Tài nguyên nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý chất thải chứa hóa chất bảo vệ thực vật trong canh tác chè của huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 65 - 66)

* Nguồn nước mặt: Nằm trong vùng có lượng mưa tương đối lớn (trung bình 2.000 ÷ 2.100 mm/năm) và hệ thống sông suối khá nhiều, trong đó có sông lớn như sông Chu, sông Đu, sông Cầu nên dòng chảy của các sông suối trong huyện Phú Lương cũng khá dồi dào. Ngoài ra trên địa bàn huyện có các hồ thủy lợi và nuôi trồng thủy sản rất có giá trị như hồ Khe Ván, hồ Na Biểu (Phủ Lý),

56

hồ Đầm Ấu, Tuông Lạc (Ôn Lương), hồ Khuân Lân, hồ Đầm Đẩu, hồ Thâm Quang (Hợp Thành), hồ Núi Mủn (Cổ Lũng), hồ Suối Mạ, hồ Na Hiên, hồ Thẩm Ném, hồ Nặm Đất (Yên Trạch), hồ Đồng Xiền (Yên Lạc), hồ Pác Nho (xã Yên Ninh), đầm Xã Hờn, đầm Chân Chim, đầm Hợp Nhất (Tức Tranh), hồ Làng Mai, hồ Làng Hin, đầm Bình Giã, Đầm Ao Trúc (Phấn Mễ), hồ Cúc Lùng (xã Phú Đô).

Kết quả quan trắc phân tích chất lượng nước mặt cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu vật lý - hóa học - vi sinh của các mẫu nước sông trên địa bàn huyện còn khá tốt và nằm trong giới hạn của quy chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08- MT:2015/BTNMT.

* Nguồn nước ngầm: Độ sâu mực nước ở trung tâm các lưu vực vào khoảng 1 ÷ 2m, trên các vùng đồi núi thì mực nước ngầm nằm sâu hơn (2 ÷ 5 m), các tầng chứa nước là lỗ hổng ở Phú Lương có bề dày khá lớn (10 ÷ 30 m). Nguồn nước ngầm ở Phú Lương khá dồi dào nhưng phân bố không đồng đều và mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa. Về chất lượng nước dưới đất thường có tổng khoáng hoá trong khoảng 0,2 ÷ 0,4 g/l, nhìn chung đạt các tiêu chuẩn vệ sinh để sử dụng vào sản xuất và sinh hoạt [37].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý chất thải chứa hóa chất bảo vệ thực vật trong canh tác chè của huyện phú lương, tỉnh thái nguyên​ (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)