Toàn huyện có 16 xã thị trấn với tổng dân số là dân số trên 105 nghìn người(2009), có 08 dân tộc chủ yếu, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 40,3%. Lao động trên địa bàn huyện, hầu hết đã được phổ cập trung học cơ sở, chủ yếu là lao động ở nông thôn có đức tính lao động cần cù chịu khó, đây là nguồn nhân lực dồi dào để tăng cường phát triển kinh tế - xã hội huyện, cung cấp lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động, tuy vậy lao động nông thôn rất cần được đào tạo kỹ năng lao động để tiếp cận được với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập được với thế giới và khu vực [37].
3.1.10. Về môi trường
- Là huyện có mật độ dân số không cao, các khu vực đô thị, các hoạt động công nghiệp chưa phát triển mạnh nên mức độ ô nhiễm môi trường nước, không
57
khí, đất đai chưa nghiêm trọng. Tuy nhiên, cục bộ có những nơi, một số lĩnh vực vấn đề môi trường đã và đang có ảnh hưởng nhất định.
- Tài nguyên đất: Sự thay đổi của thời tiết và việc khai thác các nguồn tài nguyên chưa hợp lý đang xảy ra các quá trình xói mòn, rửa trôi, sạt lở ở khu vực đồi núi.
- Việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển mạnh trong thời gian qua đang ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sản xuất.
- Mức độ ô nhiễm không khí không đáng kể do hoạt động công nghiệp của huyện chưa phát triển, tỷ lệ đô thị hoá còn thấp, song tại các địa điểm dân cư tập trung, các khu chợ, dịch vụ... có lượng chất thải nhiều nhưng hệ thống thu gom và xử lý nước, rác thải hoặc chưa đầu tư xử lý đúng quy định phần nào làm ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước mặt.
Việc áp dụng các mô hình canh tác trên đất dốc nhằm hạn chế xói mòn và rửa trôi đất, việc thâm canh tăng vụ, luân canh, xen canh để tăng hệ số sử dụng đất cần được áp dụng rộng rãi. Bố trí cây trồng hợp lý, khai thác có hiệu quả quỹ đất, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh việc trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Đối với các khu dân cư, khu đô thị cần có biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp [37].
3.1.11. Đánh giá chung
Với những về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đã nêu ở trên, Phú Lương là huyện có nhiều lợi thế trong phát triển nông - lâm nghiệp, nhất là đối với việc đẩy mạnh phát triển và nâng cao giá trị cây chè tại các vùng chuyên canh chè của huyện. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất BVTV trong canh tác và công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải chứa hóa chất BVTV trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn:
- Do ảnh hưởng của địa hình miền núi, hệ thống sản xuất nhỏ, manh mún và thiếu quản lý tập trung, lượng chất thải chứa hóa chất BVTV sau sử dụng
58
chưa được quản lý, người dân còn bỏ lại trên đồng ruộng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Một số địa phương chưa chủ động trong công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân đối với nguy hại của hóa chất BVTV và chất thải chứa hóa chất BVTV, việc tổ chức thực hiện các giải pháp để thu gom, xử lý chất thải chứa hóa chất BVTV chưa được quan tâm đúng mức.
- Thiếu kinh phí đầu tư xây dựng các bể chứa, khu vực lưu chứa và trang thiết bị thu gom, vận chuyển và duy trì hoạt động trong công tác thu gom và xử lý bao bì chất thải chứa hóa chất BVTV.
- Chưa có cơ chế thực hiện xã hội hóa để khuyến khích sự tham gia của người dân trong thu gom, xử lý triệt để chất thải chứa hóa chất BVTV.
3.2. Thực trạng quản lý và sử dụng hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên
Với đặc thù sản xuất nhiều loại cây trồng khác nhau từ cây chè, lúa và rau và các loại cây hoa màu khác, nên chủng loại thuốc BVTV sử dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng khá phong phú và đa dạng gồm một số loại được sử dung phổ biến như:
Thuốc BVTV thường dùng trong trồng cây lúa và rau chủ yếu gồm: Actara 25WG; Admire 050EC, Bulty 400EC, Bassa 50EC, Victory 585EC, Sairifos 585EC; Samole 700WP, Pazol 700WP, Ossal 700WP; Fuji One 40EC, Kabim 30WP, Filia 525SE; Validacin 3L, Cavil 50SC, Vida 3SC, Vanicide 15WP, Rill 800WG, Penalti Gold 52EC, Wapotoc 858 FC, Kamxu 2EN, Virtaco 40WG, Neda 95FP, Cowbol 600WB, Drogon 585EC, Paran 95SP,...
Thuốc BVTV thường dùng đối với trồng chè chủ yếu gồm: Tilt Super 300ND, Starsuper 20WP hoặc thuốc trừ bệnh gốc đồng (Oxyclorua đồng, Sunphat đồng), Applaud10WP, Butyl10WP, Admixe050EC, Sutin5EC, Scocpion36, Actamec40EC, Catex306EC, Dygan5.4EC, Ortuss5SC, Dylan2EC... Việc theo dõi, thống kê chính xác khối lượng hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn gặp khó khăn do các hộ canh tác nông nghiệp sử
59
dụng thuốc BVTV còn tràn lan và vẫn còn hiện tượng sử dụng thuốc BVTV nhập lậu.
Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 99.440,69 ha, chiếm 28,2% diện tích toàn tỉnh, để tăng năng suất cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học được sử dụng ngày càng nhiều. Tổng lượng hoá chất BVTV ước tính khoảng trên 298 tấn/năm và hàng nghìn tấn phân bón hoá học. Lượng hoá chất BVTV, phân bón hoá học dư thừa được đổ vào nguồn nước mặt, ước tính khoảng 33% [31].
3.3. Thực trạng quản lý và sử dụng hóa chất BVTV trong canh tác chè của huyện Phú Lương
3.3.1. Tình hình canh tác chè của huyện Phú Lương
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Phú Lương có nhiều khả năng phát triển nông - lâm nghiệp, trong đó có trồng chè. Chè Phú Lương cùng với các vùng chè của tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là sản phẩm nổi tiếng từ lâu trong cả nước. Huyện Phú Lương hiện có trên 4.300 ha chè, tập trung chủ yếu ở các xã: Tức Tranh, Vô Tranh, Phú Đô, Phấn Mễ…, năng suất bình quân đạt 110 tạ/ha, với sản lượng 41.400 tấn, đứng thứ hai toàn tỉnh về sản xuất chè. Mặc dù được coi là sản phẩm nông nghiệp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, nhưng thực trạng phát triển cây chè tại Phú Lương vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể, chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm chè chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; sản phẩm được sản xuất, sơ chế chủ yếu theo phương pháp thủ công truyền thống với quy mô gia đình; chưa có quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.Một trong những nguyên nhân khiến cây chè Phú Lương chưa tìm được chỗ đứng trên thị trường là do sản lượng chế biến công nghiệp còn đạt thấp. Trên địa bàn huyện có 3 cơ sở chế biến công nghiệp: Xí nghiệp chè Tức Tranh, Công ty chè Phú Lương và Nhà máy chè nông trường Phú Lương. Thời điểm cao nhất, các đơn vị này cũng chỉ thu mua 4.400 tấn chè búp tươi/năm, bằng 20% tổng sản lượng chè toàn huyện (đó là năm 2002), còn lại đều đạt thấp. Trong vài năm trở
60
lại đây sản lượng chè được chế biến công nghiệp là không đáng kể, năm 2010 chỉ đạt 3% [43].
Những năm qua, Phú Lương đã chú trọng đưa các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao vào trồng thay thế cho những diện tích chè đã già cỗi; áp dụng quy trình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; hỗ trợ đầu tư máy móc vào trồng, sản xuất, chế biến và bảo quản chè. Nhờ đó, sản phẩm chè của địa phương ngày càng được nâng cao về năng suất, chất lượng, góp phần giải quyết việc làm lao động địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn. Hiện, năng suất chè của huyện đã đạt 110 tạ/ha, tăng 25 tạ/ha so với năm 2013; sản lượng chè búp tươi đạt 41.400 tấn, tăng 6,4 tấn so với năm 2013. Các làng nghề chè của huyện hiện đang giải quyết việc làm cho trên 5.200 lao động với mức thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng. Trong khoảng 3 năm trở lại đây, huyện đã bắt đầu đưa nhiều giống chè giâm cành vào trồng như: TRI 777, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Thúy Ngọc…, bình quân mỗi năm trồng mới và trồng lại được 250ha chè. Hiện nay, trong hơn 4.300ha chè toàn huyện thì đã có tới khoảng gần 40% tổng diện tích là chè giâm cành.
Từ năm 2001 trở lại đây, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng chuyên sản xuất chè cũng đã được chú trọng, phục vụ tốt công tác thâm canh, sản xuất chè. Đặc biệt là việc quy hoạch thủy lợi vùng đồi, tập trung ở 3 xã: Tức Tranh, Vô Tranh và Phú Đô là một sự đột phá trong sản xuất và thâm canh chè đối với bà con vùng được hưởng lợi. Với tổng kinh phí khoảng 11 tỷ đồng, huyện đã xây dựng các trạm bơm, cải tạo hồ đập, nhằm phục vụ tốt việc sản xuất thêm vụ chè Đông - đây là vụ mang lại lợi nhuận cao nhất cho người trồng chè. Hiện toàn huyện có khoảng 400ha/ tổng diện tích có thể thâm canh thêm vụ Đông. Nhờ đó, năng suất, sản lượng, chất lượng chè ngày càng được nâng cao. Nếu như năm 2000, năng suất chè kinh doanh bình quân toàn huyện đạt 65,5 tạ/ha, đạt tổng giá trị sản lượng là trên 68 tỷ đồng thì đến năm 2010, năng suất chè kinh doanh của huyện đạt 85tạ/ha, sản lượng đạt gần 35 nghìn tấn búp tươi, đem lại giá trị gần 350 tỷ đồng. Do vậy, đời sống của người trồng chè được nâng cao đáng kể.
61
Cũng từ đầu tư thâm canh nên Phú Lương là huyện có số làng nghề sản xuất chế biến chè nhiều nhất tỉnh, trong tổng số 14 làng nghề toàn huyện thì có tới 13 làng nghề về chè [43].
a. Vùng chè xã Vô Tranh, huyện Phú Lương
Xã Vô Tranh, huyện Phú Lương có 25 xóm: Tân Bình 1, Tân Bình 2, Tân Bình 3, Tân Bình 4, xóm 1/5, Trung Thành 1, Trung Thành 2, Trung Thành 3, Trung Thành 4, Bình Long, Cầu Bình 1, Cầu Bình 2, Toàn Thắng, Liên Hồng 1, Liên Hồng 2, Liên Hồng 3, Liên Hồng 4, Liên Hồng 5, Liên Hồng 6, Liên Hồng 7, Liên Hồng 8, Thống Nhất 1, Thống Nhất 2, Thống Nhất 3, Thống Nhất 4.
Các ngành nghề chính là buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, chăn nuôi, chế biến gỗ, sản xuất và chế biến chè.
Bảng 3.3: Cơ cấu dân số, đất đai xã Vô Tranh, huyện Phú Lương
Dân số (người) Thành phần dân tộc Diện tích tự nhiên (ha) Diện tích đất nông nghiệp (ha) Diện tích lúa (ha) Diện tích chè (ha) Diện tích khác (ha) Kinh % Thiểu số % 9.085 80 20 2.500,84 1.480,61 265,24 620 135, 69
(Nguồn UBND xã Vô Tranh)
Hình 3.3: Canh tác chè tại xã Vô Tranh
62
b. Vùng chè xã Tức Tranh, huyện Phú Lương
Xã Tức Tranh, huyện Phú Lương có 24 xóm: Bãi Bằng, Tân Thái, Khe Cốc, Đập Tràn, Minh Hợp, Quyết Thắng, Đồng Hút, Đồng Danh, Quyết Tiến, Xâm Răng, Tân Hòa, Làng Mai, Mỹ Khánh, Bò 1, Bò 2, Bún 1, Bún 2, Giang 1, Giang 2, Phú Sơn, Làng Hin, Bầu 1, Bầu 2, Cọ 1, Cọ 2, Phú Yên, Lân 1, Lân 2, Hoa 1, Hoa 2.
Các ngành nghề chính là buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, chăn nuôi, chế biến gỗ, sản xuất và chế biến chè.
Bảng 3.4: Cơ cấu dân số, đất đai xã Tức Tranh, huyện Phú Lương
Dân số (người) Thành phần dân tộc Diện tích tự nhiên (ha) Diện tích đất nông nghiệp (ha) Diện tích lúa (ha) Diện tích chè (ha) Diện tích khác (ha) Kinh % Thiểu số % 8.893 70 30 2.537,2 1.379,1 75 1041 20
(Nguồn UBND xã Vô Tranh)
Hình 3.4: Canh tác chè tại xã Tức Tranh
3.3.2. Hiện trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV thường dùng đối với trồng chè của Thái Nguyên nói chung
63
và huyện Phú Lương nói riêng chủ yếu gồm: Tilt Super 300ND, Starsuper 20WP hoặc thuốc trừ bệnh gốc đồng (Oxyclorua đồng, Sunphat đồng), Applaud10WP, Butyl10WP, Admixe050EC, Sutin5EC, Scocpion36, Actamec40EC, Catex306EC, Dygan5.4EC, Ortuss5SC, Dylan2EC...
- Về loại thuốc BVTV có 102 loại thuốc BVTV thương phẩm, thuộc 50 hoạt chất khác nhau của 12 nhóm thuốc hóa học được sử dụng. Trong đó các nhóm thuốc được sử dụng phổ biến để trừ sâu hại gồm nhóm vi sinh (Abamectin, Emamectin benzoat, Dinotefuran, …), nhóm cúc tổng hợp (Cypermethrin, Alpha-Cypermethrin), nhóm Carbamate (Fenobucard).
Thuốc trừ bệnh phổ biến thuộc các nhóm Carbamate (Carbendazin) chiếm tỷ lệ 24,5%; nhóm hữu cơ nội hấp (triazole) bao gồm các hoạt chất Hexaconazole, Difenoconazole chiếm 17,4%; nhóm kháng sinh (Validamycin A) là 10,5%, nhóm lưu huỳnh hữu cơ (Mancozeb, Propineb, Zineb) là 9,6%.
Thuốc diệt cỏ thuộc các nhóm chlorinate phenoxy (2,4D, fenoxaprop) và admire (butachlor và pretilachlor) được sử dụng phổ biến.
Theo Chi cục bảo vệ thực vật Thái Nguyên [29], các loại hóa chất BVTV phổ biến cho chè ở Thái Nguyên nói chung và huyện Phú Lương nói riêng gồm:
- Trebon: Trebon có tên gọi là Ethofe-nprox. Trebon là một hợp chất cấu trúc tạo bởi cacbon, hydrogen và oxygen. Công thức phân tử C25H28O3 tên hóa học 2-(4-methypropyl-3 phenoxyl-benzylether). Trebon có tác dụng tốt, đạt hiệu quả cao đối với các loài sâu hại khác nhau thuộc họ cánh phấn, cánh nửa cánh cứng và sâu 2 cánh.
- Padan: tên hóa học S,S{2-dymethylalamion-trimethylene}bis thiocarba - mate) hydrochlorid, tên khác Carap. Phân tử lượng: 273,8. Công thức phân tử C7H16CIN3O2S2. Đây là loại hóa chất thuộc nhóm Carbamat. Padan có tác dụng tốt, đạt hiệu quả cao đối với các loài sâu hại khác nhau như sâu đục thân, rầy xanh đuôi đen, bọ xít hôi, bọ trĩ, sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh, bọ cánh tơ và sâu xếp lá hại chè. Nó được sử dụng với nhiều loại hóa chất BVTV khác như: Sumithion, Azodrin, hoặc Wofatox.
- Shepar: Thuộc nhóm Pyrethrin và Pyrethrinodie, trong đó Pyrethrin có
64
nguồn gốc tự nhiên được chiết xuất từ cây cúc, còn Pyrethrinodie được tổng hợp. Các chất có cùng nhóm Pyrethroid tổng hợp là Bioresmethrin, Cypermethrin, Deltameth- rin, Perme - thrin, Fenvaslerate và Resmethrin được sử dụng diệt côn trùng để bảo vệ ngũ cốc, rau quả và các nông sản thực phẩm. Shepar có thể xâm nhập qua da, hít thở và qua ăn uống. Độc với não, kích thích phổi và gây dị ứng.
- Wofatox: Tên khác Methy Parathion Metaphos, Metacide. Tên hóa học 0,0 dymethy 0-4-nitrophenyl photphothiorate. Phân tử lượng: 263. Đây là hóa chất thuộc nhóm Phospho - hữu cơ. Wofatox có tác dụng tốt, đạt hiệu quả cao đối với các loài sâu hại khác nhau như sâu đục thân, rầy xanh đuôi đen, bọ xít xanh, bọ xít hôi, bọ trĩ, sâu cuốn lá, bướm rệp lá, bọ nhảy.
- Regent: Tên hoạt chất: Fipronil. Tên thương mại: Regent 5SC, 0,2G, 800G. Tác dụng đối với loại sâu hại: sâu đục thân, rầy nâu, bọ xít xanh, bọ trĩ, sâu cuốn lá, kiến, nhện, sâu keo, sâu leo.
- Aminre: Tên hoạt chất: Imidaclorid. Tên thương mại: Adinre 50EC. Đặc điểm là thuốc thế hệ mới có tính lưu dẫn cực mạnh đặc trị rầy nâu, rầy xanh, bọ trĩ, rệp, sâu vẽ bùa trên cây lá, cam, quýt, vải và cây chè.
Theo kết quả điều tra, các loại thuốc BVTV được sử dụng trong các vùng chuyên canh chè của huyện Phú Lương đều năm trong danh mục thuốc được phép sử dụng, không có tình trạng sử dụng thuốc trong danh mục cấm sử dụng.
65
Hình 3.5. Một số loại thuốc trừ sâu thường được dùng trong canh tác chè huyện Phú Lương
3.3.3. Hiện trạng môi trường trong canh tác chè
Chất thải chứa hóa chất BVTV là chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường