Kết quả thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quyền của người sử dụng đất tại huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 78 - 80)

Theo Luật đất đai năm 2013 người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng của mình tại văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam. Từ năm 2017 đến năm 2019 đã có 2396 trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện tại Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Thanh Liêm. Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng 3.4 dưới đây.

Bảng 3.4. Kết quả thực hiện quyền chuyển nhượng QSDĐ các xã, thị trong giai đoạn 2017 - 2019

ĐVT: Hồ sơ

STT Đơn vị hành chính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng

1 Xã Thanh Nguyên 48 83 102 233 2 Xã Thanh Tâm 39 21 37 97 3 Xã Thanh Hương 52 86 54 192 4 Xã Thanh Phong 50 48 143 241 5 Xã Thanh Hà 43 64 359 466 6 Xã Thanh Lưu 39 38 54 131 7 Xã Thanh Bình 26 19 28 73 8 Xã Liêm Cần 31 18 56 105 9 Xã Thanh Hải 35 35 38 111

STT Đơn vị hành chính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng 10 Xã Thanh Nghị 21 25 23 69 11 Xã Thanh Tân 38 27 29 94 12 Xã Thanh Thủy 29 27 23 79 13 Thị Trấn Kiện Khê 60 92 61 213 14 Xã Liêm Sơn 23 34 37 94 15 Xã Liêm Thuận 39 17 45 101 16 Xã Liêm Túc 23 5 15 43 17 Xã Liêm Phong 26 7 24 57 Tổng 622 646 1128 2396

(Nguồn: CN VP ĐKĐĐ huyện Thanh Liêm)

Tại bảng 3.4 ta thấy lượng hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền tương đối cao so với các quyền khác và có xu hướng tăng mạnh từ 662 hồ sơ năm 2017 đến 1128 hồ sơ năm 2019, tăng dần vào năm tiếp theo. Nguyên nhân tăng là do:

- Mức thuế TNCN đối với việc chuyển nhượng QSD đất áp dụng là 2% so với giá trị của đất, thấp hơn so với thuế chuyển nhượng QSD đất trước đây là 4%. Điều này đã tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển nhượng QSDĐ làm tăng lượng giao dịch chuyển nhượng giai đoạn 2017 - 2019.

Tính cả giai đoạn điều tra thì hoạt động chuyển nhượng diễn ra tập trung yếu ở các xã trung tâm với dân số đông, mật độ cao, nền kinh tế phát triển, hoạt động làng nghề diễn ra nhộn nhịp như xã Thanh Hà cao nhất với 466 hồ sơ, Xã Thanh Phong với 241 hồ sơ, xã Thanh Nguyên với 233 hồ sơ. Các xã có nền kinh tế - xã hội phát triển ở mức trung bình thì hoạt động thực hiện

chuyển nhượng chỉ ở tầm trung so với mặt bằng của huyện.

Qua bảng 3.4 ta thấy có chênh lệch lớn về lượng hồ sơ chuyển nhượng giữa các xã. Những xã thuần nông như xã Liêm Túc, xã Liêm Phong, xã Thanh Bình có lượng giao dịch chuyển nhượng ít. Trong khi xã Thanh hà, Thanh Phong, Thanh Nguyên có số hồ sơ chuyển nhượng tương đối cao. Nguyên nhân do địa bàn nào có nền kinh tế thuần nông, mức sống thấp, nhu cầu đất, vốn sản xuất không cao thì giao dịch ít, trong khi những địa bàn kinh tế tập trung vào tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nơi tập trung đông dân nhu cầu về đất tăng nhiều

Trước đây, khi có giao dịch mua bán chuyển nhượng thì chủ yếu người dân thường mua bán với nhau bằng giấy tờ viết tay ghi lại những thỏa thuận của người bán và người mua. Hình thức này diễn ra trong một thời gian rất dài mà không có sự cho phép hay chứng nhận của cơ quan chức năng. Tuy thời gian gần đây tình hình này tuy có được cải thiện nhưng qua thực tế đo đạc ở các xã ta thấy lượng giao dịch ngầm này vẫn tồn tại trong một bộ phận người dân.

Chi Nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Thanh Liêm đã niêm yết công khai những thủ tục hành chính mới nhất, trực quan nhất, cần thiết phải có để khi người dân đến giao dịch. Việc công khai thủ tục hành chính, lệ phí và thời gian thực hiện có giấy hẹn kèm theo đã tạo thuận lợi hơn cho người dân khi thực hiện quyền của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quyền của người sử dụng đất tại huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)