Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư đồng hộ xã ninh khang, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình​ (Trang 27)

 Thu thập điều tra số liệu.

 Phân tích logic và tổng hợp các hoạt động trên cơ sở tài liệu có liên quan.

 Vận dụng các phương pháp đánh giá tác động môi trường đặc trưng đang được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam:

Bảng 2.1: Bảng thống kê các phƣơng pháp ĐTM đã áp dụng

STT Phƣơng pháp áp dụng Vị trí áp dụng

trong báo cáo A Phƣơng pháp ĐTM

1

Phương pháp điều tra, khảo sát:

+ Điều tra hiện trạng hoạt động, môi trường và công tác BVMT tại khu vực dự án; đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích mẫu;

Cụ thể: Phân tích 06 mẫu không khí, 03 mẫu nước mặt, 01 mẫu nước ngầm, 01 mẫu đất tại khu vực môi trường nền dự án.

+ Điều tra hiện trạng thu hồi đất và hoạt động đền bù GPMB

Chương 4: Kết quả nghiên cứu, đánh giá

STT Phƣơng pháp áp dụng Vị trí áp dụng trong báo cáo

+ Điều tra ý kiến của người dân về dự án

Cụ thể: Sử dụng phiếu điều tra, phiếu phỏng vấn và phát cho 100 hộ dân và các cán bộ tổ chức tại địa phương nơi thực hiện dự án.

2

Phương pháp so sánh: Dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm và kết quả tính toán theo lý thuyết, so sánh với quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam để xác định chất lượng môi trường tại khu vực dự án; Cụ thể: Một số quy chuẩn áp dụng để so sánh như: QCVN 03-MT:2015/BTNMT QCVN 05:2013/BTNMT QCVN 08-MT:2015/BTNMT QCVN 09-MT:2015/BTNMT QCVN 14:2008/BTNMT QCVN 19:2009/BTNMT QCVN 20:2009/BTNMT Chương 4: Hiện trạng môi trường nền khu vực dự án. Chương 4: So sánh các giá trị nồng độ chất ô nhiễm trước xử lý so với QCVN để đánh giá mức độ ô nhiễm. Chương 4: So sánh các giá trị nồng độ chất ô nhiễm sau xử lý với QCVN để đánh giá hiệu quả xử lý. 3

Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp đánh giá nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra trong quá trình hoạt động của dự án dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập;

Cụ thể phương pháp sử dụng:

Công thức của Sutton như sau:

Chương 4. Áp dụng trong các dự báo tính toán nồng độ chất ô nhiễm

STT Phƣơng pháp áp dụng Vị trí áp dụng trong báo cáo

Trong đó:

- C là nồng độ chất ô nhiễm trong môi trường không khí (mg/m3).

- E là tải lượng của chất gây ô nhiễm từ nguồn thải (mg/m.s).

- z là độ cao của điểm tính toán (m);

- h là độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m);

- u là tốc độ gió trung bình tại khu vực theo khảo sát tại các điểm đo không khí xunh quanh dự án (m/s);

- là hệ số khuếch tán chất ô nhiễm theo phương thẳng đứng (m).

- x là khoảng cách tính từ đường sang 2 bên (m).

4

Phương pháp liệt kê: Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dạng tác động môi trường. Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất cần được đánh giá chi tiết.

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Các phương pháp ĐTM Chương 3: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội dự án Chương 4: Áp 73 , 0 53 , 0 x z   u h z h z E C Z Z Z                            2 2 2 2 2 ) ( exp 2 ) ( exp 8 . 0

STT Phƣơng pháp áp dụng Vị trí áp dụng trong báo cáo

Cụ thể: Liệt kê cụ thể những hạng mục công trình thực hiện, danh mục nguyên vật liệu thi công, danh mục các thiết bị phục vụ thi công công trình, danh mục các hoạt động tác động đến môi trường xung quanh dự án.

dụng trong việc đưa ra mối quan hệ giữa các hoạt động kinh doanh và nguồn chất thải phát sinh B Phƣơng pháp khác 1

Phương pháp thu thập, thống kê, lập bảng số liệu. Cụ thể: Sử dụng để phân tích và xử lý một cách hệ thống các nguồn số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế-xã hội tại khu vực dự án, cũng như các số liệu phục vụ cho đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp khống chế, giảm thiểu tác động môi trường;

Chương 3: Điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, khí tượng

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

2

Phương pháp kế thừa : Kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo ĐTM của các dự án cùng loại đã được bổ sung và chỉnh sửa

Chương 4: Các biện pháp giảm thiểu

3

Phương pháp chuyên gia: phương pháp tham khảo ý kiến và góp ý đội ngũ các chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp và kinh nghiệm để xem xét các kết quả, kết luận đánh giá

Cụ thể: Tham khảo ý kiến của 1 số chuyên gia trong ngành

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

4

Phương pháp phân tích: phương pháp sử dụng các công cụ kỹ thuật hoá học, vật lý và cán bộ chuyên môn để phân tích các thông số môi trường đất, nước, không khí liên quan đến dự án

Chương 4: Hiện trạng môi trường nền khu vực dự án.

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện môi trƣờng tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý, địa chất khu vực nghiên cứu

Khu đất dự án thuộc lô đất ký hiệu số XIV-05, phân khu 1-3C trong Quy hoạch phân khu các khu vực 1-1A, 1-3A, 1-3B, 1-3C thuộc Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình, tại xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình theo Quyết định 993/QĐ-UBND tỉnh Ninh Bình ngày 03 tháng 8 năm 2016.

Diện tích đất 9,3345ha. Vị trí cụ thể như sau: + Phía Bắc giáp khu dân cư thôn Bạch Cừ; + Phía Đông giáp đường Kênh Bạch Cừ ; + Phía Nam giáp đất nông nghiệp;

+ Phía Tây giáp khu dân cư thôn Bạch Cừ. Tọa độ khép góc của dự án như sau:

Bảng 3.1:Tọa độ khép góc của dự án STT Tên điểm X Y 1 A 2244420.309 601810.006 2 B 2244526.705 602119.853 3 C 2244176.678 602214.783 4 D 2244109.933 601849.562

(Hệ tọa độ VN 2000 múi chiếu 30 sử dụng kinh tuyến 1050)

* Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội:

- Giao thông: Phía Bắc giáp đường nội đồng thôn Bạch Cừ, tuyến đường mới bê tông hóa nối ra đường bờ đê Sông Đáy; là tuyến đường giao thống chính đi vào dự án. Tuyến đường này chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị xây dựng, bề rộng đường từ 3-5m,

kết cấu bê tông dày 15-20cm.

- Hệ thống sông ngòi: Nội khu và tiếp giáp với dự án là hệ thống kênh mương nội đồng được nối thẳng ra hệ thống lưu vực sông Đáy đoạn chảy qua xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Kênh nội đồng thôn Bạch Cừ phục vụ mục đích tưới tiêu thuỷ lợi, thuộc hệ thống thoát nước của khu vực. Phía Tây Bắc dự án là kênh nội đồng, rộng 3m dài 1,5km chạy song song với tuyến đường nội đồng, điểm cuối của kênh nối vào sông Đáy.

- Cạnh dự án về phía Đông 500m là sông Đáy. Đây là nơi thoát nước mưa của dự án. Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km và là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam.

Hình 3.1: Hình ảnh đƣờng bê tông giáp dự án

- Dân cư: Khu đất dự án tiếp giáp với khu dân cư của thôn Bạch Cừ. Dân cư tại đây làm nông nghiệp là chủ yếu, thu nhập từ 40 – 50 triệu đồng/năm.

trí tại phía Nam xã Ninh Khang, phía Tây Bắc khu đất là nhà văn hóa thôn nằm trong quy hoạch đất dự án, các công trình sinh hoạt chung của xã như: đền Bạch Cừ, nhà thờ Anh, hợp tác xã nông nghiệp Ninh Khang ở xa khu vực dự án khoảng hơn 500m. Ngoài ra khu đất cách trường tiểu học xã Ninh Khang khoảng 1,6km về phía Tây Bắc. Phía Nam dự án là khu nghĩa trang có tổng diện tích khoảng 2ha. Đất nghĩa trang nằm cách khu đất dự án 1 tuyến đường nội đồng có bề rộng khoảng 8m. Quy hoạch phát triển mở rộng tuyến đường này lên 12m nối thẳng ra quốc lộ 1A, hiện trạng nghĩa trạng được giữ nguyên, chưa có quy hoạch di dời.

Hình 3.2: Hiện trạng khu đất dự án

Hiện tại khu đất dự án có 01 nhà văn hoá thôn diện tích 267m2

, quy hoạch chi tiết 1/500 của khu dân cư Đồng Hộ đền bù đất này tại khu đất diện tích 1.199m2 là quỹ đất công cộng tại phía Tây Bắc dự án.

Khu đất dự án hiện có 12.316m2

đất dân cư hiện trạng kí hiệu trên bản vẽ là HT1 và HT2, thuộc sở hữu của dân, có 5 hộ gia đình đã xây dựng nhà ở với tổng diện tích khoảng 516m2, các hộ gia đình xây dựng phù hợp với quy hoạch 1/500 của khu dân cư Đồng Hộ nên khi thực hiện dự án chủ dự án không phải đền bù, giải phóng mặt bằng.

25

Qua khảo sát thực tế địa chất công trình khu vực dự án thuộc xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hồi tháng 12 năm 2018 do chủ đầu tư thực hiện trên diện tích đất đã được bàn giao cho thấy đất có cấu trúc đất đặc trưng điển hình như trên: bề mặt cấu trúc chủ yếu là lớp đất bùn pha mùn hữu cơ ở lớp 1 và lớp 2; lớp 3 là lớp trầm tích được hình thành do quá trình tích tụ và lắng đọng các vật liệu sông Đáy. [1]

Dự án thuộc vùng đất trũng bằng phẳng, thuận lợi cho giao thông hạ tầng, phát triển khu dân cư, đất dự án chủ yếu là đất trồng lúa 2 vụ. Khi thực hiện dự án cần bóc lớp hữu cơ bên trên và bồi đắp lại bằng đất đồi Ba Mào, Tam Điệp. Đất bồi đắp có kết cấu đầm chặt K= 0,85-0,98 nên đảm bảo địa chất khu vực không bị thay đổi, không gây ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh. [1]

3.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng

Khu vực dự án thuộc vùng có khí hậu, thời tiết vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết gió mùa, vừa chịu ảnh hưởng khí hậu, thời tiết tiểu vùng.

Dự án nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, tháng 4, tháng 10 là mùa xuân và mùa thu. [13]

Theo số liệu quan trắc 7 năm gần đây (2011 - 2017) tại Đài khí tượng thuỷ văn Ninh Bình, thống kê số liệu trung bình năm trong 7 năm như sau:

a. Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất hữu cơ, các chất ô nhiễm môi trường không khí. Nhiệt độ không khí được sử dụng để tính toán mức độ lan truyền các chất ô nhiễm môi trường không khí và thiết kế hệ thống kiểm soát ô nhiễm môi trường. [13]

Theo số liệu quan trắc 7 năm gần đây (2011 - 2017) tại Đài khí tượng thuỷ văn Ninh Bình, nhiệt độ trung bình trong 7 năm là 23,99○C. Nhiệt độ tháng

26

cao nhất là 30,5oC, nhiệt độ tháng thấp nhất trung bình là 12,7oC. Biên độ dao động nhiệt độ ngày đêm trung bình khoảng 8o

C. [13]

Bảng 3.2: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm, giai đoạn 2011-2017

Đơn vị tính: o

C

Năm Tháng TB

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

2011 17,7 20,3 21,4 22,7 28,0 30,3 30,0 27,7 27,7 24,8 21,9 19,4 24,3 2012 12,7 17,0 16,5 22,7 26,3 29,2 29,3 28,6 27,2 24,0 23,5 17,1 22,8 2013 14,4 15,7 19,6 25,2 28,2 29,6 29,3 28,4 26,8 25,9 23,0 19,0 23,8 2014 15,3 19,5 22,9 24,2 28,2 29,1 28,4 28,8 26,6 25,3 22,3 15,8 23,9 2015 17,0 16,8 19,3 24,7 28,2 29,5 29,0 28,2 28,3 26,2 22,7 17,1 23,9 2016 17,7 18,9 21,6 24,3 29,8 30,5 29,2 29,1 27,9 26,2 24,3 18,3 24,8 2017 16,9 16,1 19,4 24,5 27,9 30,2 29,9 29,1 28,3 27,1 22,7 20,6 24,4

(Nguồn: Đài khí tượng thuỷ văn Ninh Bình,2018).

b. Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm môi trường không khí. Độ ẩm cao thường làm cho các chất ô nhiễm tồn lưu lâu trong khí quyển, tác động lâu dài tới môi trường. [13] Các hợp chất CO2, CO, SO2,... rất khó phát tán trong điều kiện có độ ẩm cao mà thường tồn tại ở tầng thấp, ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp của con người. Khu vực có độ ẩm như sau:

- Độ ẩm tương đối trung bình năm: 83,4%.

- Độ ẩm không khí trong khu vực thay đổi không đáng kể trong năm, độ ẩm thường lớn trong khoảng từ tháng II đến tháng IV và VII đến tháng IX, cao nhất vào tháng III, với giá trị trung bình khoảng 88,3%.

27

Bảng 3.3: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm, giai đoạn 2011-2017

Đơn vị tính: %

Năm Tháng TB

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

2011 86 85 82 90 86 77 79 87 85 75 73 80 82 2012 76 88 85 87 83 83 81 84 84 84 81 71 82 2013 90 90 87 84 84 78 82 85 84 81 86 83 85 2014 85 90 87 86 82 76 86 82 83 75 79 74 82 2015 78 87 95 92 83 82 84 87 86 81 86 75 85 2016 83 89 93 86 82 79 80 83 88 81 85 81 84 2017 87 74 89 90 85 79 81 85 84 81 80 76 84

(Nguồn: Đài khí tượng thuỷ văn Ninh Bình,2018).

c. Mƣa

Tổng lượng mưa trung bình tháng tại Đài khí tượng thuỷ văn Ninh Bình (2011÷2017) là 143,5mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng IX (lượng mưa các tháng này từ 44,1mm – 497,4mm). Mùa khô gồm các tháng còn lại trong năm, tổng lượng mưa mùa khô trung bình 7 năm là 62,7mm chiếm 43,6% lượng mưa cả năm.

Bảng 3.4: Tổng lượng mưa trung bình các tháng trong năm giai đoạn 2011-2017

Đơn vị tính: mm

Năm Tháng TB

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

2011 105,4 8,0 12,0 70,2 71,7 44,1 241,1 476,8 203,2 160,1 3,6 8,7 117,1 2012 7,3 12,8 87,0 13,7 205,9 211,6 250,6 240,6 391,2 139,9 63,1 16,4 136,7 2013 35,7 16,9 28,9 51,0 290,2 99,7 298,6 405,0 350,4 176,3 184,3 22,3 163,3 2014 11,9 22,7 21,5 58,3 207,5 262,5 437,9 428,7 397,3 200,2 68,4 9,7 177,2 2015 2,8 27,7 65,4 112,2 166,0 214,5 245,9 259,8 186,7 199,2 122,5 18,6 135,1 2016 26,1 45,3 57 24,3 57,7 150,1 210,3 221,8 404,2 101,8 134,5 38,1 122,6 2017 166,2 6,3 39,4 104,2 119,3 121,5 415,0 497,4 198,0 68,3 20,2 76,2 152,7 Trung bình (mm) 143,5

28

d. Bốc hơi

Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng trong các năm từ 2012-2107 là 62.3mm. Tổng lượng bốc hơi tháng thấp nhất là 22mm (01/2014), tổng lượng bốc hơi cao nhất là 120,7mm. Các tháng còn lại dao động từ khoảng 60mm đến 111mm/tháng.

Bảng 3.5: Tổng lƣợng bốc hơi trung bình các tháng trong năm giai đoạn 2012-2017

Đơn vị tính: mm

Tháng

TB

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

2012 38,6 51,2 62,6 38,6 67,1 120,7 107,0 60,5 59,7 101,5 93,0 61,6 71,8 2013 51,6 31,8 39,5 46,4 68,1 69,8 82,8 65,9 59,5 52,6 62,9 74,4 58,8 2014 22,0 22,2 36,2 57,3 67,9 95,3 80,1 66,1 64,1 76,9 49,8 49,8 57,3 2015 37,1 29,6 46,4 51,5 86,2 109,2 62,3 72,9 63,9 111,3 73,6 79,6 68,6 2016 68,9 34,2 19,8 34,6 84,1 83,5 66,7 65,1 66,5 88,9 53,8 66,7 61,1 2017 24,7 51,1 24,0 29,2 54,3 91,5 86,0 67,4 55,7 64,5 65,2 62,2 56,3 Trung bình 62,3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư đồng hộ xã ninh khang, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình​ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)