V. BỘ SẺ PASSERIFORMES
30 Chiền chiện đầu nâu Prinia rufescens
5.1. Thành phần loài chim và công tác bảo tồn chim ở Khu BTTN Thượng
Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình
5.1.1. Thành phần loài chim ở Khu BTTN Thượng Tiến
Đề tài đã phát hiện được 100 loài chim ở rừng tự nhiên trong Khu BTTN. Tuy nhiên đây chưa phải là tổng số loài chim ở Khu BTTN Thượng Tiến vì đề tài chỉ tiến hành điều tra ở sinh cảnh rừng bị tác động có độ cao nhỏ hơn 700m. Ngoài sinh cảnh này, Khu BTTN Thượng Tiến còn có một số dạng sinh cảnh khác như rừng tự nhiên có độ cao trên 700m ít bị tác động, sinh cảnh trảng cỏ cây bụi, sinh cảnh rừng tre nứa, sinh cảnh đồng ruộng. Số lượng loài chim sẽ tăng lên rất nhiều nếu các sinh cảnh này được điều tra.
Trong phần 4.3.1, tổng số loài chim phát hiện được ở rừng tự nhiên trong mùa Hè là 63 loài. Kết quả điều tra trong mùa Đông ghi nhận được 82 loài, tăng 19 loài so với kết quả mùa hè. Kết quả điều tra cả mùa Đông và mùa Hè ghi nhận được 100 loài. Phần lớn số loài tăng thêm trong đợt điều tra vào mùa
Đông là những loài chim di cư, đặc biệt là trongHọ Chim chích.
Đợt điều tra đã bổ xung cho danh lục chim ở Khu BTTN Thượng Tiến 78 loài mới. Chỉ có 22 loài chim cùng được phát hiện trong cả 2 đợt điều tra 1994 và 2009. Năm năm loài phát hiện trong đợt điều tra trước không được phát hiện trong đợt điều tra này. Sự khác biệt rõ rệt về thành phần loài chim phát hiện được giữa 2 lần điều tra là do trong đợt điều tra năm 1994 không tập trung nhiều vào rừng tự nhiên. Khoảng một nửa số chim phát hiện trong đợt điều tra này là các loài sống ở sinh cảnh trảng cỏ cây bụi, làng bản, vườn tạp
hay đồng ruộng, ví dụ: Bìm bịp nhỏ (Centropus benganensis), Bói cá nhỏ
43
(Ixobrychus cinamomeus), Cò ngàng nhỏ (Egzetta garzetta), Cò ruồi (Bubulus
ibis), Cun cút nhỏ (Turnix sylvatica), Cuốc ngực trắng (Amauronis
phoenicurus), Chích chòe (Copsychus saularisi), v.v.
Do nhân lực và kinh phí còn hạn chế nên việc xác định các loài ưu tiên cho công tác giám sát và bảo tồn tại Khu BTTN Thượng Tiến là rất quan trọng. Đề tài dựa vào Sách đỏ Viê ̣t (2007), Danh lục Đỏ của IUCN (2009), Nghị định 32/2006/NĐ-CP và công ước CITES, để xác định các loài cần giám sát trong Khu BTTN. Đây là những loài quý hiếm và là đối tượng săn bắt. Các loài cần ưu tiên cho tông các giám sát và bảo tồn bao gồm: Loài Khướu
mỏ dài (Jabouilleia danjoui), Chích choè lửa (Copsychus malabaricus), Cú
vọ (Glaucidium cuculoides), Kim oanh tai bạc (Leiothrix argentauris)
5.1.2. Các mối đe dọa tới Khu hệ chim và công tác bảo tồn chim ở Khu BTTN Thượng Tiến BTTN Thượng Tiến
Hoạt động săn bắt và phá hủy sinh cảnh sống là 2 mối đe dọa chính đến Khu hệ chim ở Khu BTTN Thượng Tiến. Cuộc sống của người dân trong khu vực còn rất nhiều những khó khăn, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp rất thấp. Do đó, những loài chim có giá trị về kinh tế trong Khu BTTN Thượng Tiến thường bị săn bắt quanh năm, đặc biệt vào mùa sinh sản khi các con non tập bay còn yếu ớt và vào mùa đông giá rét chim thường ngủ dưới thấp nên rễ bị bắt. Đối tượng săn bắt là nam giới, thường ở độ tuổi thanh niên và trung niên. Thời gian săn bắt nhiều nhất thường vào mùa nông nhàn. Đa phần chim được bán ra thị trường, một phần nhỏ được sử dụng tại cộng đồng địa phương.
Theo Nguyển Minh Thanh (2003)[23], hoạt động săn bắt chủ yếu là dùng bẫy, súng, nỏ. Theo thống kê của lực lượng Kiểm lâm và tìm hiểu thực tế nơi đây cho thấy có tới 100% hộ gia đình có nỏ (nhiều nhà có 2 – 3 chiếc), cả có 23 khẩu súng hàng chục bẫy. Loài chim thường bị săn bắt nhiều là Khướu, Họa mi, các loài chim cu, Chào mào .v.v.
44
Như vậy, nếu việc săn bắt tập trung cao vào thời gian sinh sản của đa số các loài thì tính đa dạng về thành phần loài và mức độ phong phú của từng loài sẽ bị suy giảm một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, số lượng chim bị khai thác và ảnh hưởng của hoạt động săn bắt tới Khu hệ chim trong Khu BTTN vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu.
Tại khu vực nghiên cứu, hoạt động khai thác gỗ, củi, thu hái lâm sản ngoài gỗ, phá rừng làm nương rẫy, là những hoạt động chính ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh cảnh sống của các loài chim. Khai thác gỗ phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong gia đình như làm nhà sàn, đóng đồ gia dụng hoặc bán ra thị trường là hoạt động phổ biến tại địa phương. Theo Nguyễn Minh Thanh (2003)[23] tại xã Thượng Tiến có 80% trong tổng số 234 hộ gia đình làm nhà
sàn. Trung bình một nhà sàn cần từ 10 tới 25m3 gỗ thành khí, ước tính khoảng
35m3 gỗ tròn. Đối tượng khai thác là nam giới, ở độ tuổi thanh niên và trung
niên, thời gian khai thác thường từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
Theo Nguyễn Minh Thanh (2003)[23], bình quân mỗi hộ gia sử dụng hết 20,6 kg củi một ngày, tương ứng với 7.519 kg/năm hay 16,7 Ster/năm (12,53 m3/năm). Tổng số gỗ khai thác làm củi tính riêng cho xã Thượng Tiến là
1.759.446 kg (3.909,9 Ster hay bằng 2.932,41 m3 gỗđặc), tương đương với
việc chặt trắng 29,32 ha rừng có trữ lượng 100 m3/ha. Đối tượng khai khác
củi chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Họ lấy củi vào những lúc thời gian rỗi và kết hợp khi đi làm rẫy. Người lấy củi không hề quan tâm đến cây thuộc loại nào, kích thước ra sao, ngay cả những cây gỗ quí, cây tái sinh vì chúng cho nhiệt lượng cao. Khai thác củi làm chất đốt cũng là nguyên nhân quan trọng làm suy giảm tài nguyên rừng. Đây là một sức ép rất lớn đối với tài nguyên rừng trong Khu BTTN Thượng Tiến.
Không chỉ khai thác gỗ, củi mà lâm sản khác ngoài gỗ như: Măng, song mây, các loài cây thuốc… cũng được nhân dân địa phương khai thác
45
thường xuyên để phục vụ cuộc sống hàng ngày. Quan sát thực tế trong mùa măng, tại khu vực xóm Khú, xã Thượng Tiến có khoảng 20 người dân đi lấy măng về trong một ngày. Mặc dù có qui định cấm phát nương làm rẫy, nhưng do diện tích lúa nước ít nên hiện tượng đốt nương làm rẫy, khai phá đất rừng để lấy đất trồng cây luồng cũng diễn ra ở phân khu phục hồi sinh thái. Năm 2003 đã xảy ra 3 vụ cháy rừng do đốt nương gây ra ở khu vực Đồi Khốt, Bơ Đống, làm thiệt hại 50 ha rừng (Nguyễn Minh Thanh, 2003)[23].
Nguyên nhân gốc rễ khiến người dân khai thác tài nguyên trong Khu BTTN Thượng Tiến là cuộc sống của người dân trong khu vực còn rất nhiều khó khăn, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp rất thấp. Một bộ phận người dân phải sống dựa vào rừng. Trình độ dân trí thấp cũng là một yếu tố hạn chế nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, năng lực và hiệu quả làm việc của lực lượng bảo vệ rừng chưa cao. Để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và
Khu hệ chim nói riêng, tôi đề xuất một số giải pháp sau:
1. Hộ trợ người dân sống trong và xung quanh Khu BTTN phát triển kinh tế
2. Tăng cường năng lực cho Khu BTTN và nâng cao hiệu quả của hoạt
động quản lý bảo vệ rừng
3. Giáo dục nâng cao nhận thức của người dân, khuyến khích sự tham gia
của cộng đồng địa phương.