So sánh tính đa dạng về thành phần loài chim giữa rừng tự nhiên, rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò bảo tồn của một số loại rừng trồng và tìm hiểu khu hệ chim tại khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến, hòa bình​ (Trang 47 - 55)

V. BỘ SẺ PASSERIFORMES

30 Chiền chiện đầu nâu Prinia rufescens

5.2. So sánh tính đa dạng về thành phần loài chim giữa rừng tự nhiên, rừng

rừng Keo và rừng Bạch đàn.

Khí hậu là một trong những yếu tố quan trong ảnh hưởng đến phân bố của các loài động thực vật nói chung và chim nói riêng. Như đã trình bày tại các mục 3.1.3, 3.2.3 và 3.3.3 chương 3, các chỉ số trung bình về khí hậu của 3 khu vực là tương đương. Vì vậy, chúng tôi cho rằng yếu tố khí hậu không ảnh hưởng đến kết quả so sánh thành phần loài chim của 3 sinh cảnh đã nêu trên.

46

Ngoài ra, tổng thời gian điều tra ở 3 sinh cảnh là như nhau và cả 3 sinh cảnh đều cùng được điều tra trong mùa Hè. Do vậy, sự khác biệt về thành phần loài chim ở các sinh cảnh khác nhau chỉ phụ thuộc vào chất lượng sinh cảnh.

Số loài ghi nhận trong quá trình điều tra và kết quả ước tính số loài sử dụng công thức Lincon-Peterson rất gần nhau. Ngoài ra, dựa vào các đường cong thể hiện mối quan hệ giữa số loài phát hiện theo thời gian (Hình 4.1, 4.2, 4.3) có thể kết luận rằng hầu hết các loài chim định cư trong mùa hè đã được phát hiện do thời gian điều tra ở mỗi sinh cảnh khá dài và người điều tra có khả năng nhận biết tiếng chim kêu tốt. Trong sinh cảnh rừng Bạch đàn, số loài chim phát hiện được không tăng thêm nhiều sau 7 ngày điều tra. Điều này cũng cho thấy tính kém đa dạng về thành phần loài chim của rừng Bạch đàn. Trong rừng Keo và rừng từ nhiên, thời gian cần thiết để phát hiện được phần lớn số loài chim dài hơn do Khu hệ chim trong 2 sinh cảnh này đa dạng hơn và xác suất phát hiện chim nhỏ hơn vì tán cây rậm rạp hạn chế tầm nhìn. Ở hai sinh cảnh này có thể còn một vài loài chưa được ghi nhận, tuy nhiên có thể khẳng định được rằng phần lớn các loài chim trong các dạng sinh cảnh đã được phát hiện. Do vậy, việc sử dụng tổng số loài chim phát hiện được để so sánh tính đa dạng sinh học về thành phần loài chim giữa 3 sinh cảnh là hoàn toàn hợp lý.

Chim là lớp động vật nhạy cảm với sự biến động của sinh cảnh. Tính đa dạng về thành phần loài của lớp chim có quan hệ với chất lượng sinh cảnh (MacArthur & MacArthur 1961; Wiens 1992). Do vậy, tính đa dạng về thành phần loài chim được coi là một chỉ số đánh giá giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của các sinh cảnh.

Kết quả điều tra cho thấy số lươ ̣ng loài chim trong Khu BTTN Thượng Tiến nhiều hơn hẳn hai sinh cảnh rừng trồng còn lại còn lại. Kết quả này cũng tương tự với một số nghiên cứu gần đây trên thế giới (Reistma et al., 2001;

47

Cockle et al., 2005)[28][31]. Hệ sinh thái rừng ở đây là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiê ̣t đới đã bị tác động, có cấu trúc rất đa da ̣ng nên ta ̣o điều kiê ̣n số ng được cho rất nhiều loài đô ̣ng vâ ̣t khác nhau. Mỗi mô ̣t loài chim có những đă ̣c điểm sống và tâ ̣p tính riêng biê ̣t. Nói cách khác, mỗi loài chim có ổ sinh thái riêng. Ổ sinh thái bao gồm tất cả các điều kiện môi trường sống và thức ăn ưa thích của loài. Rừng tự nhiên có thể đáp ứng các tiêu chí này tốt hơn rừ ng trồng. Rừng trồng đa số đươ ̣c là thuần loài, đồng tuổi, có cấu trúc đơn giản nên không phải là môi trường sống ưa thích của nhiều loài chim.

Số lượng cá thể chim phát hiện ở rừng tự nhiên cũng cao hơn rừng trồng. Số lượng cá thể phát hiện được ở rừng Keo và Bạch đàn tương đương nhau. Thực tế, mật độ chim ở rừng tự nhiên có thể còn cao hơn ở rừng trồng nhiều lần và mật độ chim ở rừng Keo cũng cao hơn rừng Bạch đàn vì xác suất phát hiện được một cá thể chim ở rừng tự nhiên nhỏ hơn ở rừng Keo, và lớn nhất ở rừng Bạch đàn do khả năng quan sát ở các sinh cảnh là khác nhau.

Về nơi sống, có loài ưa thích làm tổ trên tầng tán cao, tầng tán giữa hoặc

tầng cây bụi, có loài lại làm tổ trong hốc cây hay dưới đất, v.v…. Trong rừ ng

tự nhiên, tầng trên là những cây gỗ, tầng dưới là thảm tươi, cây bu ̣i và cuối

cù ng là lớp thảm mu ̣c dày, do vậy nơi sống ở rừng tự nhiên đa dạng hơn nhiều

so với rừng trồng. Ngoài ra, các loài chim thuộc bộ Gõ kiến thường và làm tổ

trong những hố c rỗng ở thân cây nên rừng tự nhiên là nơi sống ưa thích. Rừng

tự nhiên có nhiều thân cây lớn, cao, có nhiều hốc cây nên đã ta ̣o ra môi trường lý tưởng để loài này sinh sống, điều này rừng trồ ng thường không có.

Về thức ăn, mỗi loài chim hay nhóm chim có nhu cầu về thức ăn riêng biệt, có loài chỉ ăn thực vật, có loài chỉ ăn côn trùng, động vật nhỏ, có loài thì

lại ăn ta ̣p v.v… Rừng tự nhiên có thành phần loài thực vật đa dạng và có sinh

khối lớn. Ngoài các loài cây gỗ, rừng tự nhiên còn có nhiều loài thực vật phụ sinh và lớp cây bụi thảm tươi. Do vậy lượng hoa quả làm thức ăn cho các loài

48

chim rất đa dạng và phong phú. Các loài cây khác nhau cũng có thời gian ra hoa và kết quả khác nhau, do đó có thể cung cấp thức ăn cho các loài chim trong thời gian cả năm.

Ngoài vai trò cung cấp thức ăn trực tiếp cho chim, tính đa dạng và phong phú về các loài thực vật còn là nơi sống cho nhiều loài côn trùng và động vật nhỏ. Trước tiên, sinh khối của thực vật trong rừng tự nhiên lớn lên côn trùng và động vật nhỏ cũng phong phú. Thứ hai, thành phần loài thực vật phong phú làm cho thành phần loài côn trùng và động vật nhỏ cũng đa dạng. Cây mục trong rừng tự nhiên cũng là điều kiện thuận lợi cho các loài côn trùng hại gỗ và kiến, mối phát triển. Ngoài ra, nền rừng tự nhiên thường ẩm ướt, tầng thảm mục dày nên là nơi sống cả nhiều loài động vật nhỏ. Sự phong phú về thành phần loài côn trùng và động vật nhỏ góp phần nâng cao tính đa dạng về thành phần các loài chim ăn côn trùng và ăn tạp.

Rừng Keo có số lượng loài chim nhiều thứ hai (sau rừng tự nhiên), như đã nói ở trên, cấu trúc và tính đa dạng của lớp thảm thực vật ảnh hưởng rất nhiều đến phân bố của các loài chim, trong khi đó rừng Keo ở Công ty lâm nghiệp Lương Sơn được trồng thuần loài nên có cấu trúc tầng thứ rất đơn giản, gồm

tầng cây cao và tầng cây bụi. Tầng cây cao gồm 2 loài Keo Tai tượng (Acacia

mangium) và Keo lai (Acacia auriculiformis), với độ tàn che là 60%. Độ tàn che của Rừng Keo khá cao nên đã hạn ánh sáng của Mặt trời xuống dưới, cùng với đó độ che phủ của thảm tươi là 28,5% và thảm mục là 69,8% nên đã giữ ẩm rất tốt cho lớp đất dưới tán rừng.

Như vậy, rừng Keo đã tạo ra một môi trường sống khá tốt cho côn trùng, động vật nhỏ. Đây là nguồn thức ăn ưa thích của một số loài chim. Tuy nhiên, với cây gỗ chỉ có cấu trúc một tầng và được trồng thuần loài nên nguồn thức ăn của các loài côn trùng, động vật nhỏ còn hạn chế về chủng loại nên đã hạn chế nguồn thức ăn của loài chim. Tuy trong rừng Keo thuần loài thường xuất

49

hiện các loài sâu hại lá như Sâu nâu (Anomis fulvida), Sâu vạch xám

(Speiredonia retorta), Sâu túi nhỏ/Sâu kèn nhỏ (Acanthopsyche sp.), Sâu chùa (Pagodia hekmeyeri) .v.v,(Trần Công Loanh&Nguyễn Thế Nhã, 1997)[15] nhưng những loài sâu này lại chỉ phát triển mạnh theo mùa, do vậy không thể là nguồn thức ăn ổn định cho chim.

Một nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng loài chim mà rừng Keo trồng thuần loài không có, đó là sự đa dạng và phong phú về chủng loại hoa quả. Hoa quả trong rừng Keo thuần loài là rất ít, đặc biệt là các loại quả, trong khi đó một số loài chim lại rất ưa thích những loại thức ăn có

nguồn gốc thực vật ví dụ như loài Cành cạnh đen (Hypsipetes leucocephalus),

đa số thức ăn của loài này là các loại quả, kết quả điều tra cho ta thấy loài này chỉ thấy xuất hiện ở rừng tự nhiên. Loài chim Gõ kiến với đặc tính thích sống ở những tầng cây cao, thân cây có nhiều hốc và thường kiếm ăn ở những thân cây to, rừng Keo trồng lại không đáp ứng tốt điều này nên số lượng loài Gõ

kiến phát hiện ở đây là rất ít chỉ 01 loài Gõ Kiến vàng lớn (Chrysocolaptes

lucidus).

Số lượng loài chim phát hiện được trong rừng Bạch đàn là ít nhất trong ba sinh cảnh. Cũng giống như rừng Keo, cấu trúc tầng thứ ở đây cũng rất đơn giản với một tầng cây cao và một tầng cây bụi thảm tươi. Tuy nhiên sinh khối tầng tán trên của rừng Bạch đàn nhỏ hơn rừng Keo do tán Bạch đàn không dày, độ tàn che chỉ đạt 45%. Nhiều loài chim nhỏ thường làm tổ dưới những chiếc lá to để che mưa, tuy nhiên lá của Bạch đàn rất nhỏ và mềm. Ngoài ra, có ít loài sâu ăn là Bạch đàn. Hoa, quả của loài cây Bạch đàn thường cứng, có mùi không hấp dẫn nên không phải là thức ăn ưa thích của nhiều loài chim. Thân cây thường có lớp vỏ nhẵn, ít hang hốc không dễ dàng gì cho các loài công trùng, động vật nhỏ hoặc loài chim chọn làm nơi để sinh sống. Do vậy có rất ít loài chim sống trên tầng tán Bạch đàn. Thực tế kết quả điều tra cũng

50

cho thấy số lượng loài chim phát hiện đang kiếm ăn trên tầng tán trên của rừng Bạch đàn rất nhỏ (04 loài).

Tầng cây bụi và thảm tươi dưới tán rừng Bạch đàn kém phát triển hơn rừng tự nhiên và rừng Keo. Lý do của hiện tượng trên là là cây Bạch đàn có hàm lượng tinh dầu cao nên khó phân giải, nền đất rừng khô, cứng do tán độ tàn che thấp, do đó đã hạn chế khả năng nảy mầm và phát triển của các loài cây gỗ tái sinh và cây bụi thảm tươi. Theo Nguyễn Quang Bảo (1999)[1], hoạt động canh tác trồng rừng Bạch đàn đã làm suy giảm lượng mùn trong đất, bình quân mỗi năm là 0,72%, sau một chu kỳ canh tác là 5,76%. Như vây, canh tác Bạch đàn đã làm giảm độ phì của đất rừng, từ đó hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của lớp cây bụi, thảm tươi và cây gỗ tái sinh. Ngoài ra, khi tiến hành trồng rừng lớp thực bì thường bị phát dọn sau đó được xử lý bằng lửa. Tầng đất khô cứng dưới rừng Bạch đàn và tầng thảm mục phân hủy chậm đã hạn chế sự phát triển của các loài côn trùng và động nhỏ. Mức độ phong phú của hai loài Chuối tiêu đất (Pellorneum tickelli) và Chuối tiêu ngực đốm (Pellorneum ruficeps) có thể là là chỉ số đại diện cho mức độ phong phú của động vật nhỏ trong tầng thảm mục vì chúng khá phong phú và thường kiếm ăn trên nền rừng. Hai loài này thường xuyên được phát hiện ở rừng tự nhiên và rừng Keo, tuy nhiên ở rừng Bạch đàn Chuối tiêu đất chỉ được phát hiện có 1 lần và Chuối tiêu ngực đốm không được ghi nhận.

Từ những phân tích trên ta thấy nguồn thức ăn mà rừng Bạch đàn cung cấp cho các loài chim rất kém đa dạng và phong phú. Sự kém đa dạng và phong phú về thức ăn cộng với thiếu nơi sống thích hợp đã hạn chế số loài chim và mật độ chim trong rừng Bạch đàn so với các sinh cảnh khác.

Một nguyên nhân khác có thể ảnh hưởng đến tính đa dạng về thành phần loài và mức độ phong phú của từng loài chim trong rừng trồng đó là mức độ tác động cả của con người vào rừng cao hơn so với rừng tự nhiên. Hoạt động

51

săn bắt các loài chim trong Khu BTTN Thượng Tiến nhỏ hơn so với trong các hệ sinh thái rừng trồng. Tuy nhiên, nguyên nhân này không phải là một nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tính đa dạng về thành phần loài chim ở rừng trồng.

Xét về số lượng loài chim, rừng tự nhiên có tính đa dạng hơn cả, tiếp đến là rừng Keo và thấp nhất là rừng Bạch đàn. Ngoài ra, 34 loài chỉ thấy xuất hiện ở rừng tự nhiên (Phụ lục 07). Phần lớn những loài này là loài hẹp sinh cảnh, chỉ phân bố trong rừng tự nhiên. Tám loài chim chỉ xuất hiện ở rừng Keo và 7 loài chim chỉ xuất hiện ở rừng Bạch đàn. Tuy nhiên đây không phải là những loài hiếm do chúng còn phân bố ở nhiều dạng sinh cảnh khác như làng mạc, vườn tạp, nông nghiệp.v.v.v., do vậy có giá trị bảo tồn không cao. Ngoài ra, một số loài chim hoạt động trong sinh cảnh rừng trồng chủ yếu với mục đích là để kiếm ăn. Việc xác định chính xác các loài chim phát hiện được ở rừng trồng có làm tổ ở rừng trồng hay không nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên qua quan sát thực tế trong quá trình điều tra và kinh nghiệm của bản thân chúng tôi nhận thấy rất khi ít bắt gặp các tổ chim trong mùa sinh sản ở rừng trồng.

Như vậy, trong 3 loài sinh cảnh được điều tra, vai trò bảo tồn chim của rừng tự nhiên bị tác động là cao nhất rồi đến rừng Keo, thấp nhất là rừng Bạch đàn. Do vậy, trong vùng đệm của các Vườn Quốc gia và Khu BTTN, các khu rừng phòng hộ nên khuyến khích khoanh nuôi để rừng tái sinh tự nhiên. Không nên thay thế rừng tự nhiên nghèo kiệt thành cách dạng rừng trồng khác. Trong những khu vực rừng tự nhiên không thể phục hồi, nên ưu tiên trồng loài Keo thay vì Bạch đàn. Trong tương lai, khi có chính sách chi trả phí dịch vụ của hệ sinh thái, ngay cả trong trồng rừng kinh tế, Keo là loài nên khuyến khích được trồng thay vì Bạch đàn vì rừng Keo có tính đa dạng sinh học cao hơn.

52

Tính đa dạng về thành phần loài chim phụ thuộc vào chất lượng của sinh cảnh. Tính đa dạng về thành phần loài chim sẽ tăng lên nếu lớp cây bụi thảm tươi, cây gỗ tái sinh sinh trưởng và phát triển tốt. Điều này không chỉ có ý nghĩa về phương diện bảo tồn mà còn có ý nghĩa trên phương diện phòng trừ sâu hại rừng trồng. Khi số lượng loài chim và mức độ phong phú của từng loài chim tăng lên thì khả năng phát sinh dịch sâu hại ở rừng trồng cũng sẽ giảm đi (Phạm Nhật & Đỗ Quang Huy, 1998)[16]. Do vậy, trong các hệ sinh thái rừng trồng cần tạo điều kiện cho lớp cây bụi thảm tươi và cây gỗ tái sinh phát triển.

53

Chương 6

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò bảo tồn của một số loại rừng trồng và tìm hiểu khu hệ chim tại khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến, hòa bình​ (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)