V. BỘ SẺ PASSERIFORMES
30 Chiền chiện đầu nâu Prinia rufescens
5.1.1. Thành phần loài chim ở Khu BTTN Thượng Tiến
Đề tài đã phát hiện được 100 loài chim ở rừng tự nhiên trong Khu BTTN. Tuy nhiên đây chưa phải là tổng số loài chim ở Khu BTTN Thượng Tiến vì đề tài chỉ tiến hành điều tra ở sinh cảnh rừng bị tác động có độ cao nhỏ hơn 700m. Ngoài sinh cảnh này, Khu BTTN Thượng Tiến còn có một số dạng sinh cảnh khác như rừng tự nhiên có độ cao trên 700m ít bị tác động, sinh cảnh trảng cỏ cây bụi, sinh cảnh rừng tre nứa, sinh cảnh đồng ruộng. Số lượng loài chim sẽ tăng lên rất nhiều nếu các sinh cảnh này được điều tra.
Trong phần 4.3.1, tổng số loài chim phát hiện được ở rừng tự nhiên trong mùa Hè là 63 loài. Kết quả điều tra trong mùa Đông ghi nhận được 82 loài, tăng 19 loài so với kết quả mùa hè. Kết quả điều tra cả mùa Đông và mùa Hè ghi nhận được 100 loài. Phần lớn số loài tăng thêm trong đợt điều tra vào mùa
Đông là những loài chim di cư, đặc biệt là trongHọ Chim chích.
Đợt điều tra đã bổ xung cho danh lục chim ở Khu BTTN Thượng Tiến 78 loài mới. Chỉ có 22 loài chim cùng được phát hiện trong cả 2 đợt điều tra 1994 và 2009. Năm năm loài phát hiện trong đợt điều tra trước không được phát hiện trong đợt điều tra này. Sự khác biệt rõ rệt về thành phần loài chim phát hiện được giữa 2 lần điều tra là do trong đợt điều tra năm 1994 không tập trung nhiều vào rừng tự nhiên. Khoảng một nửa số chim phát hiện trong đợt điều tra này là các loài sống ở sinh cảnh trảng cỏ cây bụi, làng bản, vườn tạp
hay đồng ruộng, ví dụ: Bìm bịp nhỏ (Centropus benganensis), Bói cá nhỏ
43
(Ixobrychus cinamomeus), Cò ngàng nhỏ (Egzetta garzetta), Cò ruồi (Bubulus
ibis), Cun cút nhỏ (Turnix sylvatica), Cuốc ngực trắng (Amauronis
phoenicurus), Chích chòe (Copsychus saularisi), v.v.
Do nhân lực và kinh phí còn hạn chế nên việc xác định các loài ưu tiên cho