Hiện trạng sử dụng đất của huyện Quỳnh Nhai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la​ (Trang 44)

Đến nay toàn huyện có 11 xã với 196 bản. Tổng diện tích tự nhiên của xã tính đến năm 2019 là 105.600 ha. Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng được thể hiện tại biểu 3.1.

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu đất đai tại huyện Quỳnh Nhai năm 2019

(Nguồn: UBND huyện Quỳnh Nhai, 2019)

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất tại huyện Quỳnh Nhai năm 2019

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích

KH 2019 Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 105.600

1 Đất nông nghiệp NNP 61.057,79 57,82

1.1 Đất trồng lúa LUA 2.159,32 2,04

Tr.đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 500,71 0,47 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 13.757,25 13,03 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 2.286,44 2,17 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 26.127,62 24,74 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 0 Đất nông nghiệp 57,82% Đất phi nông nghiệp 12,36% Đất chưa sử dụng 29,82%

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích

KH 2019 Cơ cấu (%)

1.6 Đất rừng sản xuất RSX 16.562,42 15,68 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 159,22 0,15 1.8 Đất nông nghiệp khác NKH 5,62 0,005

2 Đất phi nông nghiệp PNN 13.054,76 12,36

2.1 Đất quốc phòng CQP 26,29 0,025 2.2 Đất an ninh CAN 1,04 0,001 2.3 Đất thương mại, dịch vụ TMD 1,86 0,002 2.4 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 15,33 0,02 2.5 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng

sản SKS 4,10 0,004

2.6 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia,

cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 682,60 0,65 2.7 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 1,50 0,001 2.8 Đất danh lam thắng cảnh DDL 00 2.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 3,47 0,003 2.10 Đất ở tại nông thôn ONT 483,63 0,46 2.11 Đất ở tại đô thị ODT 55,29 0,05 2.12 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 17,96 0,02

2.13 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà

tang lễ, nhà hỏa táng NTD 251,89 0,24

2.14 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm

đồ gốm SKX 5,73 0,005 2.15 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 11,32 0,01 2.16 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 5,28 0,005 2.17 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 22,60 0,02 2.18 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 436,17 0,41 2.19 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 11.024,68 10,44 2.20 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3,82 0,004

3 Đất chưa sử dụng CSD 31.487,45 29,82

Qua bảng 3.1 hiện trạng sử dụng đất của huyện Quỳnh Nhai như sau: Đất nông nghiệp có diện tích là 61.057,79 ha,, chiếm 57,82% . Cụ thể các loại đất như sau: Đất trồng lúa có diện tích là 2.159,32 chiếm 2,045 %. Đất trồng cây hàng năm khác diện tích là 13.757,25 ha, chiếm 13,03%. Đất lâm nghiệp bao gồm 2 loại rừng trong đó nhiều nhất là đất rừng phòng hộ có diện tích là 26.127,62 ha, chiếm 24,74% tổng diện tích đất tự nhiên và Đất rừng sản xuất chiếm 15,68%. Ngoài ra, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 0,15%, còn lại 5,62 ha đất nông nghiệp khác.

Bên cạnh đó đất phi nông nghiệp của huyện có diện tích là 13.054,76 ha chiếm 12,362% với các loại đất khác nhau như: Đất quốc phòng có diện tích là 26,29 ha chiếm 0,025%, Đất an ninh có diện tích là 1,04 ha chiếm 0,001%, Đất thương mại, dịch vụ có diện tích là 1,86 ha chiếm 0,002%, Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp có diện tích là 15,33 ha chiếm 0,015%, Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản có diện tích là 4,10 ha. chiếm 0,004 %, Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có diện tích là 682,60 ha chiếm 0,646%, Đất di tích lịch sử - văn hoá có diện tích là 1,50 ha. chiếm 0,001%, Đất bãi thải, xử lý chất thải có diện tích là 3,47 ha. chiếm 0,003%, Đất ở tại nông thôn có diện tích là 483,63 ha chiếm 0,458%, Đất ở tại đô thị có diện tích là 483,63 ha chiếm 0,052%, Đất xây dựng trụ sở cơ quan có diện tích là 17,96 ha chiếm 0,17%, Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp có diện tích là 0,20 ha chiếm 0,001%, Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hoả táng có diện tích là 251,89 ha chiếm 0,239%, Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm có diện tích là 5,73 ha chiếm 0,005%, Đất sinh hoạt cộng đồng có diện tích là 11,32 ha chiếm 0,011%, Đất khu vui chơi, giải trí công cộng có diện tích là 5,28 ha. chiếm 0,005%, Đất cơ sở tín ngưỡng có diện tích là 22,60 ha chiếm 0,021%, Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối có diện

tích là 436,17 ha chiếm 0,413%, Đất có mặt nước chuyên dùng có diện tích là 11.024,68 ha. cơ cấu đạt 10,44%, Đất phi nông nghiệp khác có diện tích là 3,82 ha, chiếm 0,004%.

Ngoài ra huyện có tỷ lệ diện tích đất chưa sử dụng tương đối nhiều chiếm 29,82% tổng diện tích đất tự nhiên. Do đó trong thời gian tới huyện cần có chủ chương chính sách đưa đất chưa sử dụng vào mục đích trồng rừng đảm bảo sử dụng đất hợp lý và hiệu quả, tránh lãnh phí tài nguyên đất

3.3. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác ngắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân (GCNQSDĐ) tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La

3.3.1. Trình tự công tác cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Số Giấy chứng nhận đã cấp lũy kế đến năm 2017 là 4317 Giấy. - Tổng số thửa cần cấp 6354 thửa.

- Tổng số thửa đã cấp 3146 thửa. - Số thửa còn lại cần cấp 3208 thửa.

Tình hình cấp mới GCNQSDĐ được cấp cho các trường hợp sau: - Hộ gia đình, cá nhân chưa có GCNQSDĐ nhưng lại có đủ điều được GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Hộ gia đình cá nhân được Nhà nước giao đất để quản lý.

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định trước ngày 01 tháng 07 năm 2004 và không vi phạm pháp luật, không tranh chấp đất đai, phù hợp với quy hoạch, được UBND cấp xã, phường xác nhận thì được cấp GCNQSDĐ.

3.3.1.1. Sơ đồ thực hiện

Sơ đồ 4.1. Trình tự thủ tục cấp GCNQSDĐ tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La

Người sử dụng đất

Nộp hồ sơ

Kiểm tra hồ sơ, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ Xác minh hiện trạng SDĐ và nguồn gốc SDĐ.

Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ. Trích lục/ trích đo BĐĐC.

Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất, gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan QLNN đối với loại tài sản đăng ký.

Cập nhật TT thửa đất, tài sản gắn liền với đất.

Chuẩn bị hồ sơ để phòng TNMT trình ký cấp GCN.

Cập nhật, bổ sung vào HSĐC, CSDL đất đai. Trao GCN cho người sử dụng đất

CNVP ĐKĐĐ BP tiếp nhận và trả kết quả thuộc VP UBND huyện/ UBND xã UBND huyện Phòng TN&MT Hợp lệ Ra Quyết định, ký GCN và gửi lại GCN

Kiểm tra hồ sơ, trình UBND cấp GCN Khôn g hợp lệ Chi cục thuế (Xác định NVTC) Phiếu chuyển TTĐC TB nghĩa vụ tài chính Nộp tiền tịa ngân hàng huyện

3.3.1.2. Các bước thực hiện.

a) Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện hoặc UBND cấp xã (nếu có nhu cầu).

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện:

+ Thông báo cho Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có) đối với nơi chưa có bản đồ địa chính.

+ Kiểm tra hồ sơ; xác nhận hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất, sự phù hợp với quy hoạch đối với trường hợp không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất; xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sở hữu tài sản theo quy định; xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt đối với nhà ở, công trình xây dựng; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ.

+ Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện.

- Trường hợp nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện thực hiện các công việc như sau:

+ Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất, sự phù hợp với quy hoạch đối với trường hợp không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất; xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sở hữu tài sản; xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt đối với nhà ở, công trình xây dựng; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ; niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện.

+ Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);

+ Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối hộ hia đình, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;

+ Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận vào đơn đăng ký;

+ Gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đăng ký đối với trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ theo quy định.

c) Cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện trong thời hạn 5 ngày làm việc.

d) Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện thực hiện các công việc như sau:

+ Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);

+ Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính (trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật); chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận.

đ) Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau: - Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận. - Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện.

e) Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện:

+ Cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;

+ Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính (hoặc đã ký hợp đồng thuê đất hoặc được miễn nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính) hoặc gửi Giấy chứng nhận cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại cấp xã.

- Xác nhận vào bản chính giấy tờ việc đã cấp Giấy chứng nhận theo quy định. (g) Người được cấp Giấy chứng nhận nhận lại bản chính giấy tờ đã được xác nhận cấp Giấy chứng nhận và Giấy chứng nhận.

b. Hồ sơ

Số lượng hồ sơ: 01 bộ bao gồm:

Hồ sơ hoàn thiện:

1. Đơn đăng ký, cấp GCN theo mẫu số 04a/ĐK 2. CMT+ SHK (bản sao công chứng)

3. Hồ sơ kỹ thuật thửa đất

4. Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất 5. Danh sách trích ngang các hộ đề nghị cấp giấy

6. Thông báo công khai danh sách các hộ đề nghị cấp GCN 7. Biên bản kết thúc công khai

8. Phiếu lấy ý kiến khu dân cư

9. Đơn xác nhận TS gắn liền với đất (nếu có) 10.Tờ trình đề nghị cấp GCNQSDĐ cho từng hộ 11.QĐ về việc cấp GCNQSDĐ cho từng hộ

12.Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính, giấy tờ liên quan đến việc được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai và tài sản gắn liền với đất.

c. Thời gian giải quyết hồ sơ:

30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.

d. Lệ phí

Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

Cấp giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất:

+ Tại các thị trấn, các xã thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh: 10.000 đồng /lần cấp

+ Tại các xã còn lại trên địa bàn tỉnh (ở nông thôn): Miễn thu

Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu, hồ sơ địa chính: 10.000 đồng/ lần cấp

Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đối với hộ gia đình cá nhân:

Đất xây dựng nhà ở: 100.000 đồng/hồ sơ

Đối với đất sử dụng vào mục đích khác: 150.000 đồng/ hồ sơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la​ (Trang 44)