thường có 4 - 5 đợt gió Tây Nam (nóng và khô) thổi qua. Đối với vùng đồi gò khi có gió Tây Nam thường làm cho mặt đất bị nóng và gây ra các ảnh hưởng đối với cây trồng hàng năm và các loại cây có bộ rễ chùm.
* Thuỷ văn: trên địa bàn huyện có 3 con sông chảy qua là: sông Bùi, sông Tích và sông Đáy.
Sông Bùi: Bắt đầu từ Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình có lưu vực là 195 km2 đoạn chảy qua huyện là 23 km từ Xuân Mai nhập vào sông Đáy tại Ba Thá xã Hoà Chính.
Sông Tích bắt đầu từ Sơn Tây chảy qua địa phận huyện là 5 km thuộc xã Đông Sơn hợp với sông Bùi tại cầu Tân Trượng (Thuỷ Xuân Tiên).
Sông Đáy chảy qua địa phận huyện Chương Mỹ có chiều dài là 28 km từ địa phận xã Phụng Châu đến Ba Thá (Hoà Chính). Nhìn chung sông Đáy về mùa mưa nước không lớn vì thực chất là con sông cụt giới hạn bởi đập Đáy.
Huyện có 3 hồ nhân tạo lớn là hồ Đồng Sương, hồ Văn Sơn và hồ Miễu là nguồn tưới chủ động cho các diện tích nông nghiệp của huyện.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng năm 1998, huyện Chương Mỹ có các nhóm đất như sau: đất đá bọt, đất xám Feralit điển hình, đất xám điển hình, đất phù sa trung tính, đất phù sa glây chua, đất than bùn
Đất đá bọt: Đất có độ dốc từ 5-100, độ cao tuyệt đối từ 10 m – 50 m, thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ, thịt trung bình
Đất xám Feralit điển hình, phân bố trên các khu vực có núi đá vôi. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và thịt nhẹ
Đất xám điển hình, phân bố tập trung chủ yếu quanh các khu vực có núi đá vôi. Thành phần cơ giới là đất thịt trung bình và đất thịt nhẹ
Đất phù sa trung tính, ít chua, đất phù sa chua (trong đê) phân bố ở các xã thuộc khu vực giữa huyện, địa hình bằng và thấp trũng, thành phần cơ giới là đất thịt trung bình và thịt nặng, tầng canh tác dày từ 18-20 cm, thường xuyên bị ngập nước nên đa số bị glây
Đất phù sa trung tính, ít chua, đất phù sa chua (ngoài đê), phân bố chủ yếu ở vùng ngoại đê dọc theo bờ hữu sông Đáy. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất cát pha, thịt nhẹ hoặc thịt trung bình, tầng canh tác 18-20 cm, thích hợp để phát triển cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.
Đất phù sa glây trung tính phân bố chủ yếu ở các xã vùng giữa huyện. Đất phù sa glây chua tập trung ở các xã Đồng Phú, Văn Võ, Hoà Chính. Đất glây trung tính, phân bố rải rác trên địa bàn huyện.
Đất than bùn điển hình có ở xã Tân Tiến.
- Tài nguyên nước: bao gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Nguồn nước mặt chủ yếu có ở các hồ và các sông qua các xã được lấy từ 3
con sông chảy qua huyện, từ 3 hồ chứa nước lớn và các đầm nhỏ nằm rải rác quanh vùng. Nguồn nước ngầm có độ sâu dao động trong khoảng từ 5 đến 55 m, nước ngầm sạch có ở độ sâu từ 15 - 55 m qua các tầng cát trắng cát vàng sỏi cuội là có thể khai thác tốt nhất; nước đảm bảo chất lượng và có thể khai thác lâu dài.
- Tài nguyên khoáng sản: Chương Mỹ là huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản. Chủ yếu có nguồn đá núi để sản xuất vật liệu xây dựng, nung vôi để xây nhà, đá trải đường, đá Perit để xây nhà. Các tài nguyên này có ở khu vực Miếu Môn, Tân Tiến, Nam Phương Tiến (đá lát hoa để trang trí cho các công trình xây dựng, xuất khẩu)
Ngoài ra còn có Cao lanh ở Xuân Mai; Than bùn ở Phụng Châu; Cát ở sông Đáy và sông Bùi; Vàng sa khoáng ở Xuân Mai ...
- Tài nguyên nhân văn: Theo số liệu của Phòng thống kê huyện Chương Mỹ dân số toàn huyện đến tháng 12 năm 2018 là 332.821 người. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên là 11,3%, dân số sống ở nông thôn chiếm 88,12%, ở thành thị chiếm 11,88%.
Dân tộc Kinh là dân tộc chủ yếu ở Chương Mỹ chiếm 99,87%. Người Mường chỉ có 102 hộ ở xã Trần Phú với 421 người chiếm 0,13% dân số toàn huyện. Ngoài ra còn có một số dân tộc khác ở nơi khác chuyển đến song số lượng chỉ có vài chục người.
- Tài nguyên cảnh quan, di tích lịch sử và du lịch: là huyện có nhiều di tích lịch sử, mật độ di tích lịch sử khá cao, khoảng 18 di tích/100 km2 (cả nước chỉ có 2,2 di tích/100 km2). Huyện có khu thắng cảnh chùa Trầm, chùa Trăm gian, một quần thể danh lam di tích lịch sử văn hoá gần đường Quốc lộ 6. Ngoài ra còn có dải núi rừng và hồ phía Tây đường Hồ Chí Minh cũng có tiềm năng rất lớn về du lịch. Hiện nay đã xây dựng xong dự án bảo tồn tôn tạo và phát triển khu di tích núi Trầm, chùa Trăm gian.
* Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Những lợi thế
Huyện Chương Mỹ có thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá rộng lớn là các quận huyện trong thành phố Hà Nội, tỉnh Hoà Bình và các vùng phụ cận. Mạng lưới giao thông thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá, tạo điều kiện cạnh tranh cho các sản phẩm của địa phương như các hàng nông lâm thuỷ sản, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, hàng chế biến nông sản. Khu vực Tây Nam nhờ vị thế là vùng đồi gò, đất đai rộng lớn, người dân thuần nông chăm chỉ nên chính là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm (như ngô, khoai sắn, hoa quả, thịt, cá ...) cho các chợ đầu mối vào khu vực nội thành Hà Nội.
Do có đường Hồ Chí Minh và đường Quốc lộ 6 chạy qua và nằm trong vùng quy hoạch phát triển hành lang của thủ đô Hà Nội về phía Tây nên rất thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặt cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Đồng thời tạo điều kiện cho khu vực này tiếp xúc và tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, trình độ quản lý tiên tiến.
Đặc điểm khí hậu cho phép nuôi trồng được nhiều loại động thực vật có điều kiện phát triển nền kinh tế nông nghiệp đa dạng trên địa bàn khu vực.
Nguồn nước của khu vực tương đối dồi dào, các nguồn nước có trữ lượng tương đối lớn cơ bản đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và nước sinh hoạt
Với cơ chế mới vừa phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế của huyện vừa khai thác tốt các yếu tố tích cực từ bên ngoài, khu vực phía Tây Nam của huyện đang trở thành nơi thu hút các nguồn lực từ trong và ngoài địa phương để phát triển toàn diện ngành nông nghiệp – một thế mạnh của khu vực từ trước đến nay.
- Khó khăn
Do địa hình không bằng phẳng vẫn còn một số diện tích chưa chủ động tưới và tiêu. Đặc biệt là các xã Trần Phú, Hoàng Văn Thụ… Việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi vừa khó khăn vừa tốn kém. Một khó khăn nữa của khu vực là hiện tượng lũ rừng ngang từ phía Lương Sơn Hoà Bình đổ về sau những trận mưa lớn, gây thiệt hại nhiều cho sản xuất nông nghiệp ở các xã vùng đồng trũng dọc sông Bùi. Thông thường những trận mưa lớn xảy ra các khu vực hay bị ngập lụt ở vùng trũng.
Khí hậu vài năm gần đây biến đổi thất thường, nhiều năm bị úng lụt, nóng ẩm mưa nhiều tạo điều kiện cho sâu bệnh phá hoại mùa màng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Lượng mưa hàng năm không ổn định có thể gây hạn cho vụ đông xuân, đôi khi cả vụ mùa. Những năm mưa lớn và tập trung có thể gây ngập úng nặng cho vụ mùa và vụ đông. Nguồn nước ngầm chưa được khảo sát kỹ và chưa được khai thác cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
Nguồn lao động của khu vực dồi dào nhưng trình độ văn hoá thấp, lao động có tay nghề ít, đặc biệt thiếu lao động có quản lý, có kinh nghiệm và trình độ cao, lao động làm kinh tế giỏi. Hàng năm số lao động không có việc làm khoảng 5%, thiếu việc làm khoảng 30% tập trung vào khu vực sản xuất nông nghiệp. Lao động thủ công tập trung vào một số nghề như mây tre đan xuất khẩu, thủ công mỹ nghệ, nghề mộc v.v… Như vậy về lao động thủ công thì khu vực đủ sức đáp ứng nhưng lao động kỹ thuật cần có kế hoạch đào tạo lâu dài.
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế *Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua nền kinh tế của huyện Chương Mỹ đã vượt qua nhiều khó khăn và có những bước phát triển mới, đã tạo được sự tăng trưởng khá, tạo tiền đề cho phát triển tương lai.
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2014 – 2018 TT Chỉ tiêu ĐV tính Giai đoạn 2014-2018 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Tăng trưởng chung % 12,1 12,4 11,2 11,0 11,7
2 Công nghiệp - xây dựng % 56 56,4 56,6 57,5 57,4
3 Thương mại - dịch vụ % 18 19,1 20,4 22,2 23,5
4 Nông, lâm, thủy sản % 28 24,5 23 20,3 19,1
5 Thu nhâp bình quân/ người
triệu đ/người/
năm
22,4 26 32 39 43
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng của huyện Chương Mỹ từ năm 2014 đến 2018)
Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm trở lại đây của khu vực đạt 11,7% (năm 2014 - 2018). Trong đó công nghiệp – xây dựng chiếm 56,8 %; thương mại - dịch vụ chiếm 20,64%; nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ trọng 23,0%. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng tạo ra những sản phẩm hàng hoá đa dạng, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá và đời sống của nhân dân trong huyện và khu vực Thành phố.Thu nhập bình quân đầu người được nâng cao, tăng từ 22,4 triệu đồng năm 2014 lên 43 triệu đồng năm 2018 (giá thực tế
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng, nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản giảm từ 26% năm 2014 lên 19,1% năm 2018; công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng từ 56% năm 2014 lên 57,5% năm 2018; thương mại và dịch vụ tăng từ 18% năm 2014 lên còn 20,3% năm 2018.
Bảng 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nghiên cứu giai đoạn 2014 - 2018 Đơn vị tính:% Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Nông lâm - thuỷ sản 26 24,5 23 20,3 19,1
Công nghiệp - XD 56 56,4 56,6 57,5 57,5
Thương mại - dịch vụ 18 19,1 22,2 22,2 20,3
Như vậy, ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ đã tăng nhanh trong giai đoạn 2014 - 2018, trong khi đó nông lâm – thủy sản cơ bản đã có bước giảm rõ rệt.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế * Khu vực kinh tế nông nghiệp