Quyền Được Chia Lợi Nhuận

Một phần của tài liệu Chứng khoán cổ phiếu và thị trường tập 1 - Hà Hưng Quốc - 1 pdf (Trang 42 - 43)

Lợi Nhuận

Vì những cổ chủ cổ phiếu thường đẳng cũng là chủ nhân của công ty cho nên, trên nguyên tắc, tất cả lợi thu doanh thương của công ty (earnings), sau khi khấu trừ mọi chi phí và thuế, đều thuộc về họ. Cổ chủ có quyền thừa hưởng lợi thu doanh thương của công ty (residual claim to imcome), kể cả lợi thu doanh thưông giữ lại để phát triển công ty (retained earnings) và lợi thu doanh thương

27

phân phối ra dưới hình thức lợi nhuận vô kỳ (common stock dividends).

Tuy nhiên, chỉ có hội đồng giám đốc của công ty mới có quyền quyết định phân phối hay không phân phối lợi nhuận. Về mặt pháp lý, hội đồng giám đốc của công ty không bị bắt buộc phải phân phối lợi nhuận. Nếu muốn, cổ chủ có thể làm áp lực qua quyền bầu cử hoặc qua thị trường cổ phiếu để đổi hội đồng giám đốc mới hoặc để đổi chính sách phân phối lợi nhuận của công ty. Trên thực tế sử dụng quyền cổ chủ để làm áp lực với hội đồng giám đốc hoặc với ban quản lý điều hành của công ty là điều rất hiếm thấy.

Nhưng trong những năm gần đây phong trào chống đối tình trạng quy định lương bổng quá cao cho giới chức cao cấp của công ty và phong trào chống đối những công ty thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ môi sinh và xã hội đã dẫn đến tình trạng cổ chủ liên kết với nhau để làm áp lực công khai. Thí dụ như cổ chủ của công ty Walt Disney đã lớn tiếng chỉ trích mức lương bổng của giới chức cao cấp ngay trong buổi hội thảo của những cổ chủ (shareholders’ meeting) năm 1996.

Một thí dụ khác là một số tổ hợp đầu tư (mutual funds) đã mạnh miệng lên tiếng tẩy chay cổ phiếu của công ty Phillip Morris trong những năm 1996-1997 và đã tạo nên áp lực đáng kể.

Một phần của tài liệu Chứng khoán cổ phiếu và thị trường tập 1 - Hà Hưng Quốc - 1 pdf (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)