Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động môi trường dự án đầu tớ xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp bãi ba đông thành, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ​ (Trang 29)

- Nghiên cứu các thông tin (quy mô, khối lượng...) của hoạt động chuẩn bị nguyên vật liệu, thiết bị trong quá trình xây dựng và vận hành dự án; điều kiện tự nhiên xã hội, hiện trạng môi trường nền của dự án.

- Tính toán, dự báo các tác động của dự án đối với môi trường trong giai đoạn chuẩn bị, thi công và giai đoạn đưa vào hoạt động.

- Các quy trình, công trình, thiết bị để giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án cũng như phòng ngừa các rủi ro sự cố môi trường.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thống kê

Phương pháp này được sử dụng để thu thập và xử lý các số liệu về: Điều kiện KT - XH tại khu vực thực hiện Dự án để đánh giá tác động tiềm năng của dự án đến môi trường; phương pháp này cũng được sử dụng để dự báo về các tác động của dự án lên các thành phần môi trường nền của khu vực dự án với độ chính xác tương đối cao.

2.4.2. Phương pháp lập bảng liệt kê và ma trận

Phương pháp này nhằm chỉ ra các tác động và thống kê đầy đủ các tác động đến môi trường cũng như các yếu tố kinh tế, xã hội cần chú ý, quan tâm giảm thiểu trong quá trình hoạt động của Dự án; lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động đến các thành phần môi trường để đánh giá tổng hợp ảnh hưởng của các tác động do các hoạt động của dự án đến môi trường.

2.4.3. Phương pháp mạng lưới

Phương pháp này nhằm chỉ rõ các tác động trực tiếp và các tác động gián tiếp, các tác động thứ cấp và các tác động qua lại lẫn nhau giữa các tác động đến môi trường tự nhiên và các yếu tố kinh tế, xã hội trong quá trình thực hiện dự án.

2.4.4. Phương pháp chỉ số môi trường

Phân tích các chỉ thị môi trường nền (điều kiện vi khí hậu, chất lượng không khí, đất, nước ngầm, nước mặt...) trước khi thực hiện dự án. Trên cơ sở các số liệu môi trường nền này, có thể đánh giá chất lượng môi trường hiện trạng tại khu vực thực hiện dự án làm cơ sở để so sánh với chất lượng môi trường sau này khi dự án đi vào hoạt động khai thác hạ tầng kỹ thuật.

2.4.5. Phương pháp so sánh

Các số liệu, kết quả đo đạc, quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nền, đã được so sánh với các TCVN hiện hành để rút ra các nhận xét về hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện dự án.

2.4.6. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm

Phương pháp này do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập và được Ngân hàng Thế giới (WB) phát triển thành phần mềm IPC nhằm dự báo tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, CTR). Trên cơ sở các hệ số ô nhiễm tùy theo từng ngành sản xuất và các biện pháp BVMT kèm theo, phương pháp cho phép dự báo các tải lượng ô nhiễm về không khí, nước, CTR khi dự án triển khai.

2.4.7. Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án để thu thập các thông tin cần thiết cho công tác ĐTM. Luận văn đã thu thập ý kiến của 161 hộ dân trên địa bàn 2 xã Chí Tiên và Sơn Cương.

2.4.8. Phương pháp lấy và phân tích mẫu môi trường

Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường nước, đất tại khu vực dự án. Các mẫu này sẽ được bảo quản phân tích tại phòng thí nghiệm theo đúng quy định hiện hành

của các tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng. Các kết quả phân tích sẽ được sử dụng để đánh giá hiện trạng môi trường nền tại khu vực thực hiện dự án và dựa vào kết quả đánh giá này để đánh giá mức độ tác động của dự án đến môi trường xung quanh.

Trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi đã tiến hành lấy thu thập và phân tích mẫu đất, nước và không khí trong khu vực thực hiện dự án. Cụ thể như sau:

Đối với mẫu không khí:

+ K1: Mẫu không khí tại khu vực thực hiện dự án - vị trí 1, tọa độ (X: 2370949 - Y: 0543397);

+ K2: Mẫu không khí tại khu vực thực hiện dự án - vị trí 2, tọa độ (X: 2370568 - Y: 0543269);

+ K3: Mẫu không khí cách khu vực thực hiện dự án 50 m về phía Bắc, tọa độ (X: 2371107 - Y: 543443);

+ K4: Mẫu không khí cách khu vực thực hiện dự án 50 m về phía Nam, tọa độ (X: 2370232 - Y: 0543099);

+ K5: Mẫu không khí cách khu vực thực hiện dự án 50 m về phía Đông, tọa độ (X: 2370570 - Y: 0543645);

+ K6: Mẫu không khí cách khu vực thực hiện dự án 50 m về phía Tây, tọa độ (X: 2370794 - Y: 0542907).

Đối với mẫu nước mặt:

+ NM1: Mẫu nước mặt tại mương nước trong khu vực thực hiện dự án, tọa độ (X: 2371112 - Y: 0543198);

+ NM2: Mẫu nước mặt tại ao trong khu vực thực hiện dự án, tọa độ (X: 2370394 - Y: 0543486).

Đối với mẫu đất: Vị trí lấy mẫu:

2.4.9. Phương pháp tổng hợp

Tổng hợp các số liệu thu thập, số liệu khảo sát, tính toán, đánh giá, so sánh với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và các tiêu chuẩn khác. Xây dựng ma trận tương tác giữa các hoạt động xây dựng, vận hành tác động tới các yếu tố môi trường để xem xét đồng thời nhiều tác động.

Sử dụng để phân tích và xử lý một cách hệ thống các nguồn số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội tại khu vực dự án, cũng như các số liệu phục vụ cho đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp khống chế, giảm thiểu tác động môi trường.

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƢỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện môi trƣờng tự nhiên

3.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất

3.1.1.1. Điều kiện địa lý, địa hình

Vị trí thực hiện dự án thuộc khu vực Bãi Ba, rừng Thắm, đồi Nhẻo, đồi Bung, đồi Con Voi, gò Bà Lâm, đồi Rừng làng thuộc các xã Sơn Cương, Chí Tiên, nằm ở phía Nam huyện Thanh Ba mang đặc trưng vùng đồi trung du; Đồi cao xen lẫn ruộng thấp. Đây là khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế do điều kiện thuận lợi về vị trí tự nhiên và xã hội.

- Cao độ địa hình khu vực thực hiện dự án không đồng đều: + Cốt cao nhất: + 51,30;

+ Cốt thấp nhất: + 20,20;

+ Cốt xây dựng trung bình: + 40,00.

- Địa hình dốc dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc trung bình là 20%.

Nhận xét: Khu vực thực hiện dự án có địa hình hiện trạng không đồng nhất, độ dốc thấp nên rất phù hợp với việc đầu tư xây dựng cụm công nghiệp.

3.1.1.2. Điều kiện địa chất

Đặc điểm địa chất mang đặc trưng của cấu trúc đại chất thuộc vùng Bất Bộ, độ dày trầm tích Đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên, nằm trong miền cấu tạo Đông Bắc Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ có những nét mang tính chất của vòng cung Đông Triều và vùng Đông Bắc.

Địa hình là khu vực núi cao, có địa chất tốt, theo tài liệu địa chất tham khảo của các công trình thi công trước đó bề mặt phân bố chủ yếu là đất sét, trạng thái dẻo cứng hoặc đá phong hóa. Vùng đồi là loại đất Feralit đỏ vàng, pha lẫn đá cuội, cánh đồng trồng lúa và màu chủ yếu là phù sa, cát pha. Đất đai trong khu vực dự án gồm 2 thành phần: Đất khu vực đồi cây gồm đất feralit và sỏi đồi; đất khu vực ruộng và trồng màu có thành phần chủ yếu là đất thịt, xen lẫn cát, cuội, sỏi có hàm lượng bùn, chất dinh dưỡng thấp. Tầng đất canh tác mỏng, khoảng 30 - 50 cm. Các vấn đề về trượt lở, bồi lở do hoạt động địa chất ngoại sinh hầu như không xảy ra do hệ thống sông suối thưa thớt, sườn dốc địa hình có độ dốc nhỏ. Các hoạt động địa chất nội sinh như các hoạt động kiến tạo, hoạt động nâng hạ địa chất, hoạt động núi lửa, đứt gãy hầu như không xảy ra trong một thời gian dài trước đó hoặc nếu có thì biên độ hoạt động rất nhỏ không ảnh hưởng tới công trình xây dựng trước đó và sau này. Như vậy, địa chất khu vực ổn định, đất chịu tải tốt, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình cao tầng, công nghiệp kiên cố.

Trong quá trình khảo sát địa chất cho thấy khu vực dự án là vùng đất có cường độ chịu lực tốt.

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.1. Điều kiện kinh tế

Tổng diện tích cây trồng theo kế hoạch cả năm 2018 là: 478,5 ha, thực hiện: 350,9 ha = 73,3% kế hoạch cả năm - So cùng kỳ đạt 78,4%.

- Tổng lương thực: 1.265 tấn = 72,2% KH cả năm - So cùng kỳ đạt 91,2%.

- Bình quân lương thực đầu người: 226,6 kg = 75,5% KH cà năm - So cùng kỳ đạt 90,3%.

- Kinh tế đồi vườn:

+ Các loại cây ăn quả đạt: 450 tấn = 339,1% KH cả năm - So cùng kỳ đạt 198%;

+ Cây chè: Tổng diện tích chè: 16,8 ha. Sản lượng đạt 70,6 tấn.

* Về chăn nuôi: Tổng đàn trâu: 295 con, giảm so với cùng kỳ 59 con. + Tổng đàn bò: 761 con, tăng so với cùng kỳ 75 con.

+ Đàn lợn thịt: 4814 con = 361,1 tấn; đạt 70,1% KH. So cùng kỳ đạt 118%.

+ Đàn lợn nái: 486 con, tăng so với cùng kỳ 84 con.

+ Đàn lợn con: 5206 con = 52,1 tấn, đạt 76,7% KH - So cùng kỳ đạt: 102%.

+ Đàn gia cầm: 88,3 tấn, đạt 96% KH. So với cùng kỳ đạt 89,5%. + Sản lượng con cá hộ gia đình: 120 tấn - So cùng kỳ đạt 76,6%.

+ Đàn ong mật: 536 đàn, sản lượng 2,4 tấn = 107,6%) KH. So với cùng kỳ đạt 126%.

- Tổng thu về giá trị năm 2018 đạt: 159,5 tỷ đồng đạt 106,4% KH so với cùng kỳ đạt 128,8%. Trong đó: Thu từ nông, lâm nghiệp: 46,4 tỷ đồng; thu từ tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 57,1 tỷ đồng; thu từ thương mại dịch vụ: 56 tỷ đồng.

- Bình quân thu nhập đầu người đạt 28,4 triệu đồng = 105,2% KH - so với cùng kỳ đạt 126,2%.

- HTX dịch vụ nông nghiệp: HTX đã cung ứng giống, phân bón, thuốc diệt chuột phục vụ nhân dân sản xuất.

3.2.2. Điều kiện xã hội

a. Công tác thông tin tuyên truyền

Đã tập trung tuyên truyền và cổ động cho các nhiệm vụ chính trị, những ngày lễ lớn trong năm; tuyên truyền cho công tác dồn đổi ruộng đất

cùa địa phương năm 2018, tuyên truyền phục vụ công tác khám tuyển NVQS năm 2018 vả tuyển quân năm 2019; lễ hội đền Du Yến ngày 15 tháng Giêng năm Mậu Tuất, các nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp, tuyển quân, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh lao động...

b. Công tác xây dựng khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa

Năm 2018 toàn xã Chí Tiên có 1.386/1.530 hộ đạt gia đình văn hóa, tỷ lệ 90,58%, tăng 2,1% so với năm 2017.

c. Công tác văn nghệ - thể dục thể thao

Xã Chí Tiên đã tham gia hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao mừng Đảng, mừng Xuân, tham gia liên hoan hát Xoan và Dân ca Phú Thọ, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giây cho huyện Thanh Ba tại Lễ hội Đền Hùng Tham gia phục vụ giỗ Tổ Hùng Vương đạt kết quả tốt, được đánh giá cao. Phối hợp với các đoàn thể xã tổ chức tốt các phong trào văn hóa văn nghệ.

d. Công tác giáo dục

- Trường Mầm non: Tổng số: 12 nhóm, lớp với 379 trẻ. Số lớp không tăng, giảm so với cùng kỳ năm trước. Năm học 2018 - 2019, nhà trường tuyển sinh tổng số 12 lớp với 354 học sinh.

- Trường Tiểu học: Năm học 2018 - 2019 trường có 15 lớp với 501/502 học sinh.

- Trường THCS: Năm học 2018 - 2019, nhà trường tuyển sinh tổng số 8 lớp với 281/282 học sinh.

Đánh giá chung: Nhìn chung điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội với phương án chung cho toàn CCN là không thu hút đầu tư các loại hình sản xuất- kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm nặng nguồn nước như nhuộm, mạ

kim loại, sản xuất hóa chất, cao su mà cơ bản đẩy mạnh xúc tiến đầu tư những lĩnh vực sản xuất công nghiệp sạch, đặc biệt coi trọng những sản phẩm công nghiệp có hàm lượng chất xám cao nhằm quy hoạch xây dựng CCN Bãi Ba - Đông Thành hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước triển khai các dự án cụ thể trong CCN góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của xã Chí Tiên, xã Sơn Cương nói riêng và huyện Thanh Ba nói chung.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Mục tiêu và quy mô của dự án đầu tƣ xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Bãi Ba - Đông Thành

4.1.1. Mục tiêu của Dự án

- Xây dựng CCN có kỹ thuật công nghệ tiên tiến, khả năng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước góp phần phát triển kinh tế xã hội cho huyện Thanh Ba theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc, môi trường và hạ tầng xã hội, khớp nối với các dự án đang phát triển trong khu vực, góp phần phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội của khu vực. Phù hợp với nhu cầu phát triển hiện tại của địa phương và định hướng quy hoạch huyện Thanh Ba đến năm 2020.

- Xây dựng phát triển CCN với hệ thống hạ tầng đồng bộ đáp ứng nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp đầu tư vào CCN.

- Dự án khi đi vào hoạt động sẽ thu hút các dự án đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước vào thuê đất, thuê hạ tầng để đầu tư. Giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương và của tỉnh Phú Thọ.

Mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư. Thực hiện mục tiêu đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Từng bước khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.

4.1.2. Quy mô đầu tư xây dựng hạ tầng

Bảng 4.1. Các hạng mục công trình của dự án

TT Hạng mục ĐVT Khối lƣợng

1 San nền m3 2.610.273,59 2 Đường giao thông Tuyến 03 3 Hệ thống cấp nước HT 01 4 Hệ thống thoát nước HT 01 5 Hệ thống thông tin liên lạc HT 01

6

Trạm xử lý nước thải (xây mới 02 modul, mỗi modul công suất 750 m3/ngày.đêm)

01 Trạm 1.500 m3/ngày.đêm

Bảng 4.2. Hệ thống thoát nƣớc mƣa

STT Nội dung Đơn vị Khối lƣợng

1 Rãnh thường B800 m 4.037 2 Cống tròn D1000 m 45 3 Rãnh thường B 1000 m 1066 4 Rãnh chịu lực m 24 5 Hố ga B800 cái 85 6 Hố ga B1000 cái 28

7 Cửa xả nước D1000 cái 01

Bảng 4.3. Hệ thống thoát nƣớc thải

STT Hạng mục công trình Đơn vị Khối lƣợng

1 Cống D300 m 3.488

2 Cống D600 m 1.853

3 Trạm xử lý nước thải m3/ngày đêm 1.500

Hệ thống cấp điện

Nguồn điện cấp cho dự án được lấy từ lộ đường dây 35 kV - cột 88/372E4.9 chạy quanh khu vực CCN. Để đảm bảo nhu cầu cấp điện của dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động môi trường dự án đầu tớ xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp bãi ba đông thành, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ​ (Trang 29)