Chƣơng 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.4. Đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ nguồn nƣớc sông Thƣơng trên địa bàn
5.4.1. Giải pháp chính sách, quản lý;
a. Về điều tra đánh giá tài nguyên nước
- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nƣớc, ƣu tiên thực hiện trƣớc đối với những vùng, những khu vực có nguy cơ ô nhiễm;
- Từng bƣớc, xây dựng, quản lý, khai thác mạng quan trắc, giám sát diễn biến về số lƣợng, chất lƣợng nguồn nƣớc, kết hợp với mạng quan trắc tài nguyên nƣớc của Trung ƣơng trên địa bàn tỉnh.
b. Về tăng cường quản lý, cấp phép trong lĩnh vực tài nguyên nước
- Thực hiện việc rà soát, kiểm tra thƣờng xuyên, phát hiện các tổ chức, cá nhân khai thác nƣớc mặt, xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc chƣa có giấy phép hoặc chƣa đăng ký, để có biện pháp xử lý, hƣớng dẫn cấp phép phục vụ công tác quản lý tài nguyên nƣớc;
- Xây dựng và thực hiện chƣơng trình thanh tra, kiểm tra hằng năm, kết hợp với công tác kiểm tra đột xuất, chú trọng đối với các tổ chức, cá nhân xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc lớn; kiên quyết xử lý vi phạm về việc xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc không theo quy định của pháp luật;
c. Về cơ chế chính sách trong bảo vệ nguồn nước sông Thương
- Rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh, trong đó tập trung vào cơ chế, chính sách
trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc, đặc biệt cơ chế chính sách cụ thể trong lĩnh vực xả nƣơc thải vào nguồn nƣớc;
- UBND cấp huyện, cấp xã phải tăng cƣờng công tác kiểm tra, quản lý tài nguyên nƣớc sông Thƣơng, kịp thời phát hiệt và xử lý các hành vi vi phạm làm ảnh hƣởng đến lƣu lƣợng và chất lƣợng nguồn nƣớc.
d. Về truyền thông
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chƣơng trình phổ biến pháp luật về tài nguyên nƣớc trong các cơ quan chuyên môn ở cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ cấp cơ sở, chú trọng đối với cấp huyện, cấp xã, nhất là cán bộ địa chính xã;
- Xây dựng mạng lƣới tuyên truyền viên tới cấp xã, chủ yếu lựa chọn trong các tầng lớp thanh thiếu niên, giáo viên, cán bộ y tế sở tại. Chú trọng bồi dƣỡng, đào tạo trang bị kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ tuyên truyền và kiến thức cơ bản về tài nguyên nƣớc, bảo vệ tài nguyên nƣớc;
- Thực hiện truyền thông trên quy mô rộng rãi, thƣờng xuyên. Hình thức truyền thông đa dạng, nội dung đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Phối hợp các chiến dịch, truyền thông của các đoàn thể khác nhƣ Hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên;
- Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng dân cƣ ở cấp cơ sở chủ động, tích cực tham gia giám sát các hoạt động liên quan đến tài nguyên nƣớc nói chung và xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc trên địa bàn nói riêng.
e. Giải pháp tài chính
- Xây dựng đề án huy động các nguồn lực để bảo vệ nguồn nƣớc trên địa bàn tỉnh, trƣớc mắt huy động từ vốn ngân sách nhà nƣớc bao gồm cả Trung ƣơng và địa phƣơng; các giai đoạn tiếp theo huy động nguồn lực của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ và sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp sử dụng nguồn nƣớc trên địa bàn tỉnh, từng bƣớc thực hiện xã
hội hoá công tác bảo vệ tài nguyên nƣớc.
- Tranh thủ tối đa các nguồn vốn tài trợ của Trung ƣơng, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp trong công tác quản lý tài nguyên nƣớc trên toàn tỉnh.