Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại thành phố sơn la, tỉnh sơn la giai đoạn 2012 2019​ (Trang 39 - 44)

3.1.2.1. Về phát triển kinh tế

Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Sơn La lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố đã nỗ lực khắc phục khó khăn; thực hiện tốt và vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước gắn với nội dung các chương trình hành động trong cuộc vận động

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, triển khai thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế thành phố duy trì tốc độ khá cao và ổn định. Năm 2018, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch

đúng định hướng, trong đó ngành dịch vụ (giá hiện hành) đạt 6.770 tỷ đồng, chiếm 46,6%; ngành công nghiệp, xây dựng (giá hiện hành) đạt 6.315 tỷ đồng, chiếm 43,47%; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá hiện hành) đạt 1.442 tỷ đồng, chiếm 9,93% (so với năm 2017, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng 1,74%, tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng giảm 1,09%, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm 0,65%). Thu ngân sách cân đối trên địa bàn 537 tỷ đồng, tăng 1,9% so với dự toán HĐND thành phố giao, tăng 5,66% so với năm 2017; cụ thể:

- Thương mại - Dịch vụ: Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển, thị trường hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ (giá so sánh) ước 4.436 tỷ đồng, tăng 0,2% so với kế hoạch, tăng 17,04% so với năm 2017. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước 8.832 tỷ đồng, tăng 0,17% so với kế hoạch, tăng 13,38% so với năm 2017, trong đó: kinh tế nhà nước chiếm 13,2%, kinh tế tập thể và cá thể chiếm 32,4%, kinh tế tư nhân chiếm 54,4%. Các hoạt động dịch vụ vận tải thông suốt, đáp ứng nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa của nhân dân, doanh thu vận tải ước đạt 936,7 tỷ đồng, tăng 16,15% so với cùng kỳ năm 2017.

- Sản xuất công nghiệp, xây dựng: Ngành công nghiệp, xây dựng tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất (giá so sánh) ước 4.622 tỷ đồng, tăng 0,01% so với kế hoạch, tăng 9,53% so với năm 2017. Thành phố chỉ đạo các cơ sở sản xuất tích cực đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng các sản phẩm; hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu (gạch, đá xây dựng, cà phê nhân, nước máy thương phẩm, điện thương phẩm) đạt và vượt kế hoạch, tăng so với năm 2017, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản: Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá so sánh) 1.046 tỷ đồng, tăng 0,38% so với kế hoạch năm 2018 và 6,2% so với năm 2017.

+ Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng và sức cạnh trạnh của các sản phẩm, chú trọng xây dựng thương hiệu. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển mạnh ngành trồng trọt, trong đó từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây hàng năm hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm. Chăn nuôi phát triển ổn định, cơ cấu đàn vật nuôi chủ yếu, giá trị, sản lượng thịt hơi tăng đều qua các năm (Đàn trâu 528 con, đàn bò 6.260 con, đàn lợn 23.000 con, đàn gia cầm 510.000 con).

+ Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng được triển khai tích cực, duy trì tốt việc khoanh nuôi bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Chỉ đạo rà soát, chuyển đổi đất rừng phòng hộ ít xung yếu sang quy hoạch, phát triển rừng sản xuất gắn với điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 (diện tích trong quy hoạch 3 loại rừng 8.655,45 ha, diện tích ngoài quy hoạch 3 loại rừng 1.099,85 ha). Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, phương án phòng chống cháy rừng của tỉnh, thành phố được thực hiện thường xuyên, trong 6 tháng đầu năm 2019 đã mở được 38 cuộc tuyên truyền với 3.139 tham gia; Thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ đất rừng phòng hộ, tỷ lệ che phủ rừng năm 2018 đạt 32,5%.

3.1.2.2. Về Giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội

- Giáo dục đào tạo: Chất lượng dạy và học ngày một được nâng cao; duy trì và nâng cao chất lượng chuẩn phổ cập giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học. Hoàn thành sắp xếp kiện toàn 18 đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo

(theo Quyết định 1733/QĐ-UBND của UBND tỉnh), giảm tổng số cơ sở giáo dục đào tạo xuống còn 43 đơn vị trường học. Hướng dẫn các trường mới thành

lập đánh giá và tổ chức xếp hạng trường theo quy định. Tập trung nguồn lực để đầu tư nâng cao cơ sở vật chất các trường, lớp học và xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia. Năm 2018, triển khai thực hiện 14 công trình (gồm 04 công trình chuyển tiếp, 06 công trình khởi công mới, 04 công trình chuẩn bị đầu tư)

với tổng mức đầu tư 60,7 tỷ đồng. Xây dựng và trình tỉnh công nhận thêm 03 trường đạt chuẩn Quốc gia (Mầm non Chiềng Lề, Mầm non Hoa Hồng, Mầm non Chiềng Cơi), nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 30/43 đơn vị

(thời điểm sau khi sáp nhập), đạt 69,76%. Đến tháng 6/2019, đã xây dựng và trình tỉnh công nhận mới 02 trường (Mầm non Hua La, Mầm non Sơn Ca), nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 32/43 đơn vị, đạt 74,4%. Hiện nay Sở Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh công nhận thêm 02 trường đạt chuẩn Quốc gia (Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tô Hiệu, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Ngần A), nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 34/43 đơn vị, đạt 79,06%.

- Công tác văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao được quan tâm. Đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện. Phát huy hiệu quả các thiết chế thể thao trên địa bàn. Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa hàng năm đạt trên 87%, tỷ lệ bản, tiểu khu, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 56,07%

(97/173); bên cạnh đó công tác nâng cấp, xây dựng mới cơ sở vật chất văn hóa: nhà văn hóa, sân thể thao xã, phường, tổ, bản cũng được UBND thành phố quan tâm hỗ trợ thực hiện.

- Công tác quản lý nhà nước về y tế thường xuyên được quan tâm. Quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cho Trung tâm Y tế thành phố và các Trạm Y tế xã, phường; triển khai dự án xây dựng Trụ sở làm việc Trung tâm Y tế thành phố với tổng mức đầu tư 16 tỷ (ngân sách tỉnh) và triển khai dự án Trạm Y tế xã Chiềng Ngần với tổng mức đầu tư 3,49 tỷ đồng; nâng tổng số đơn vị đạt chuẩn quốc gia về y tế là 12/12 đơn vị,

đạt 100%. Tuyên truyền nhân dân tham gia BHXH, BHYT, BHTN, năm 2018, tăng số người tham gia BHXH là 9.096 người, nâng tổng số người tham gia BHYT lên 96.726 người, đạt 90%.

- Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; tổ chức các hoạt động can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được được triển khai đồng bộ. Tốc độ tăng dân số tự nhiên đạt 1,1%, tổng số trẻ em sinh là 1.200 trẻ (tăng 141 trẻ so với năm 2017); trong đó tỷ lệ sinh con thứ 3 là 8,1% trẻ

(97 ca, tăng 0,4% trẻ so với năm 2017); tỷ số giới tính khi sinh 125 bé trai/100 bé gái; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đạt 9%.

- Các chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm được triển khai đồng bộ. Công tác quản lý nhà nước về dạy nghề từng bước được nâng lên, bên cạnh đó ngành nghề đào tạo được mở rộng, bước đầu gắn với nhu cầu thị trường lao động, tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 49,5%; hàng năm tạo việc làm cho trên 3.900 lao động. Chỉ đạo tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn; tính đến hết năm 2018 toàn thành phố còn 257 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,03%, hộ cận nghèo còn 160 hộ, chiếm tỷ lệ 0,64%. Triển khai tốt các chính sách chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em và 5 mục tiêu vì sự tiến bộ phụ nữ.

Triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người có công và trợ giúp bảo trợ xã hội trên địa bàn.

3.1.2.3. Công tác xây dựng chính quyền và cải cách hành chính

- Năm 2018, thành phố Sơn La đã duy trì và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 tại 13/13 phòng chuyên môn và 12/12 đơn vị phường, xã. Việc đưa phần mềm quản lý văn bản chữ ký số điện tử, phần mềm một cửa điện tử đã góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành của thành phố. Từ năm 2012 đến

tháng 6 năm 2019, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thành phố đã tiếp nhận 99.586 hồ sơ, trong đó trả kết quả đúng hẹn là 99.298 hồ sơ, đạt 99,71%.

- Đầu năm 2018, Ủy ban nhân dân thành phố tăng cường đầu tư trang thiết bị tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thành phố đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; đồng thời triển khai phương án xây dựng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại đối với 12/12 đơn vị phường, xã trên địa bàn, đảm bảo liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính từ cấp xã lên cấp tỉnh.

3.1.2.4. Công tác Quốc phòng - An ninh trật tự

- Tình hình an ninh chính trị được giữ vững ổn định, không xảy ra

“điểm nóng” phức tạp ảnh hưởng đến an ninh quốc gia; Công tác đảm bảo trật tự an toàn có nhiều chuyển biến tích cực, tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông được kiềm chế; kịp thời điều tra, làm rõ các vụ án xảy ra trên địa bàn. Công tác phòng cháy chữa cháy, quản lý hành chính về trật tự xã hội tiếp tục phát huy tính tích cực.

- Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới được tăng cường; thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được củng cố; xây dựng khu vực phòng thủ thành phố từng bước vững chắc; lực lượng vũ trang thực hiện nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan tuần tra canh gác, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Hàng năm thành phố đều hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân, chất lượng ngày càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại thành phố sơn la, tỉnh sơn la giai đoạn 2012 2019​ (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)