Hệ thống điện phục vụ sinh hoạt đã cung cấp điện an toàn, ổn định không?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại thành phố sơn la, tỉnh sơn la giai đoạn 2012 2019​ (Trang 84)

- Về quy hoạch giao thông được đánh giá 100% rất phù hợp phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất, kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

- Về quy hoạch hệ thống cấp nước sạch cả 2 xã đều đã được cung cấp nước sạch, được đánh giá 100% rất phù hợp.

- Về hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường trong khu dân cư: Cả 2 xã đều đã có hệ thống thoát nước thải trong khu dân cư và được đánh giá ở mức độ tương đối phù hợp, cụ thể xã Chiềng Xôm đánh giá 84,16% rất phù hợp, còn lại 16% đánh giá mức độ phù hợp trung bình; xã Chiềng Ngần 72% đánh giá rất phù hợp, 16% đánh giá ở mức trung bình, 12% còn lại đánh giá ở mức độ ít phù hợp.

- Về hệ thống điện phục vụ sinh hoạt cả 2 xã được đánh giá 100% cung cấp điện an toàn, ổn định.

3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của nguồn vốn tới thực hiện đồ án QHXDNTM tại thành phố Sơn La tại thành phố Sơn La

Nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới là yếu tố ảnh hưởng lớn tới kết quả thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Như nguồn vốn đầu tư của nhà nước, doanh nghiệp, huy động vốn xã hội…

Qua 8 năm (2012-2019) thực hiện, tổng nguồn vốn huy động đầu tư cho xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố Sơn La là 697,596 tỷ đồng, cụ thể:

- Vốn ngân sách nhà nước: 238,817 tỷ đồng chiếm 34,234% trong tổng vốn thực hiện, trong đó:

+ Vốn ngân sách Trung ương và trái phiếu chính phủ: 16,692 tỷ đồng, chiếm 2,393% tổng số vốn thực hiện;

+ Vốn ngân sách thành phố: 83,693 tỷ đồng; chiếm 11,997% tổng số vốn thực hiện;

+ Nguồn từ ngân sách cấp xã: 0,5 tỷ đồng chiếm 0,072% tổng số vốn thực hiện;

+ Vốn ngân lồng ghép từ các chương trình, dự án: 119,851 tỷ đồng; chiếm 17,181% tổng số vốn thực hiện;

- Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: 29,778 tỷ đồng, chiếm 4,269% tổng số vốn thực hiện.

- Vốn tín dụng: 315,701 tỷ đồng; chiếm 45,256% tổng vốn thực hiện. - Vốn huy động từ nhân dân: 113,3 tỷ đồng, chiếm 16,241% tổng vốn thực hiện, trong đó:

+ Nhân dân đóng góp bằng tiền mặt, ngày công là 63,3 tỷ đồng;

+ Hiến đất, cây cối, hoa màu, vật liệu... được quy đổi bằng tiền là: 50 tỷ đồng. Cụ thể tại 2 xã nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.19.

Bảng 3.19. Kết quả bố trí và huy động nguồn vốn thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các điểm nghiên cứu

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

Phân chia nguồn vốn Tổng số đã thực hiện giai đoạn 2012 - 2019 Nguồn kinh phí Xã Chiềng Xôm Xã Chiềng Ngần

Kinh phí Tỷ lệ Kinh phí Tỷ lệ Tổng kinh phí 155,246 100,0 130,217 100,0 1 Vốn ngân sách nhà nước 55,91 36,014 47,77 36,685 Vốn ngân sách TW, TPCP 3,340 2,15 3,340 2,565 Vốn ngân sách tỉnh 4,0 2,577 3,620 2,779 Vốn ngân sách thành phố 21,50 13,85 16,740 12,855

STT

Phân chia nguồn vốn Tổng số đã thực hiện giai đoạn 2012 - 2019 Nguồn kinh phí Xã Chiềng Xôm Xã Chiềng Ngần

Kinh phí Tỷ lệ Kinh phí Tỷ lệ Vốn ngân sách xã 0,15 0,097 0,1 0,0768 Vốn ngân sách lồng ghép từ các chương trình, dự án 26,92 17,34 23,970 18,407 2 Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác 7,956 5,125 6,687 5,135 3 Vốn tín dụng 65,7 42,32 63,1 48,458 4 Vốn huy động từ nhân dân 25,68 16,541 12,66 9,722

Căn cứ vào bảng 3.19 cho thấy việc thực hiện đề án NTM tại xã Chiềng Xôm thực hiện tốt hơn xã Chiềng Ngần về khối lượng và cơ cấu vốn theo đúng quy định, do đó xã Chiềng Xôm được chọn là xã điểm về đích NTM nâng cao. Tỷ lệ kinh phí nhà nước cấp cơ bản như nhau (khoảng 36% trong tổng vốn đầu tư), vốn tín dụng đều chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn đầu tư

(từ 42,32% ở xã Chiềng Xôm đến 48,458% ở xã Chiềng Ngần), điều này cho thấy xã có điều kiện kinh tế khó khăn thì nhu cầu vốn tín dụng lại cao hơn.

Tuy nhiên vốn huy động từ dân lại có sự khác biệt. Tỷ lệ vốn huy động của xã Chiềng Xôm (16,431%) cao hơn 1,7 lần so với xã Chiềng Ngần; phần lớn cả 2 xã đều sử dụng nguồn kinh phí thực iện quy hoạch từ nguồn vốn tín dụng, xã Chiềng Ngần sử dụng vốn tín dụng chiếm tới 48,458%, xã Chiềng Xôm chiếm 42,32% tổng vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới.

3.3.3. Khó khăn vướng mắc khi lập và thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại điểm nghiên cứu nông thôn mới tại điểm nghiên cứu

chuyên viên các phòng quản lý đô thị, phòng kinh tế, phòng tài nguyên và môi trường. Kết quả điều tra cho thấy khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện đồ án ở địa điểm nghiên cứu bao gồm:

- Giai đoạn đầu bước vào thực hiện quy hoạch và thực hiện xây dựng NTM nên đội ngũ cán bộ từ xã đến bản đều lúng túng vì chưa được trang bị kiến thức về xây dựng NTM.

- Xã Chiềng Ngần là xã còn gặp nhiều khó khăn, bản cách bản khá xa, đời sống kinh tế của nhân dân còn thấp. Lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, phần lớn chưa được qua các lớp đào tạo, tập huấn; chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Chương trình được triển khai trên địa bàn xã từ năm 2013, bước đầu công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chương trình còn gặp nhiều khó khăn, nhân dân chưa nhận thức được trách nhiệm là chủ thể trong thực hiện chương trình. Khối lượng công việc cần thực hiện lớn đặc biệt là giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, trường học, trạm y tế ..; đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, sức huy động các nguồn lực đóng góp từ nhân dân còn hạn chế.

- Các xã có xuất phát điểm thấp, nhân dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, tình trạng sản xuất tự phát còn khá phổ biến nên chất lượng, hiệu quả sản xuất còn hạn chế, thu nhập của nhân dân tính bền vững không cao, các nhóm phát triển cộng đồng, câu lạc bộ khuyến nông hoạt động kém hiệu quả, đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn, cùng lúc triển khai thực hiện nhiều công trình hạ tầng như đường, điện, trường học, nhà văn hóa, sân thể thao, trạm y tế,...dẫn đến khó khăn trong việc huy động nguồn lực của nhân dân; nguồn lực đóng góp chủ yếu được thực hiện bằng ngày công lao động, đóng góp tiền mặt rất hạn chế. Trên địa bàn ít doanh nghiệp việc huy động đóng góp không lớn.

- Nguồn lực hỗ trợ của nhà nước còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của địa phương, một số tiêu chí cần nguồn vốn lớn xã không đủ khả năng cân đối.

- Giá cả vật tư không ổn định như điện, xăng, dầu, vật tư phục vụ sản xuất luôn tăng cao cũng là trở ngại cho phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới.

3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch xây dựng NTM tại khu vực nghiên cứu quy hoạch xây dựng NTM tại khu vực nghiên cứu

3.4.1. Giải pháp về nguồn vốn

Ưu tiên bố trí vốn đáp ứng yêu cầu của công tác quy hoạch, bảo đảm các khâu lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch được triển khai thực hiện và hoàn thành theo tiến độ, nhất là các công trình xây dựng.

Công tác quy hoạch phải luôn đi trước một bước. Lập quy hoạch phải là một nhiệm vụ được ưu tiên thực hiện trong chương trình phát triển kinh - tế xã hội cũng như trong nhiệm vụ kế hoạch hàng năm của địa phương, của các ngành và các cấp chính quyền.

Để thực hiện tốt tiến trình xây dựng NTM và thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt cần phải có biện pháp huy động tích cực và linh hoạt, tranh thủ tất cả các nguồn vốn theo phương châm, đa dạng hóa các nguồn vốn, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn từ bên ngoài là hết sức quan trọng. Ưu tiên ngân sách Nhà nước, chú trọng nguồn vốn tín dụng cho đầu tư phát triển và khai thác nguồn vốn trong dân trong xây dựng nông thôn mới. Giải pháp huy động đối với các kênh vốn chủ yếu như sau:

* Nguồn vốn ngân sách

Chủ động đề xuất các công trình xây dựng theo quy hoạch chi tiết, thực hiện xây dựng kế hoạch vốn hàng năm và cho từng dự án cụ thể về mạng lưới giao thông, thủy lợi, nhà ở dân cư, trường học, các công trình điện nước,

sự cân đối ngân sách của thành phố, tỉnh và trung ương.

* Nguồn vốn từ các doanh nghiệp

Số lượng các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại trên địa bàn còn hạn chế. Trong quy hoạch dự kiến nguồn vốn này có tỷ trọng ngày càng tăng lên. Để tăng cường huy động nguồn vốn này cần có các biện pháp tháo gỡ khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt liên quan đến các điểm nghẽn về đầu vào (mặt bằng sản xuất, nhân lực, nguyên nhiên vật liệu và năng lượng, khoa học công nghệ, chính sách thuế…) và đầu ra của sản xuất

(thị trường tiêu thụ, vận chuyển hàng hóa, thủ tục hành chính, thương hiệu và bảo vệ quyền sáng chế…).

Rà soát lại các chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng đã được ban hành, nhất là định mức đền bù, cơ chế và thủ tục đền bù để vừa phù hợp hơn với tình hình thực tế tại địa phương, vừa tạo điều kiện hấp dẫn và hợp lý hơn, thu hút các chủ đầu tư vốn vào sử dụng đất tại địa phương.

* Nguồn vốn trong dân cư

Đẩy mạnh chính sách xã hội hóa trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục, nhà ở… nhằm thu hút nguồn lực vào đầu tư phát triển. Trong quá trình triển khai thực hiện vận dụng phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm trên cơ sở 1 hệ thống chính sách và biện pháp rõ ràng, minh bạch, hợp lý nhằm khuyến khích người dân ủng hộ góp vốn.

Cùng với chính sách ổn định kinh tế và tiền tệ, cần tăng cường vận động, khuyến khích người dân gửi tiền tiết kiệm thực sự vì ích nước lợi nhà.

Tuyên truyền vận động biểu dương khen thưởng các điển hình trong dân cư thực hành tiết kiệm, bỏ vốn sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải xã hội, làm giàu cho bản thân và gia đình. Đồng thời có biện pháp hỗ trợ về phương hướng sản xuất, kỹ thuật, thị trường, bảo hiểm… Để người dân đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

3.4.2. Về tổ chức việc thực hiện

Thành ủy, HĐND, UBND, BCĐ xây dựng NTM thành phố cần tập trung chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát Tổ công tác giúp việc BCĐ xây dựng NTM thành phố và BCĐ xây dựng NTM các xã trong việc tổ chức lập và thực hiện quy hoạch.

Chú trọng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch trong tất cả các khâu, các bước triển khai: từ khâu điều tra, khảo sát, lập nhiệm vụ quy hoạch, thẩm định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch; lập ĐAQH, thẩm định và phê duyệt ĐAQH. Tùy theo đối tượng, giai đoạn, loại QHXD mà tập trung làm sáng tỏ các nội dung trong khảo sát, đánh giá hiện trạng và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhu cầu của thị trường, các động lực phát triển; định hướng phát triển không gian và các công trình hạ tầng kỹ thuật; xác định các công trình cần ĐTXD, các công trình cần chỉnh trang, cải tạo, bảo tồn, tôn tạo... trong khu vực quy hoạch; dự kiến những hạng mục ưu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện. Những nội dung này phải bảo đảm có cơ sở tin cậy, phân tích và đánh giá một cách khoa học, mang tính thực tiễn, bảo đảm hiệu quả và tính bền vững.

Giám sát việc lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn đúng quy trình và thành phần.

Chỉ đạo các xã xây dựng kế hoạch hàng năm trên cơ sở đề án xây dựng NTM của xã đã được phê duyệt và báo cáo định kỳ kết quả thực hiện về Cơ quan thường trực BCĐ xây dựng NTM thành phố (cơ quan thường trực là phòng Kinh tế thành phố).

Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng đối với những khu vực nằm trong vùng quy hoạch tạo tiền đề cho việc thực hiện quy hoạch trong giai đoạn tiếp theo.

phố. Hàng năm tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm và biểu dương kịp thời các địa phương, đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện xây dựng NTM.

Tăng cường các biện pháp lãnh đạo sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Đôn đốc các xã hoàn thiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã được các ngành chuyên môn kiểm tra, thẩm định.

Tranh thủ tiếp nhận nguồn lực của nhà nước, tập trung khai thác nguồn lực của địa phương, đẩy mạnh đấu giá đất, huy động nguồn lực đóng góp của nhân dân để tập trung đầu tư xây dựng các hạng mục công trình xây dựng hạ tầng.

Bảo đảm tính đồng bộ trong việc lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch giữa QHXD với các quy hoạch chuyên ngành trên cùng một địa bàn; bảo đảm sự phối hợp tốt, có tính thống nhất cao, làm cơ sở cho việc lập và triển khai các dự án ĐTXD sau này, tránh phá đi làm lại... vừa trực tiếp gây lãng phí lớn, vừa ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh khu vực do quá trình thi công gây nên.

3.4.3. Nâng cao trình độ các bên liên quan trong công tác lập quy hoạch

Để nâng cao hiệu quả các công trình, dự án, đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn cần thực hiện nghiêm ngặt trong công tác lựa chọn đơn vị tư vấn đảm bảo lựa chọn đơn vị tư vấn đảm bảo và chất lượng.

Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý và thẩm định quy hoạch: Muốn làm được điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có đầy đủ năng lực, có trình độ và lòng nhiệt tình với công việc.

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cấp xã đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

(1) Kết quả thực hiện quy hoạch giai đoạn 2012 - 2019 tại địa điểm nghiên cứu đạt khá cao;các tiêu chí công trình công cộng (đạt từ 80 – 96,43% so với kế hoạch) và hạ tầng kỹ thuật (điện, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường) thường đạt chỉ têu kế hoạch, riêng chỉ tiêu quy hoạch sản xuất nông nghiệp và công nhiệp, tiểu thủ công nghiệp thường chậm hoặc chưa thực hiện so với quy hoạch, nhất là xã khó khăn (Chiềng Ngần), riêng xã Chiềng Xôm thì quy hoạch sản xuất nông nghiệp đạt chỉ tiêu kế hoạch.

(2) Nhìn chung người dân và các bên liên quan đều đồng tình và đánh giá đồ án QHNTM mức rất phù hợp và phù hợp. Mức độ phù hợp của quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất được đánh giá phù hợp rất cao (90 -96%); quy hoạch hệ thống hạ trầng xã hội được đánh giá mức phù hợp (86,68 – 97,74%); tuy nhiên các hạng mục được đánh giá mức độ phù hợp thấp hơn như quy hoạch sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có mức độ phù hợp thấp hơn (69,33 – 84% đánh giá ở mức độ phù hợp); quy hoạch sản xuất từ mức phù hợp từ 68% (xã Chiềng Ngần) tới 84%

(Chiềng Xôm). Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sinh hoạt (thoát nước và vệ sinh môi trường) dù đạt kế hoạch nhưng mức dộ phù hợp khá (72 – 84%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại thành phố sơn la, tỉnh sơn la giai đoạn 2012 2019​ (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)