Phương pháp chuyên gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quyền của người sử dụng đất tại huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 58)

Để có cái nhìn khách quan về công tác thực hiện quyền sử dụng đất của người dân tại huyện Thanh Liêm, đề tài có tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực đất đai. Trên cơ sở đó dựa vào những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện quyền của người sử dụng đất để đưa ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác thực hiện quyền sử dụng đất của các hộ gia đình và cá nhân tại huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Thanh Liêm

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý.

Thanh Liêm là một huyện bán sơn địa, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Nam.

- Phía Bắc giáp huyện Kim Bảng, huyện Duy Tiên và Thành phố Phủ Lý; - Phía Nam giáp huyện Ý Yên (tỉnh Nam Định) và huyện Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình);

- Phía Đông giáp huyện Bình Lục;

- Phía Tây giáp huyện Lạc Thuỷ (tỉnh Hoà Bình)

Trung tâm huyện cách thành phố Phủ Lý 4km, cách Thủ đô Hà Nội 62km nằm trên tuyến đường giao thông xuyên Việt quan trọng vào bậc nhất của cả nước. Hệ thống sông Đáy, đường Quốc lộ 1A, 21A, đường sắt Bắc - Nam là những tuyến giao thông quan trọng thuận lợi cho Thanh Liêm có điều kiện giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh trong cả nước.

Thanh Liêm có hệ thống giao thông gồm Quốc lộ 1A, 21A, sông Đáy, sông Châu Giang là những tuyến giao thông đường bộ, đường thuỷ quan trọng thuận lợi cho việc tiếp cận với vùng kinh tế trọng điểm của các tỉnh phía Bắc. Thanh Liêm có dải núi đá vôi ở phía Tây sông Đáy, có trữ lượng lớn và dãy núi phía Đông Quốc lộ 1A có hàm lượng sét cao,... là tiềm năng, thế mạnh của Thanh Liêm trong quá trình phát triển công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng.

Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 16 xã đó là: thị trấn Kiện Khê và các xã: Thanh Thủy, Thanh Phong, Thanh Hà, Thanh Hải, Thanh Hương, Thanh Lưu, Thanh Nghị, Thanh Tâm, Thanh Tân, Liêm Sơn, Thanh Bình, Thanh Nguyên, Liêm Túc, Liêm Phong, Liêm Cần, Liêm Thuận. Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là: 16.491,37 ha.

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Thanh liêm

(Nguồn: http://hanam.gov.vn)

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo:

Thanh Liêm thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nhưng lại tiếp giáp với dải đá vôi trầm tích nên địa hình Thanh Liêm tương đối đa dạng, bao gồm cả vùng núi, vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng, trong đó chủ yếu là vùng chiêm trũng.

Toàn huyện có 7 xã miền núi và 1 thị trấn (thị trấn Kiện Khê, Thanh Thuỷ, Thanh Tân, Thanh Nghị, Thanh Hải, Thanh Lưu, Liêm Sơn và Thanh Tâm). Với địa hình của Thanh Liêm như vậy cho nên nền kinh tế nông nghiệp phát triển đa dạng kết hợp với kinh tế đồi rừng và phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Cần có quy hoạch, kế hoạch để phát huy những lợi thế và khắc phục khó khăn.

3.1.1.3. Khí hậu:

Thanh Liêm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thuộc tiểu khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, đặc điểm nổi bật nhất là sự tương phản giữa mùa đông và mùa hè, cả về tính chất phạm vi và cường độ của các trung tâm khí áp, các khối không khí thịnh hành và hệ thống thời tiết kèm theo cũng thay đổi theo mùa.

a. Về mưa:

Thanh Liêm thuộc khu vực có lượng mưa trung bình. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng gần 1.700mm, năm mưa nhiều khoảng 2.100mm, năm mưa ít khoảng 1.500 mm. Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, có năm đến 90%. Cá biệt có năm mùa mưa kết thúc muộn, tháng 11 còn có mưa lớn. Các tháng có mưa nhiều là tháng 7,8,9. Mưa nhiều, tập trung gây ngập úng làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với bão và nước sông dâng cao.

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa chiếm khoảng 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12,1,2 có tháng hầu như không có mưa. Tuy nhiên những năm có mưa muộn đã ảnh hưởng đến việc gieo trồng vụ đông, mưa sớm lại ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm.

b. Về nhiệt độ.

Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23,5oC đến 24oC.

Về mùa đông, nhiệt độ trung bình là 18,9oC. Các tháng lạnh nhất trong năm là tháng 1,2. Nhiệt độ thấp nhất 6 – 8oC( ở vùng núi).

Về mùa hè nhiệt độ trung bình là 27oC. Các tháng nóng nhất trong năm là tháng 6, 7. Nhiệt độ cao nhất đến 36 - 38oC.

c. Về nắng.

Tổng số giờ nắng trung bình trong các năm là 1324 giờ. Số giờ nắng phụ thuộc theo mùa. Mùa đông số giờ nắng chiếm trung bình 28% tổng số giờ

nắng cả năm. Có tháng chỉ có 9 giờ nắng, trời âm u, độ ẩm cao sâu bệnh phát triển ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Mùa hè có tổng số giờ nắng lớn. Các tháng có số giờ nắng cao là tháng 5, 6, 7.

d. Về ẩm độ.

Độ ẩm trung bình ở Thanh Liêm khoảng 80% cũng như nhiều khu vực khác ở đồng bằng Sông Hồng. Độ ẩm trung bình giữa các tháng chênh lệch không lớn, giữa tháng khô nhất và tháng ẩm nhất chênh lệch khoảng 16%. Độ ẩm trung bình tối đa khoảng 92%, độ ẩm trung bình tối thiểu khoảng 71%. Các tháng khô hanh là tháng 11, 12. Các tháng ẩm ướt là tháng 1, 2.

e. Về gió.

Hướng gió thay đổi theo mùa. Tốc độ gió trung bình 2 - 2,3m/s.

- Mùa đông có hướng gió thịnh hành là Đông Bắc, với tần suất 60-70%. Tốc độ gió trung bình thường từ 2,4 - 2,6m/s. Những tháng cuối mùa đông gió có xu hướng chuyển dần về phía đông. Những ngày đầu của các đợt gió mùa đông bắc thường có gió cấp 4, cấp 5.

- Mùa hè có hướng gió thịnh hành là hướng Đông Nam, với tần suất 50-70%. Tốc độ gió trung bình đạt 1,9 - 2,2m/s. Khi có bão đổ bộ tốc độ gió đạt gần 40m/s. Vào đầu mùa hè thường có gió phơn Tây Nam khô nóng ảnh hưởng xấu đến cây trồng.

3.1.1.4. Thuỷ văn:

Huyện Thanh Liêm có 2 con sông chính chảy qua: sông Đáy và sông Châu Giang. Ngoài ra Thanh Liêm còn có mạng lưới sông ngòi phân bổ thích hợp có ý nghĩa trong việc cung cấp nước, tiêu nước phòng tránh lũ lụt.

Dòng chảy mặt từ sông Đáy, sông Châu hàng năm đưa vào địa bàn huyện khoảng hàng tỷ m3 nước. Dòng chảy ngầm chuyển qua lãnh thổ cũng giúp cho Thanh Liêm luôn luôn được bổ sung nước ngầm từ các vùng khác. Nước ngầm ở Thanh Liêm tồn tại trong nhiều tầng và chất lượng tốt, đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Điều kiện khí hậu, thủy văn trên đây rất thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp sinh thái đa dạng, với nhiều loại động thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Mùa hạ có nắng và mưa nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao, thích hợp với các loại vật nuôi cây trồng nhiệt đới, các loại cây vụ đông có giá trị hàng hóa cao và xuất khẩu như cà chua, dưa chuột,… Điều kiện thời tiết khí hậu cũng thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ cũng như cho các hoạt động văn hóa xã hội và đời sống sinh hoạt của dân cư. Vào mùa xuân và mùa hạ có nhiều ngày thời tiết mát mẻ, cây cối cảnh vật tốt tươi rất thích hợp cho các hoạt động lễ hội du lịch.

3.1.2. Thực trạng môi trường

- Môi trường nước:

+ Nguồn nước mặt tại các sông, hồ có dấu hiệu bị ô nhiễm và đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở những khu vực đông dân cư tốc độ phát triển kinh tế cao, khu vực khai thác đá. Nguyên nhân bị ô nhiễm là do tất cả các loại nước thải hầu như không qua xử lý hoặc xử lý không tốt đều đổ ra sông, hồ.

+ Nguồn nước ngầm thường bị nhiễm mặn, nhiễm sắt và nhiễm bẩn bởi các hợp chất Ni tơ, tuy nhiên hiện tượng nhiễm bẩn này thường do các yếu tố địa lý, địa chất, thuỷ văn gây nên.

Theo tài liệu của Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn. Trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia của Viện Vật Lý, phân tích nước ngầm tại huyện Thanh Liêm đã lấy 20 mẫu nước để phân tích, kết quả cho thấy chỉ có 2/20 mẫu có hàm lượng Asen vượt tiêu chuẩn của Việt Nam.

- Môi trường không khí: Nhìn chung, môi trường không khí trên địa bàn huyện còn tương đối sạch, các chỉ tiêu nồng độ trung bình của bụi và các khí độc (CO, SO2, NO2) đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.

Tuy nhiên, môi trường không khí cạnh các tuyến đường giao thông vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 - 1,6 lần có những nơi vượt tới 2,1 lần.

Đặc biệt khu vực xung quanh thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm là nơi tập trung rất nhiều mỏ khai thác đá. Chỉ tính riêng khu vực xung quanh thị trấn đã có đến 3 nhà máy xi măng và hàng chục cơ sở, doanh nghiệp khai thác chế biến sản phẩm đá xây dựng. Đoạn đường đi qua thị trấn Kiện Khê bắt đầu từ cầu Kiện Khê đến TP Phủ Lý chỉ dài hơn 5km nhưng luôn trong tình trạng bụi cuốn mù mịt ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khoẻ của người dân.

- Môi trường đất: nổi lên những vấn đề cần chú ý sau:

+ Hiện tượng suy giảm hệ động thực vật rừng do khai thác không hợp lý;

+ Công nghiệp khai thác đá góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, nhưng cũng đặt ra vấn đề về môi trường cần được giải quyết. Do khai thác đá không chú ý đến bảo vệ đất nên đã huỷ hoại đất đai ở những vùng khai thác một cách bừa bãi, tạo nhiều vùng khó có khả năng phục hồi đất đai.

+ Do nhận thức chưa đúng của một số hộ dân trong việc sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật nên đã sử dụng phân hoá học quá mức và do rửa trôi đã làm cho đất bị chai cứng, nhiễm độc; cây trồng vật nuôi, vi sinh vật có lợi sống trong đất và các sinh vật thuỷ sinh bị tiêu diệt.

- Chất thải rắn: Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế được xử lý theo hình thức thu gom chôn lấp, đốt với tỷ lệ thấp. Hầu hết các xã, thị trấn đều chưa bố trí đất dành cho bãi để chất thải.

3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.3.1. Lĩnh vực kinh tế a. Sản xuất nông nghiệp

Vượt qua khó khăn về thời tiết (rét đậm, rét hại đầu năm; cơn bão số 01,

lợi khá toàn diện; giá trị sản xuất ước 835 tỷ đồng đạt 100,4% KH tăng 3,2% so với cùng kỳ; đảm bảo diện tích gieo cấy vụ xuân, vụ mùa; năng suất lúa cả năm ước đạt 120,2 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực cả năm 76.001,4 tấn đạt 103% KH . Cây màu vụ xuân, hè, vụ đông đã trồng 1.605,4 ha; cây nhân dân đã trồng 72.700/70.000 cây đạt 103,9% KH.

Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản tiếp tục ổn định; sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước 7.100 tấn, đạt 103,2% kế hoạch; sản lượng thủy sản 2.752,9 tấn đạt 105% KH năm.

b. Công tác Tài chính, tín dụng

Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước 890,43 tỷ đồng; trong đó thu ngân sách từ kinh tế trên địa bàn ước 334,691 tỷ đồng đạt 129,4% KH, tăng 18,84% so với cùng kỳ năm 2015. 09/10 chỉ tiêu thu ước vượt kế hoạch như: Thu thuế công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh 143,571 tỷ đồng đạt 112% KH; thu cấp quyền khai thác khoáng sản ước 56,294 tỷ đồng đạt 155% KH; thu tiền thuê đất ước 22,679 tỷ đồng đạt 306% KH; thu phí và lệ phí ước 56,631 tỷ đồng đạt 170% KH; thu tiền sử dụng đất ước 34 tỷ đồng đạt 100% KH; thu lệ phí trước bạ 15,49 tỷ đồng đạt 131% KH... Còn chỉ tiêu thu không đạt kế hoạch là thu thường xuyên tại xã 3,325 tỷ đồng đạt 77% KH. Tổng chi ngân sách ước 403,044 tỷ đồng, đạt 128% KH. Kiểm soát thanh toán chặt chẽ, kịp thời cho 138 dự án với số tiền 117,306 tỷ đồng.

3.1.3.2. Lĩnh vực văn hóa xã hội a. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo

Hoàn thành tốt 16/16 lĩnh vực công tác năm học 2015-2016, trong đó có 14 lĩnh vực xếp loại xuất sắc. Thực hiện tốt công tác xét tốt nghiệp cấp Trung học cơ sở, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia trên địa bàn. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng ở các cấp học.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học gắn với xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia; trong năm học 2015-2016 đã đưa vào sử dụng 49 phòng

học mới, hỗ trợ thiết bị đồ dùng dạy học cho các trường trị giá trên 03 tỷ đồng; xây dựng được 05 trường đạt chuẩn và 01 trường đạt chuẩn mức 02 là Tiểu học Liêm Phong. Lũy kế đến nay số trường đạt chuẩn quốc gia 44/53 trường đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 83,01%, 12/17 xã, thị trấn đạt tiêu chí trường học theo chuẩn nông thôn mới.

b. Sự nghiệp Y tế, dân số.

Nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh cho nhân dân; tại tuyến huyện đã khám bệnh cho 96.540 lượt người đạt 121% KH, tăng 02% so với cùng kỳ; điều trị nội trú cho 50.000 lượt người, đạt 125% kế hoạch, tăng 04% so với cùng kỳ; công suất sử dụng giường bệnh 166%, tăng 06% so với cùng kỳ.

Đẩy mạnh công tác truyền thông gắn với làm dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Tỷ lệ giảm sinh 0,11‰ đạt 100% KH; tỷ lệ sinh con thứ 03 trở lên 10,2%, giảm so với cùng kỳ 0,2%; tỷ số giới tính khi sinh 107,8 trẻ trai/100 trẻ gái (UBND huyện Thanh Liêm, 2019).

3.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai tại huyện Thanh Liêm

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Liêm

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Liêm năm 2019

TT Mục đích sử dụng Diện tích năm 2019 Cấu (%)

Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính 16.491,8 100%

1 Đất nông nghiệp NNP 8.818,8 53.5

1,1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7.155,9 43,4

TT Mục đích sử dụng Diện tích năm 2019 Cấu (%) 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 6.315,1 38,3 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 591,2 3,6

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 249,6 1,5

1,2 Đất lâm nghiệp LNP 985,5 6 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 275,5 1,7 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 709,9 4,3 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1,3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 598,9 3,6 1,4 Đất làm muối LMU 1,5 Đất nông nghiệp khác NKH 78,5 0,5

2 Đất phi nông nghiệp PNN 6.153,5 37,3

2,1 Đất ở OCT 973,2 5,9

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 912,3 5,5

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 60,9 0,4

2,2 Đất chuyên dùng CDG 4.413,9 26,8

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 9,6 0,1

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 80,1 0,5

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,6 0

TT Mục đích sử dụng Diện tích năm 2019 Cấu (%)

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 2.012,3 12,2 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 2.223,7 13,5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quyền của người sử dụng đất tại huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)