Bảng 4.1. Các hạng mục công trình của dự án
TT Hạng mục ĐVT Khối lƣợng
1 San nền m3 2.610.273,59 2 Đường giao thông Tuyến 03 3 Hệ thống cấp nước HT 01 4 Hệ thống thoát nước HT 01 5 Hệ thống thông tin liên lạc HT 01
6
Trạm xử lý nước thải (xây mới 02 modul, mỗi modul công suất 750 m3/ngày.đêm)
01 Trạm 1.500 m3/ngày.đêm
Bảng 4.2. Hệ thống thoát nƣớc mƣa
STT Nội dung Đơn vị Khối lƣợng
1 Rãnh thường B800 m 4.037 2 Cống tròn D1000 m 45 3 Rãnh thường B 1000 m 1066 4 Rãnh chịu lực m 24 5 Hố ga B800 cái 85 6 Hố ga B1000 cái 28
7 Cửa xả nước D1000 cái 01
Bảng 4.3. Hệ thống thoát nƣớc thải
STT Hạng mục công trình Đơn vị Khối lƣợng
1 Cống D300 m 3.488
2 Cống D600 m 1.853
3 Trạm xử lý nước thải m3/ngày đêm 1.500
Hệ thống cấp điện
Nguồn điện cấp cho dự án được lấy từ lộ đường dây 35 kV - cột 88/372E4.9 chạy quanh khu vực CCN. Để đảm bảo nhu cầu cấp điện của dự
án với tổng công suất yêu cầu là 140 kW/ha (theo như quy hoạch được phê duyệt) với độ tin cậy cao, cũng như thuận lợi cho việc vận hành cũng như phát triển trong tương lai, chủ dự án sẽ xây dựng mới nhánh rẽ đường dây trung thế 35 kV từ điểm đấu nối vào khu dự án và xây dựng mới trạm biến cấp điện cho các phụ tải chiếu sáng công cộng, nhà điều hành.
4.2. Thực trạng môi trƣờng nền của dự án
Để xác định hiện trạng môi trường khu vực dự kiến quy hoạch xây dựng, cũng như dự báo và xác định những thách thức lớn mang tính chất khu vực hay vùng, các thành phần môi trường sẽ chịu tác động trực tiếp của quá trình vận hành dự án chúng ta thực hiện đánh giá môi trường nền.
4.2.1. Hiện trạng môi trường không khí
- Kết quả phân tích: Kết quả phân tích môi trường không khí được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.4. Kết quả quan trắc chất lƣợng không khí
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Mẫu TCCP K1 K2 K3 K4 K5 K6 1 Nhiệt độ 0C 21,2 21,2 20,8 20,9 21,1 21,1 - 2 Độ ẩm % 57,8 59,9 60,8 58,1 60,5 57,6 - 3 Tốc độ gió m/s 0,65 0,77 0,63 0,86 0,71 0,69 - 4 Tiếng ồn dBA 51,3 53,8 55,2 58,9 54,7 55,1 70(1) 5 SO2 mg/m3 0,103 0,112 0,106 0,097 0,081 0,079 0,35 6 CO mg/m3 2,25 2,3 2,28 2,19 2,24 2,12 30 7 NO2 mg/m3 0,024 0,022 0,028 0,030 0,032 0,031 0,2 8 Bụi lơ lửng mg/m 3 0,108 0,135 0,131 0,124 0,139 0,145 0,3
Hình 4.1. Hàm lượng SO2 trong không khí tại khu vực dự án
Hình 4.3. Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí tại khu vực dự án
Hình 4.4. Hàm lượng CO trong không khí tại khu vực dự án
* Nhận xét: Nhìn chung môi trường không khí khu vực thực hiện dự án so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT cho thấy
các chỉ tiêu phân tích môi trường không khí tại thời điểm lấy mẫu đều nằm trong giới hạn các quy chuẩn cho phép.
4.2.2. Hiện trạng môi trường nước mặt
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.5. Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc mặt
TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 08-
MT:2015/BTNMT, Cột B1 NM1 NM2 1 Nhiệt độ - 23,2 23,6 - 2 pH mg/l 6,9 6,8 5,5 - 9 3 DO mg/l 5,4 5,6 > 4 4 TSS mg/l 28 29 50 5 COD mg/l 15 18 30 6 BOD5 mg/l 10 12 15 7 Amoni mg/l 0,19 0,10 0,5 8 Nitrat mg/l 1,8 1,1 10 9 Photpho mg/l 0,06 0,07 0,3 10 Pb mg/l < 0,0003 < 0,0002 0,05 11 Cr mg/l 0,02 0,02 0,04 12 Zn mg/l 0,25 0,1 1,5 13 Fe mg/l 0,36 0,22 1,5 14 Coliform MPN/100 ml 2.690 2.650 7.500
4.2.3. Hiện trạng môi trường đất
Kết quả phân tích môi trường đất được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lƣợng đất
TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả Đ1 TCVN/QCVN
1 pH - 6,7 3,84 - 8,02 (TCVN 7377 - 2004)
TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả Đ1 TCVN/QCVN 2 Cu mg/kg đất khô 1,2 100 (QCVN 03- MT:2015/BTNMT) 3 Chì (Pb) mg/kg đất khô 3,1 70 (QCVN 03- MT:2015/BTNMT) 4 Cadimi (Cd) mg/kg đất khô 0,09 2 (QCVN 03- MT:2015/BTNMT) 5 Kẽm (Zn) mg/kg đất khô 18,3 200 (QCVN 03- MT:2015/BTNMT)
6 Asen (As) mg/kg đất khô 0,025 15 (QCVN 03- MT:2015/BTNMT)
* Nhận xét: Từ kết quả phân tích trên cho thấy môi trường đất trong khu vực dự án có các chỉ tiêu phân tích đánh giá chất lượng đất đều cho giá trị bình thường, môi trường đất không có dấu hiệu ô nhiễm. Chất lượng đất đủ điều kiện để phục vụ các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ cụm công nghiệp.
Đánh giá khả năng chịu tải của môi trường: Sức chịu tải của môi trường khu vực dự án. Qua các kết quả phân tích các thành phần môi trường vật lý và những phân tích, đánh giá nêu trên cho thấy môi trường nền khu vực dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm, chưa có sự can thiệp của các tác nhân gây ô nhiễm. Sức chịu tại môi trường tương đối tốt.
4.3. Đánh giá, dự báo tác động của dự án
4.3.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án
a. Đánh giá tính phù hợp của vị trí dự án
Khu vực dự án thuận lợi về giao thông, có nguồn cung cấp lao động dồi dào đặc biệt Trung tâm dạy nghề Thanh Ba là cơ sở đào tạo, cung cấp nguồn lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
Trong khu vực dự án và vùng lân cận không có công trình kiến trúc lớn, chỉ có 02 nhà dân chủ yếu là xây dựng cấp 4 không kiên cố. Diện tích đất thu hồi chủ yếu là đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm và một phần ruộng trũng, tuy nhiên chất lượng đất thấp do chủ yếu là đất phù sa xen lẫn sỏi đồi, ruộng dốc bị mất mầu bởi xói mòn nên năng suất thấp.
Quy hoạch sử dụng đất cho toàn bộ CCN trên cơ sở tuân thủ định hướng phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh Phú Thọ, đảm bảo tỷ lệ cơ cấu theo đúng quy định chung cho các khu, CCN - TTCN tập chung. Tuân thủ Quy hoạch tổng thể các khu, CCN - TTCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng năm 2020 và Quy hoạch chung huyện Thanh Ba đã được UBND tỉnh phê duyệt, người dân đồng tình ủng hộ nên thuận lợi cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.
b. Đánh giá định hướng phát triển không gian của cụm công nghiệp
Việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của cụm công nghiệp được đánh giá là hợp lý về mặt môi trường.
Bố trí cơ cấu có cùng các chức năng, ngành nghề phù hợp với quy hoạch phân lô chi tiết của CCN. Bám sát các quy hoạch đã được duyệt, khai thác tối đa các yếu tố hạ tầng, bố trí gần trục đường giao thông, vùng kinh tế trọng điểm, vùng có nguồn lao động dồi dào. Cần đảm bảo tính hài hòa giữa phát triển công nghiệp với yêu cầu phát triển bền vững và có bước đi phù hợp theo từng giai đoạn phát triển kinh tế.
Đảm bảo cơ cấu sử dụng đất của khu quy hoạch, đảm bảo các tỷ lệ đất giao thông, cây xanh, mặt nước, công trình và hạ tầng hợp lý theo quy định chung của quy hoạch xây dựng.
Tôn trọng cảnh quan thiên nhiên sẵn có, tránh phá vỡ sự ổn định của môi trường xung quanh như dải cây xanh phân cách, cây xanh tập trung, tạo ra sinh thái tốt nhất cho toàn khu vực, phù hợp với chức năng công trình và các mục tiêu sử dụng.
Các định hướng phát triển không gian của CCN được xây dựng trên các cơ sở sau:
- Với vị trí đặc biệt của Cụm công nghiệp có kết nối với tuyến đường tỉnh 320C nối với thị xã Phú Thọ và nút giao với đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai tại điểm nối IC 9 do vậy cần tận dụng tuyến giao thông đối ngoại này để phát triển hệ thống nội bộ bên trong Cụm công nghiệp và đồng thời giao thông nội bộ CCN cần đảm bảo sự khớp nối giữa các khu chức năng khác của cụm với các khu vực lân cận như nguồn cấp điện, nguồn cấp nước, mương tiêu thoát nước của vùng. Phương án quy hoạch sử dụng đất được đề xuất trên cơ sở tôn trọng địa hình tự nhiên;
- Các công trình công cộng, dịch vụ công cộng được bố trí ở Trung tâm của khu vực quy hoạch gắn liền với trục giao thông chính của khu quy hoạch và tiếp giáp với đường giao thông chính của khu vực, có sự kết nối hài hòa giữa phân khu chức năng của CCN;
- Khu vực trạm xử lý nước thải chung của CCN được bố trí ở vị trí phía Tây Nam cụm công nghiệp đảm bảo thu gom toàn bộ nước thải CCN theo địa hình khu vực;
- Các lô đất bố trí các công trình sản xuất công nghiệp và các công trình thuộc cụm công nghiệp được phân lô chức năng rõ ràng bởi các tuyến đường giao thông và các ranh giới. Đây là cơ sở cho việc xác định chức năng sử dụng đất và các quy định kiểm soát cụ thể cho từng khu vực trong khu đất quy hoạch.
c. Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất để thực hiện dự án - Tác động đến sản xuất nông nghiệp:
Tổng diện tích chiếm đất khu vực thực hiện dự án là 500.770 m2
chủ yếu là đất trồng cây lâm nghiệp (chiếm 58,81%), đất nông nghiệp (chiếm
35,48%), đất mặt nước (chiếm 0,3%), đất giao thông (chiếm 2,54%), đất ở, đất vườn (chiếm 0,92%) và đất khác (chiếm 1,95%). Vì vậy, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất lương thực khu vực.
- Tác động đến kinh tế - xã hội do giải phóng mặt bằng:
Việc giải phóng mặt bằng và thu hồi 50,077 ha đất để thực hiện dự án sẽ có 02 hộ gia đình phải di dời, 161 hộ bị thu hồi đất nông, lâm nghiệp sẽ ảnh hưởng đến thu nhập, nghề nghiệp vì khu vực này hiện nay về cơ bản vẫn là vùng nông thôn, nhân dân sống bằng nghề nông nghiệp trồng lúa và rau mầu, ruộng đất của họ là phương tiện lao động và là nguồn kiếm sống chính. Do đó, việc xây dựng dự án sẽ biến vùng đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm trở thành đất công nghiệp, người dân sẽ bị mất đất canh tác và do đó sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ tới sinh kế và cuộc sống người dân trước mắt cũng như về lâu dài. Về mặt văn hóa xã hội, việc mất đất gây ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ dân có thể sẽ kéo theo một số vấn đề về xã hội. Khi người dân được đền bù tiền, ngoài những hộ gia đình dùng tiền để đầu tư buôn bán chuyển đổi việc làm, một số hộ dân sẽ dùng tiền để sắm sửa đồ đạc, thậm chí sẽ có người dùng tiền tiêu xài và phát sinh tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè. Ngoài ra, bản thân một bộ phận người lao động ở đây thường chưa ý thức để sẵn sàng tìm việc mới, hoặc tham gia học việc để làm nghề mới sau khi bị thu hồi đất, họ trông chờ nhiều vào số tiền đền bù của Nhà nước, và vào hỗ trợ việc làm của chủ đầu tư hoặc của chính quyền địa phương. Chính vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan đó, họ không có khả năng nhanh chóng tìm kiếm việc làm mới và có thu nhập ổn định cho mình. Tình trạng thất nghiệp ngày một gia tăng sẽ gây ảnh hưởng đến thu nhập, từ đó làm ảnh hưởng đời sống văn hóa của nhiều gia đình. Vì vậy, ngoài việc đảm bảo đền bù theo quy định của UBND tỉnh Phú Thọ, Dự án sẽ có kế hoạch tạo công ăn
việc làm ổn định cho họ, tuyển họ vào làm việc trong các doanh nghiệp thu hút đầu tư trong CCN. Biện pháp cụ thể để giảm thiểu tác động tới cuộc sống của người dân được trình bày trong chương 4 của báo cáo.
- Tác động tới công trình hạ tầng và công trình văn hóa khác:
Các ảnh hưởng tới công trình hạ tầng và công trình văn hóa do hoạt động GPMB của dự án là không có do trong phạm vi xây dựng không có công trình văn hóa lịch sử nào phải di dời hay xâm phạm.
4.3.2. Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng khu vực dự án
a. Nguồn gây tác động do khí, bụi thải giai đoạn phát quang thảm thực vật
* Khí thải phát sinh từ vận chuyển gỗ củi tận thu:
Trên diện tích xây dựng CCN sinh khối chủ yếu bao gồm các loại cây tre, nứa, keo, bạch đàn, trảng cây bụi... Lượng sinh khối phát sinh được tính toán như sau:
Lượng sinh khối khi phát quang ước tính trung bình là: 49,289 tấn/ha × 50,077 ha ≈ 2.468 tấn. Trung bình mỗi xe tải nhỏ vận chuyển 15 tấn/xe. Số lượng xe vận chuyển gỗ củi thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.7. Số lƣợng chuyến xe dùng để vận chuyển củi, gỗ
TT Hạng mục Khối lƣợng
1 Diện tích phát quang (ha) 50,077
2 Khối lượng gỗ, củi tận thu (m3
) 2.468
3 Số chuyến vận chuyển (chuyến) 165
Các loại xe có tải trọng từ 3,5 đến 16 tấn hoạt động liên tục trong 10h. Hệ số ô nhiễm không khí đối với xe tải được tính theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và “Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, 2000” của Trần Ngọc Chấn như sau:
Bảng 4.8. Hệ số ô nhiễm không khí đối với xe tải TT Các loại xe Đơn vị (U) SO2 kg/U NOx kg/U CO kg/U VOC kg/U
1 Xe tải chạy xăng > 3,5 tấn 1.000 km 4,5S 4,5 70 7,0 Tấn nhiên liệu 20S 20 300 30
2 Xe tải nhỏ động cơ Diesel < 3,5 tấn
1.000 km 1,16S 0,7 1,0 0,15 Tấn nhiên liệu 20S 12 18 2,6
3 Xe tải lớn động cơ Diesel 3,5 đến 16 tấn
1.000 km 4,29S 11,8 6,0 2,6 Tấn nhiên liệu 20S 55 28 12
4 Xe tải động cơ Diesel > 16 tấn
1.000 km 7,26S 18,2 7,3 5,8 Tấn nhiên liệu 20S 50 20 16
(Nguồn số liệu: Tổ chức y tế thế giới WHO)
Căn cứ vào lượng xe vận chuyển trong ngày, thời gian hoạt động, quãng đường vận chuyển ước tính từ khu vực dự án đến các hộ dân có đất đồi rừng bị thu hồi khoảng 02 km và hệ số ô nhiễm không khí đối với xe tải, tải lượng cực đại các khí thải gây ô nhiễm không khí của các phương tiện tham gia thực hiện có thể dự báo với lượng lưu huỳnh trong dầu là 0,5%, thời gian phát quang của dự án là 30 ngày như sau:
Bảng 4.9. Tải lƣợng ô nhiễm không khí
TT Chỉ tiêu Tải lƣợng ô nhiễm (kg/ngày) Tải lƣợng ô nhiễm (mg/s)
1 SO2 0,05S 1,64
2 NOx 0,13 4,51
3 CO 0,07 2,29
4 VOC 0,03 0,99
Nhận xét: Với tần suất vận chuyển sinh khối phát quang trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng dự án không lớn, tuy nhiên kết quả tính toán nồng độ chất ô nhiễm NOx, CO, VOC phát sinh do quá trình vận chuyển lớn do vậy chủ đầu tư cần có các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường trong quá trình thi công và có các biện pháp để bảo vệ sức khoẻ công nhân thi công trên công trường.
* Khí thải từ các phương tiện thực hiện phát quang khu vực dự án:
- Theo ước tính nhu cầu nhiên liệu phục vụ cho phát quang khoảng