Xuất mộtsố giải pháp nhằm phát triển rừng trồng Keo lai trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng của loài keo lai (acacia mangium và acacia auriculiformis) trên địa bàn tỉnh gia lai​ (Trang 71 - 91)

Từ kết quả nghiên cứu, căn cứ điều kiện thực tế tại khu vực và điều kiện sinh thái học của Keo lai, đề tài đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm thúc đẩy

63

Keo lai trồng tại các khu vực nghiên cứu đều sinh trưởng và phát triển về đường kính, chiều cao, đường kính tán ở mức trung bình. Một lý do cơ bản là chúng ta chưa lựa chọn đúng điệu kiện lập địa khi trồng Keo lai và các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc chưa phù hợp.

- Hiện nay, cây trồng sau 7, 5, 3tuổi có tỷ lệ sống trung bình từ 68,7- 97,59%, đường kính nhỏ, chiều cao thấp nên năng suất thấp. Tuy nhiên, do mục tiêu kinh doanh là gỗ nguyên liệu băm dăm, nghiền bột giấy vànhờ có nhiều thân nên trữ lượng tổng trên ha khá cao (Đăk Đoa là 138,22 m3/ha, 5 tuổi), tại Lơ Ku là 231,6 m3

/ha với 7 tuổi. Do vậy, nếu có tiến hành trồng Keo lai tiếp theo cần quan tâm nhiều đến khâu giống, giống phải được tuyển chọn chọn từ những vườn giống các giống lai F1 được công nhận, sản xuất theo quy định, tiêu chuẩn của Bộ NNvàPTNT. Cây Keo lai từ hom, mô nên thường phân cành thấp, tạo nhiều thân/gốc… nên quy trình kỹ thuật cần có công chăm sóc tỉa cảnh, tỉa thân nếu với mục tiêu trồng rừng tạo gỗ nguyên liệu là ván thanh, gỗ xẻ….và tạo năng suất cao hơn.

- Nên chọn những lâm phần có độ dày tầng đất trên 50 -60 cm, độ dốc từ 250 trở xuống, đất thịt nhẹ đến sét nhẹ, mùn từ giàu đến trung bình, mật độ trồng 1660 cây/ha (3 x 2m).

- Lâm phần rừng Keo lai ở khu vực thảm tươi cây bụi rất ít, do hàng năm đã tiến hành đốt, phòng chống cháy rừng vào mùa khô do đó gây đất khô và hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu thấp. Do vậy, trong quá trình thiết kế trồng Keo lai cần thiết kế các biện pháp phòng chống cháy rừng như băng cản lửa (băng trắng, băng xanh..). Cần có những biện pháp che phủ mặt đất trong những tháng mùa khô cũng như phòng chống xói mòn đất vào mùa mưa vì Gia Lai chịu ảnh hưởng của 2 loại khí hậu ở 2 phía Đông và Tây Trường Sơn thời gian mưa và khô kéo dài.

64

- Hiện tại qua đánh giá phân bố N/D và N/H trên tất cả các ô tiêu chuẩn cho thấy sự phân bố chưa hợp lý, do cây bị đỗ gãy nhiều, nhiều thân trên gốc, mùa khô kéo dài (số tháng không mưa từ 4-6 tháng) do đó cần có những điềuchỉnh hợp lý về mật độ từ những năm thứ 3 và để lại mật độ đến năm thứ 5 còn lại từ 85- 90%. Do vậy, với mục tiêu kinh doanh gỗ nguyên liệu giấy hay gỗ lớn cần có những điều chỉnh hợp lý.

- Đất ở khu vực có độ dày từ mỏng, trung bình đến dày, tỷ lệ đá lẫn không có hoặc rất ít, độ ẩm đất rất khô vào mùa khô. Do đó căn cứ theo điều kiện cụ thể khi thiết kế trồng rừng trong những năm tiếp theo nên sử dụng biện pháp làm đất cục bộ với kích thước đào hố khác nhau (40 x40 x40 cm hoặc 50 x 50 x 50 cm). Giữ nguyên hiện trang cây bụi thảm tươi, vật rơi rụng không phát đốt mà chỉ xử lý phát theo băng trồng ngay tại vị trí hố trồng nhằm lợi dụng triệt để nguồn vật chất hữu cơ bổ sung dinh dưỡng và duy trì độ ẩm cho đất vào mùa khô, hạn chế xói mòn vào mùa mưa.

- Đầu tư việc điều tra, đánh giá tình hình sâu bệnh hại lá, cành cây Keo lai để có biện pháp phòng trừ thích hợp hạn chế ảnh hưởng đến sinh trưởng của loài.

Căn cứ các kết quả nghiên cứu về tính thích hợp của loài Keo lai, kết quả nghiên cứu thực tế đề tài đề xuất điều kiện lập địa thích hợp vùng trồng Keo lai trên địa bàn các khu vực nghiên cứu như sau:

Đơn vị Phân chia Nhóm nhân tố Thích hợp Mở rộng Hạn chế Công ty TNHHMTV LN Ia Pa 1.Khí hậu X 2.Địa hình X 3. Đất đai X Công tyTNHHMTV LN

65

Đơn vị Phân chia Nhóm nhân tố Thích hợp Mở rộng Hạn chế 2.Địa hình X 3. Đất đai X Công ty TNHHMTV LN Lơ Ku 1.Khí hậu X 2.Địa hình X 3. Đất đai X Công ty MDF Vinafor Gia Lai tại KBang

1.Khí hậu X

2.Địa hình X

3. Đất đai X

Công ty MDF Vinafor Gia Lai tại Đăk Pơ

1.Khí hậu X

2.Địa hình X

3. Đất đai X

Công ty MDF Vinafor Gia Lai tại Đăk Đoa

1.Khí hậu X

2.Địa hình X

3. Đất đai X

Công ty MDF Vinafor Gia Lai tại IaGrai

1.Khí hậu X

2.Địa hình X

66

Một số hình ảnh Keo lai tại các khu vực nghiên cứu

Hình 4.23. Keo lai 3 tuổi tại tạiĐăk Sơ Mây - Đăk Đoa

Hình 4.24. Keo lai 3 tuổi tại Đăk Pơ

Hình 4.25.Keo lai 3 năm tuổi tại Lơ Ku – KBang

Hình 4.26. Keo lai 5 tuổi tại Ia Ba Ia Grai

Hình 4.27. Keo lai 5 tuổi tại KDang Đăk Đoa

Hình 4.28. Keo lai 5 tuổi tại Kong Bla KBang

67

Hình 4.29. Keo lai 7 tuổi tại Ia Pa Hình 4.30. Keo lai 7 tuổi tại Lơ Ku

68

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua kết quả điều tra, và quá trình phân tích đánh giá, đề tài đạt được một số kết quả nhất định như sau:

- Đất trên khu vực nghiên cứu tại 6 huyện có 2 loại đất chính là xám bạc màu và Feralit phát triển trên đá macma axit và 1 phần đá phiến sét, sa thạch.

- Khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 22 –25o. Các khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của 2 vùng khí hậu:

+ Khí hậu vùng Đông trường Sơn (huyện Đăk Pơ, KBang, Kong Chro) + Khí hậu vùng Tây Trường Sơn (Mang Yang, Ia Grai, Đăk Đoa).

- Có sự khác nhau rõ rệt giữa độ dày của đất, tính chất hóa học của đất, độ dốc và độ cao tuyệt đối giữa các khu vực nghiên cứu, các nhân tố này ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng (D1.3, Hvn, M) của cây keo lai.

+ Keo lai 3 tuổi tại Lơ Ku – huyện KBang và Cư An – huyện Đăk Pơ sinh trưởng cao hơn Đăk Sơ Mây – huyện Đăk Đoa. Tỷ lệ sống cao nhất là 97,5% tại Đăk Đoa, thấp nhất là 79,5% tại Cư An - Đăk Pơ, tuy nhiên D, H ở đây vẫn lớn nhất. Độ dày tầng đất ở Lơ Ku và Cư An đều thuộc loại dày >100 cm, thích hợp trồng Keo lai. Kết quả phân tích tương quan giữa các yếu tố lập địa và lượng tăng trưởng bình quân hằng năm của cây rừng được thông qua phương trình: Y = 6,342 – 0,09 X1 – 0,32 X2 + 2,408 X3 + 1,55 X4 + 0,011 X5 (Sig = 0,001, R2= 0,855). Trong đó: Y là thể tích thân cây; X1 là độ cao tuyệt đối; X2 là độ dốc; X3

là đạm tổng số; X4 là hàm lượng mùn và X5 là độ dày tầng đất.Qua đó cho thấy sự ảnh hưởng rõ nét của các yếu tố hàm lượng mùn, đạm tổng số, độ dày tầng đất, độ caotuyệt đối, độ dốc đến sinh trưởng đường kính, chiều cao và trữ lượng của rừng trồng cây keo lai.

69

+ Keo lai 5 tuổi có trữ lượng khác nhau rõ rệt giữa các địa điểm, tại huyện Đăk Đoa cao hơn gấp 1,81 lần so với huyện Ia Grai và bằng 1,27 lần so với huyện KBang. Kết quả phân tích tương quan giữa các yếu tố lập địa và lượng tăng trưởng bình quân hằng năm của cây rừng được thông qua phương trình sau:

Y = 5,554 – 0,007 X1 – 0,009 X2 +0,144 X3 +0,387 X4 + 0,115X5 (Sig. = 0,001 và R2= 0,822). Trong đó: X1là độ cao tuyệt đối; X2 là độ dốc; X3 là đạm tổng số; X4 là hàm lượng mùn và X5 là độ dày tầng đất. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định yếu tố độ cao là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của loài vì Keo lai thích hợp cao khi trồng ở độ cao <300m, thích hợp trung bình ở độ cao 300-600m, thích hợp thấp ở độ cao 600 – 800m và không thích hợp ở độ cao >800m (Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, 2005). Yếu tố độ cao tuyệt đối đã cho thấy tỷ lệ cây Keo lai 5 tuổi bị gãy ngọn ở 3 địa điểm là khá nhiều. Đặc biệt nhất ở Ia Grai có đến 34,5% cây bị gãy ngọn nhiều nhất trong 3 địa điểm. Tiếp theo là ở KBang với 15,2% cây bị gãy ngọn và thấp nhất ở Đăk Đoa với 10,5% cây Keo lai bị gãy ngọn.

+Keo lai 7 tuổi trồng ở 3 khu vực có sự sai khác rõ rệt về đường kính, chiều cao vút ngọn, trữ lượng, tỷ lệ sống (như phân tích ở phần trên). Ở cả 3 khu vực đều có độ dốc từ 150 trở xuống, độ cao cao nhất 710m (Lơ Ku – huyện KBang), trong khi độ cao thích hợp Keo lai là <300m, nên về độ cao ở đây không thích hợp dẫn đến tỷ lệ cây còn lại là 68,7%, mặc dù không chặt tỉa thưa, nhưng độ dày tầng đất ở mức thích hợp >100cm, hàm lượng mùn, đạm tổng số ở mức rất giàu nên sinh trưởng cao nhất. Ia Pa - huyện Ia Grai có độ cao ở mức mở rộng thích hợp nhưng tầng đất bị hạn chế <50 cm, nghèo mùn.Kết quả phân tích tương quan giữa các yếu tố lập địa và lượng tăng trưởng bình quân hằng năm của cây rừng được thông qua phương trình: Y= -3,008 – 0,03 X1 + 24,663 X2 + 1,019 X3+0,047 X4; R2= 0,875 và Sig. = 0,001. Trong đó: X1 là độ dốc; X2

70

2. Tồn tại

- Do phạm vi về mặt thời gian hạn chế nên đề tài không điều tra hết được các OTC ở các cấp tuổi trong cùng một khu vực nghiên cứu.

- Đề tài chưa chọn ở cùng khu vực nghiên cứu các OTC có những điều kiện địa hình khác nhau do đó ảnh hưởng tới việc đánh giá trong cùng khu vực các yếu tố địa hình có ảnh hưởng đến sinh trưởng của loài không.

- Yếu tố nguồn giống rất quan trọng đối với sinh trưởng của loài, đề tài dựa vào số liệu được cung cấp của các công ty lâm nghiệp, công ty MDF và quy ước rằng keo lai tại các khu vực nghiên cứu có cùng nguồn gốc và phẩm chất. Tuy nhiên trên thực tế sẽ có sự sai khác về nguồn cung giống và chất lượng giốngtại các khu vực nghiên cứu. Điều này cũng ảnh hưởng một phần đến kết quả nghiên cứu.

3. Kiến nghị

- Xét trên quy mô một tỉnh, cần thiết phải có những điều tra đánh giá toàn diện về sinh trưởng của Keo lai ở mọi cấp tuổi và trên những điều kiện lập địa khác nhau. Từ đó dựa trên số liệu thống kê tìm ra được những vùng, những lâm phần nên khuyến khích quy hoạch phát triển mở rộng rừng keo lai và những vùng nên hạn chế trồng và thay thế bằng loài cây khác.

- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng và trên cả nước nói chung, cây Keo lai chủ yếu được trồng với mục đích ván dăm, bột giấy, rừng trồng với chu kỳ rất ngắn (từ 3 đến 5 năm) cộng với việc khai thác trắng trên diện tích rộng ảnh hưởng lớn đến chất lượng của đất, gây xói mòn trên diện rộng. Vậy nên cần phải quy hoạch thêm các vùng trồng rừng gỗ nguyên liệu, theo đó phải xây dựng quy chuẩn về giống và biện pháp lâm sinh kết hợp phù hợp với rừng trồng lâu năm, chu kỳ dài (từ 8 năm trở lên).

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT:

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2005). Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147 – 2006

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2006). Cẩm nang lâm nghiệp.

3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013). Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp

4. Trần Thanh Cao, Hoàng Liên Sơn (2014). Nghiên cứu thực trạng trồng rừng sản xuất ở Việt Nam. Báo cáo đề tài NCKH cấp Bộ năm 2014.

5. Phạm Thế Dũng (2005). Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng cho các dòng Keo lai được tuyển chọn trên đất phù sa cổ tại Bình Phước làm nguyên liệu giấy.Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 6. Trần Hoàng Hóa (2017). Khảo nghiệm mở rộng các giống Keo lai mới được

công nhận (AH1, AH77, BV16, BV32, BV71, BV73 và BV75) tại trạm thực nghiệm lâm nghiệp Pleicu, tỉnh Gia Lai. Báo cáo tổng kết đề tài Viện KHLN Việt Nam.

7. Lê Đình Khả (1999, 2000, 2001). Giới thiệu trong công trình Nghiên cứu sử dụng giống keo lai tự nhiên giữa keo tai tượng và keo lá tràm ở Việt Nam.

8. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2013). Nghiên cứu khảo nghiệm và kỹ thuật gây trồng thâm canh một số giống tiến bộ kỹ thuật được công nhận những năm gần đây tại một số vùng trọng điểm. Báo cáo tổng kết đề tài giai đoạn 2009 - 2013, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

9. Phạm Quang Oánh (2009). Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium vàAcacia auriculiformis) tại huyện M’ Đrăk, tỉnh Đăk Lăk”, Lận văn thạc sỹ Lâm Nghiệp, trường Đại Học Tây Nguyên.

10. Trần Công Quân, Đặng Kim Vui (2011). Ảnh hưởng của một số yếu tố lập địa chủ yếu đến sinh trưởng và phát triển của Keo lai tại Thái Nguyên và Bắc Cạn. Tạp chí Khoa học công nghệ Đại học Thái Nguyên 108/03, trang 5-10. 11. Đỗ Đình Sâm và các cộng tác viên (2001). Nghiên cứu bổ sung những vấn

72

phủ xanh đất trống đồi núi trọc hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên (1998 - 2000). Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp Nhà nước. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội năm 2001.

12. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005). Cẩm nang đánh giá đất đai phục vụ trồng rừng, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 13. Hồ Đức Soa (2014). Khảo nghiệm và xây dựng mô hình trồng rừng Keo lai,

bạch đàn, thông caribeae, xoan cung cấp gỗ lớn tại Tây Nguyên. Báo cáo kết quả đề tài NCKH cấp Bộ.

14. Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2005). Nghiên cứu các biện pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu KC.06.05.Báo cáo tổng kết đề tài.Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

15. Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Xuân Quát và Đoàn Hoài Nam (2006). Kỹ thuật trồng rừng thâm canh một số loài cây gỗ nguyên liệu.Nhà xuất bản Thống kê. 16. Nguyễn Minh Thanh, Lê Hùng Chiến, Lê Xuân Trường, Trần Trung Quốc và Phạm Đăng Bách (2019). Nghiên cứu sinh trưởng rừng trồng Keo lai

(A.mangium và A. Auriculiformis) 5 tuổi tại công ty MDF tỉnh Gia Lai. Tạp chí NN và PTNT số 365/2019, tập 14/2019, tr. 135-143.

17. Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Toàn Thắng, Phan Minh Quang (2010). Đánh giá sinh trưởng của các loài Keo lai trồng trong mô hình trình diễn của dự án phát triển ngành Lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp.

18. Đỗ Anh Tuân (2014). Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của Keo lai tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp - trường Đại học Lâm nghiệp số 1 năm 2014.

TIẾNG ANH

19. A.R. Rabena (2007). Bringingit back to the Landscape, Philippine Association of Institytion for Research.

73

20. Arnold R.J., Luo J., Clarke B. (2004).Trials of cold-tolerant eucalypt species in cooler regions of south central China, Canberra.

21. Cesar Nuevo (2000). Reprodction techonologies vàTree improvement at provident tree farm including Agusan DelSur. Procedding of International conference on timber plantation developtment Manila - Philippines, November 07 - 09, 123- 140PP.

22. Eldridge, K.G. (1977). Selection of plus trees “InternationalTraining course on Forest Tree Breeding”. Australian DevelopmentAssistance Agency. Canberra.

23. Haines, R.T and Griffin, A.R (1992), Propagation option for Acaciamangium, Acacia auriculiformic and their hybrid. In Breeding techniques fortropical acacias.

Phụ lục 1

Kết quả phân tích phƣơng sai D1.3, Hvn Keo lai 3 tuổi tại Lơ Ku, Đăk Pơ, Đăk Sơ Mây

Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig.

D1.3 87.304 3 1619 .120

Hvn 220.858 3 1619 .060

ANOVA

Sum of Squares Df Mean Square F Sig.

D1.3 Between Groups 622.894 3 207.631 113.246 .000 Within Groups 2968.354 1619 1.833 Total 3591.248 1622 Hvn Between Groups 5172.783 3 1724.261 1533.515 .000 Within Groups 1820.379 1619 1.124 Total 6993.162 1622

Robust Tests of Equality of Means

Statistica df1 df2 Sig.

D1.3 Welch 67.372 3 632.166 .000

Hvn Welch 1644.568 3 561.584 .000

Phụ lục 2

Kết quả phân tích phƣơng sai D1.3, Hvn Keo lai 5 tuổi tại Ia Grai, Đăk Đoa, KBang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng của loài keo lai (acacia mangium và acacia auriculiformis) trên địa bàn tỉnh gia lai​ (Trang 71 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)