3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế *Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua nền kinh tế của huyện Chương Mỹ đã vượt qua nhiều khó khăn và có những bước phát triển mới, đã tạo được sự tăng trưởng khá, tạo tiền đề cho phát triển tương lai.
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2014 – 2018 TT Chỉ tiêu ĐV tính Giai đoạn 2014-2018 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Tăng trưởng chung % 12,1 12,4 11,2 11,0 11,7
2 Công nghiệp - xây dựng % 56 56,4 56,6 57,5 57,4
3 Thương mại - dịch vụ % 18 19,1 20,4 22,2 23,5
4 Nông, lâm, thủy sản % 28 24,5 23 20,3 19,1
5 Thu nhâp bình quân/ người
triệu đ/người/
năm
22,4 26 32 39 43
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng của huyện Chương Mỹ từ năm 2014 đến 2018)
Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm trở lại đây của khu vực đạt 11,7% (năm 2014 - 2018). Trong đó công nghiệp – xây dựng chiếm 56,8 %; thương mại - dịch vụ chiếm 20,64%; nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ trọng 23,0%. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng tạo ra những sản phẩm hàng hoá đa dạng, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá và đời sống của nhân dân trong huyện và khu vực Thành phố.Thu nhập bình quân đầu người được nâng cao, tăng từ 22,4 triệu đồng năm 2014 lên 43 triệu đồng năm 2018 (giá thực tế
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng, nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản giảm từ 26% năm 2014 lên 19,1% năm 2018; công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng từ 56% năm 2014 lên 57,5% năm 2018; thương mại và dịch vụ tăng từ 18% năm 2014 lên còn 20,3% năm 2018.
Bảng 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nghiên cứu giai đoạn 2014 - 2018 Đơn vị tính:% Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Nông lâm - thuỷ sản 26 24,5 23 20,3 19,1
Công nghiệp - XD 56 56,4 56,6 57,5 57,5
Thương mại - dịch vụ 18 19,1 22,2 22,2 20,3
Như vậy, ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ đã tăng nhanh trong giai đoạn 2014 - 2018, trong khi đó nông lâm – thủy sản cơ bản đã có bước giảm rõ rệt.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế * Khu vực kinh tế nông nghiệp
Tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng giảm không đều: Năm 2014: 4%, năm 2018 đạt 5,5%. Tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm dần: Năm 2014: 26%, và đến năm 2018 còn 19,1%
Đối với khu vực kinh tế nông nghiệp của huyện thường xuyên áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật thâm canh, chuyển đổi cơ cấu nên trong nội ngành luôn có bước chuyển biến tích cực.
* Khu vực Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng cơ bản
- Giá trị sản xuất của khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng nhanh qua các năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp - xây dựng bình quân giai đoạn 2014 - 2018 đạt 56,8%/năm.
Năm 2014, tỷ trọng CN - XD chiếm 56%, năm 2018 tỷ trọng CN - XD chiếm 57,5% trong cơ cấu kinh tế.
- Cơ cấu thành phần kinh tế: Công nghiệp ngoài quốc doanh và các liên doanh là chủ yếu chiếm 76,9% giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn. Cơ cấu thành phần kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, khu vực quốc doanh được sắp xếp lại và giảm đầu mối, khu vực ngoài quốc doanh phát triển nhanh đã huy động vào sản xuất và giải quyết công ăn việc làm.
- Cơ cấu phát triển ngành công nghiệp theo vùng: khu vực Tây Nam chính là vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất trên địa bàn huyện Chương Mỹ
- Hiện trạng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã từng bước thích ứng với cơ chế thị trường. Nhiều doanh nghiệp tập thể và tư nhân được thành lập, ổn định sản xuất và đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị công nghệ, máy móc mới như các ngành cơ khí, gia công gỗ, hoá chất phân bón, chế biến thực phẩm.
Quy mô đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tăng khá nhanh. Cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống được xây dựng mới và nâng cấp. Hệ thống đường dây điện, trạm biến thế, công trình thủy lợi được đầu tư ngày càng mạnh. Trường lớp học được nâng cấp. Đến nay đã có rất nhiều dự án nhà văn hóa thôn xóm được thực hiện. Các trạm xá trên địa bàn được nâng cấp. Các công trình công cộng, phúc lợi khác: Trụ sở, công trình văn hoá, đài tưởng niệm, chợ… cũng được đầu tư thay đổi nhiều so với trước. Xây dựng công trình của hộ gia đình (Nhà ở, công trình chăn nuôi …) trong những năm qua ngày càng tăng, đã góp phần chỉnh trang, thay đổi lớn bộ mặt nông thôn.
* Khu vực kinh tế Dịch vụ - Thương mại – Du lịch
Giá trị sản xuất của khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại tăng nhanh qua các năm.
Ngành dịch vụ - thương mại tăng trưởng mạnh trong những năm qua. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ - thương mại giai đoạn 2014 - 2018 đạt 20.36%/năm.
Thực trạng phát triển một số ngành chủ yếu
Thương mại: Trong những năm qua hoạt động dịch vụ ở các xã, các thôn, xóm được phát triển mạnh. Bên cạnh việc cung ứng vật tư phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện một bộ phận lao động dịch vụ đã hướng vào phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của thị trường nội thành Hà Nội và các vùng lân cận.
Các trung tâm thương mại, dịch vụ các chợ đã được hình thành ở các tụ điểm dân cư, các thôn đều có trung tâm trao đổi hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.
Dịch vụ bưu chính, viễn thông: Dịch vụ bưu chính, viễn thông tiếp tục mở rộng và phát triển. Doanh thu bưu điện và viễn thông đạt hàng nghìn tỷ đồng. Mạng Internet băng thông rộng hoạt động hiệu quả, có xu hướng phát triển tốt.
Dịch vụ tài chính, ngân hàng: Các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn huyện gồm ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Ngân hàng chính
sách; Các hợp tác xã tín dụng. Hoạt động của các tổ chức tín dụng trải rộng trên địa bàn, đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư cho các doanh nghiệp và dân cư.
Du lịch: huyện Chương Mỹ có nhiều tiềm năng để phát triển dịch vụ về văn hoá, vui chơi, giải trí. Huyện cũng là một điểm phụ cận trong trung tâm du lịch của thành phố cần được đầu tư khai thác trước mắt và lâu dài. Các điểm có thể khai thác kinh tế du lịch.