Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư đồng hộ xã ninh khang, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình​ (Trang 48 - 51)

4.2.1.1. Đánh giá sự phù hợp về phương án lựa chọn vị trí dự án

Để đánh giá sự phù hợp về phương án lựa chọn vị trí của dự án, luận văn dựa theo các tiêu chí cơ bản trong việc lựa chọn vị trí thực hiện dự án và các phương pháp khác đã được trình bày tại chương 2.

Việc đánh giá mức độ phù hợp của dự án với các tiêu chí này được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.7: Mức độ phù hợp của việc lựa chọn vị trí dự án Tiêu chí quy hoạch xây dựng Đặc điểm vị trí của dự án Mức độ phù hợp Phù hợp với quy hoạch

Khu đất được chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư theo Quyết định số 993/QĐ- UBND ngày 03/08/2016 của UBND tỉnh Ninh Bình việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khép kín Khu dân Đồng Hộ, xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư.

Phù hợp

Điều kiện địa hình,

địa chất ,thuỷ văn

Địa chất xây dựng công trình là đất ruộng, có nền đất yếu phải tiến hành san nền. Ngoài ra dự án làm thay đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, không có khả năng phục hồi.

Trung bình

39 Tiêu chí quy hoạch xây dựng Đặc điểm vị trí của dự án Mức độ phù hợp Điều kiện giao thông

Khu vực dự án cạnh tuyến đường bờ đê sông Đáy chạy qua, cách tuyến đường quốc lộ 1A 1,8km nên có điều kiện giao thông rất thuận lợi.

Phù hợp

Nhận xét chung:

Dự án nằm trong khu vực thuận lợi cả về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điều kiện giao thông...

4.2.1.2. Đánh giá tác động của việc mất đất canh tác

Do mất đất nông nghiệp không có khả năng phục hồi nên hoạt động canh tác và sinh sống của những hộ dân mất đã bị ảnh hưởng khá lớn.

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo trình độ văn hóa

Kết quả điều tra về lao động, việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng Khu đô thị mới cho thấy số người trong độ tuổi lao động chính thức là chiếm 65,9%. Tình trạng thất nghiệp ngày một gia tăng, gây ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của nhiều gia đình.

40

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo việc làm của các hộ dân trƣớc và sau khi thu hồi đất tại dự án

4.2.1.3. Đánh giá tác động của việc giải phóng mặt bằng

Kết quả phỏng vấn 100 hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện Dự án xây dựng Khu dân cư mới cho thấy: bình quân diện tích đất nông nghiệp của mỗi khẩu sống bằng nghề nông nghiệp là 152m2

/người, bình quân đất nông nghiệp của mỗi hộ bị thu hồi là 410,27m2, hộ bị thu hồi nhiều nhất là 1.464m2, hộ bị thu hồi ít nhất là 34m2

.

Bảng 4.8: Số hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp

STT Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi (m2 ) Số hộ Tỷ lệ 100 (hộ) 100(%) 1 <50 1 1 2 50-200 4 4 3 200-500 52 52 4 500-700 18 18 5 700-1000 17 17 6 1000-1500 8 8

(Nguồn: Phương án bồi thường GPMB của dự án,UBND xã Ninh Khang,NB)

41

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện bình quân số tiền bồi thƣờng, hỗ trợ cho mỗi hộ dân theo các mục

Tuy nhiên, mức tiền bồi thường của các hộ dân sẽ rất khác nhau tùy thuộc vào diện tích đất bị thu hồi của hộ dân đó.

Tiền bồi thường của các hộ dao động trong khoản từ 17 triệu đến hơn 300 triệu. Hộ được bồi thường ít nhất là 17.144.000 đồng, còn hộ được bồi thường nhiều nhất là 324.478.000 đồng. Những hộ nào có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều thì số tiền đền bù về đất và các khoản hỗ trợ sẽ được nhiều hơn các hộ có diện tích thu hồi ít.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư đồng hộ xã ninh khang, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình​ (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)