Hoạt động phát sinh tác động/chất thải trong quá trình khai thác chế biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải trong quá trình khai thác và chế biến khoáng sản tại mỏ núi pháo, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 46)

Đất đá thải:

+ Đất đá thải không có tiềm năng tạo A-

xít: Được đổ thải vào bãi phía Bắc và phía Nam, một phần được sử dụng để xây dựng đập quặng đuôi và bảo dưỡng đường, sân nền.

+ Đất đá thải có tiềm năng tạo A-xít:

Được thu gom, vận chuyển và cô lập trong hồ STC.

Nước tháo khô mỏ:

Bơm về các hồ thu và hồ chứa, sau đó được tuần hoàn cho nhà máy chế biến phục vụ sản xuất hoặc bơm về khu hồ chứa đuôi quặng hoặc bơm về trạm xử lý nước thải để xử lý trước khi xả ra môi trường.

Nước mưa chảy tràn tại Bãi thải:

Được thu gom và lắng cặn trong hồ lắng. Nước sau lắng được xả qua điểm xả DP3. Bụi:

Được kiểm soát bằng biện pháp phun nước tưới ẩm trên các tuyến đường vận tải và trồng cây xanh tạo hành lang che chắn bụi.

Ồn/Rung:

Sử dụng phương pháp nổ mìn vi sai điện tử để giảm thiểu độ rung và ồn.

Khai thác

Đuôi quặng:

Lưu chứa tại hồ chứa đuôi quặng (TSF) Chất thải nguy hại:

Thu gom, phân loại, lưu chứa vào các thùng riêng biệt, có gắn nhẵn chất thải nguy hại, được lưu giữ tại kho chứa chất thải nguy hại, định kỳ bàn giao cho đơn vị vận chuyển, xử lý theo quy định.

Chất thải công nghiệp và sinh hoạt: thu gom và bàn giao cho đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý.

Nước thải sinh hoạt:

Được xử lý tại trạm xử lý nước thải sinh hoạt.

Nước mưa chảy tràn:

Thu gom về các hồ chứa để xử lý sơ bộ. Một phần được tái tuần hoàn, phần dư thừa được bơm về đập chứa đuôi quặng hoặc trạm xử lý nước thải để xử lý. Bụi: Xử lý bằng biện pháp phun sương

điện tử, lắp đặt túi thu bụi, lưới chắn bụi, trồng cây xanh.

Tiếng ồn:

Lắp đặt hệ thống giảm âm; thay thế các thiết bị gây ồn lớn; thường xuyên bảo trì bảo dưỡng thiết bị.

Mùi: Lắp đặt các máy quan trắc tự động để kiểm soát nồng độ khí thải.

 Nước thải sản xuất:

Được xử lý tại trạm xử lý nước thải trước khi xả ra điểm xả DP2. Chế biến Chất thải và những tác động phát sinh Biện pháp xử lý o Đất đá thải

o Nước tháo khô mỏ

o Nước mưa chảy tràn khu vực Bãi thải

o Bụi

o Ồn

o Rung

o Đuôi quặng (sunfua và ô-xít)

o Chất thải nguy hại; Chất thải rắn thông thường; Phế liệu thải.

o Nước thải sinh hoạt + nước mưa chảy tràn

o Bụi

o Tiếng ồn

o Mùi

37

3.2.Khái quát chung về tình hình phát sinh nước thải, quy trình quản lý và xử lý nước thải tại mỏ Núi Pháo, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên lý nước thải tại mỏ Núi Pháo, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Công ty được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép xả nước thải số 927/GP-BTNMT ngày 22/5/2014, nước thải của Công ty được xử lý sơ bộ tại các công trình hồ chứa, hồ lắng sau đó được bơm về Trạm xử lý nước thải tập trung để tiếp tục xử lý. Nước xả thải tại các điểm xả được lấy mẫu, quan trắc định kỳ hàng ngày (kiểm soát nội bộ do Công ty thực hiện) và quan trắc hàng tháng (theo Giấy phép xả thải) được thực hiện bởi đơn vị đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường số VIMCERTS 099. Công ty đã hoàn thành việc lắp đặt các trạm quan trắc nước thải tự động tại cửa xả và đang truyền số liệu trực tuyến về hệ thống tiếp nhận dữ liệu của Sở TNMT. Đuôi quặng từ các công đoạn của nhà máy chế biến được bơm về khu lưu giữ đuôi quặng (TSF) gồm 2 khoang chứa riêng biệt (OTC – Hồ chứa đuôi quặng oxit và STC – Hồ chứa đuôi quặng sunfua), nước từ 2 hồ này sẽ được bơm tuần hoàn lại cho nhà máy chế biến để phục vụ sản xuất nhằm tối ưu hóa sử dụng nguồn nước, một phần nước không tuần hoàn sẽ được bơm về trạm xử lý nước thải để xử lý rồi xả ra môi trường. Nước tháo khô moong khai thác, nước khu chứa quặng (ROM), khu nghiền thô, hồ PSRP, nhà máy APT sẽ được dẫn về hồ chuyển tiếp (PTP). Một phần nước từ hồ PTP cũng được bơm tuần hoàn về nhà máy để tái sử dụng cho một số công đoạn, phần còn lại được bơm về trạm xử lý nước thải hoặc hồ STC.

Vì vậy, nước thải của hoạt động khai thác, chế biến được lưu giữ tại các hồ chứa trong khu mỏ, phần lớn lượng nước sẽ được tuần hoàn tái sử dụng cho hoạt động chế biến, phần nước dư thừa sẽ được bơm về trạm xử lý nước thải, gồm: Nước thải từ hồ OTC, STC và PTP. Ngoài nước tuần hoàn từ các hồ PTP, hồ OTC, hồ STC, nguồn nước cấp bổ sung cho hoạt động của nhà máy chế biến còn có nước khai thác từ sông Công và nước dưới đất từ giếng khoan tháo khô moong khai thác. Nước mưa bề mặt xung quanh khu vực hồ TSF-SP được thu gom, dẫn về hồ lắng khu chứa đuôi quặng TSF-SP trước khi chảy ra suối Thủy Tinh qua vị trí xả thải DP2. Nước mưa chảy tràn khu vực bãi đất đá thải được lắng và xử lý tại hồ lắng (WDSP) trước khi xả

38

ra ngoài môi trường tại vị trí xả thải DP3. Nguồn phát sinh và quá trình thu gom, xử lý tại vị trí xả thải DP3 không liên kết với sơ đồ cân bằng nước trình bày dưới đây.

Hình 3.6: Sơ đồ cân bằng nước

39

nước thải

Nước thải từ hoạt động khai thác chế biến

1 Nước tháo khô moong khai thác (hồ PTP) Moong khai thác

- Nguồn gốc và phương án thu gom: Nước mưa bề mặt khu vực moong khai thác, nước ngầm rỉ từ thành moong sẽ được thu về tại hố thu ở đáy moong khai thác, sau đó dùng bơm chuyển tiếp bằng hệ thống đường ống HDPE D330 và đường ống thép D160 với 06 máy bơm (chạy 03 máy và 03 máy dự phòng), mỗi máy có công suất 300 m3/giờ, cuối cùng về hồ chuyển tiếp PTP (dung tích khoảng 6000 m3).

- Lưu lượng nước tháo khô moong khai thác biến động lớn theo mùa. Lưu lượng nước từ moong khai thác bơm về hồ PTP trung bình khoảng 6400 m3/ngđ (267 m3/giờ) trong giai đoạn từ tháng 6/2016 đến tháng 12/2018.

- Chất lượng nước thường có thông số Mn và F cao (khi so sánh với QCVN 40:2011/BTNMT cột B), trong khi các thông số BOD, COD lại rất thấp. Chất lượng nước cũng có sự biến động theo mùa, vào mùa mưa thông số Mn thường cao hơn so với mùa khô.

40

nước khác ngoài nước tháo khô moong khai thác. Sau đó, nước từ hồ PTP được tái sử dụng cho nhà máy chế biến, phần còn lại được bơm về hồ STC hoặc bơm về tram xử lý nước thải (công đoạn xử lý hóa lý) xử lý với lưu lượng tối đa là 24.000 m3/ngđ (1.000 m3/giờ) sau đó xả ra suối Thủy Tinh qua cửa xả DP2.

41 2 Nước thải sản xuất từ đuôi quặng sunphua (hồ STC) Hồ STC

- Nguồn gốc và phương án thu gom: Dòng đuôi quặng sunfua (dạng bùn) từ nhà máy chế biến được đánh giá là có khả năng hình thành các điều kiện axit nếu bị ô xi hóa sẽ được bơm từ nhà máy chế biến (bể chứa sau chu trình tuyển bismuth đã được xử lý sơ bộ) về hồ STC (dung tích chứa 22,8 triệu m3 ứng với chiều cao đập 150m). Đuôi quặng sẽ được nhấn chìm xuống bên dưới nước (tối thiểu 2 m) để ngăn chặn sự oxi hóa lưu huỳnh.

- Lưu lượng nước theo dòng đuôi quặng bơm về hồ STC trung bình khoảng 13.000 m3/ngđ (543 m3/giờ) trong giai đoạn từ tháng 6/2016 đến tháng 12/2018.

- Chất lượng nước có đặc trưng bởi thông số BOD, COD, Mn, Fe, F (một số thời điểm) cao hơn QCVN 40:2011/BTNMT cột B.

- Phương án sử dụng, xử lý: Nước trong hồ STC được tuần hoàn lại cho nhà máy chế biến, một phần được bơm về trạm xử lý nước thải (công đoạn xử lý sinh học) xử lý cùng nước từ hồ OTC với lưu lượng tối đa là 12.000 m3/ngđ (500 m3/giờ) sau đó xả ra phụ lưu suối Thủy Tinh qua cửa xả DP2.

42 3 Nước thải sản xuất từ đuôi quặng oxit (hồ OTC) Hồ OTC

- Nguồn gốc và phương án thu gom: Dòng đuôi quặng oxit (dạng bùn) từ nhà máy chế biến được đánh giá là không có khả năng hình thành các điều kiện axit sẽ được bơm từ nhà máy chế biến (sau chu trình tuyển florit) về hồ OTC (dung tích 27,6 triệu m3 ứng với cao trình 140m).

- Lưu lượng nước theo dòng đuôi quặng bơm về hồ OTC trung bình khoảng 12.400 m3/ngđ (518 m3/giờ) giai đoạn từ tháng 6/2016 đến tháng 12/2018.

- Chất lượng nước có đặc trưng bởi thông số BOD, COD, Mn, F, Fe (tại một số thời điểm) cao hơn so với QCVN 40:2011/BTNMT cột B.

- Phương án sử dụng, xử lý: Nước trong hồ OTC được tuần hoàn lại cho nhà máy chế biến, một phần được bơm về trạm xử lý nước

43

thải (công đoạn xử lý sinh học) xử lý cùng nước từ hồ STC với lưu lượng tối đa là 12.000 m3/ngđ (500 m3/giờ) sau đó xả ra phụ lưu suối Thủy Tinh qua cửa xả DP2.

4 Nước thải từ nhà máy chế biến sâu vonfram (nhà máy APT)

Hệ thống bể lắng trong nhà máy APT trước khi chảy vào hồ PTP

- Nguồn gốc và phương án thu gom: Nước vệ sinh sàn công nghiệp, cặn thải từ hệ thống xử lý bụi, nước xả đáy lò hơi, nước làm mát… sẽ được thu gom và dẫn về hệ thống lắng sơ bộ trước khi nhập vào hệ thống thu gom vào hồ PTP.

- Lưu lượng nước từ nhà máy APT về hồ PTP trung bình khoảng 550 m3/ngđ (23 m3/giờ) trong giai đoạn từ tháng 6/2016 đến tháng 12/2018.

- Chất lượng nước có đặc trưng bởi thông số pH, F (tại một số thời điểm) cao hơn so với QCVN 40:2011/BTNMT cột B.

44

được tái sử dụng cho nhà máy chế biến, phần còn lại được bơm về hồ STC hoặc bơm về tram xử lý nước thải (công đoạn xử lý hóa lý) xử lý với lưu lượng tối đa là 24.000 m3/ngđ (1.000 m3/giờ) sau đó xả ra suối Thủy Tinh qua cửa xả DP2.

- Dung dịch nước thải trực tiếp trong quy trình chế biến sẽ được thu gom riêng và được kết tinh, bay hơi để thu hồi muối Na2SO4 do đó không tạo ra nước thải dạng lỏng.

- Dung dịch giàu Na2SO4 và (NH4)2SO4 phát sinh từ quá trình sản xuất sẽ được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải và hệ thống thu hồi ammonia. Trong trường hợp hệ thống xử lý nước thải cần bảo dưỡng thì sẽ chuyển giao dung dịch này cho đơn vị có chức năng xử lý nước thải vận chuyển, xử lý.

Nước thải sinh hoạt

5 Nước thải sinh hoạt của nhà máy chế biến (hồ PSRP)

- Nguồn gốc và phương án thu gom xử lý: Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, nhà thầu làm việc (rửa tay, vệ sinh) ở khu văn phòng, nhà máy chế biến được thu gom về các bể tự hoại, sau đó sẽ được bơm về trạm xử lý nước thải sinh hoạt (công suất 32 m3/ngày đêm) xử lý đạt QCVN14:2008 trước khi chảy vào hồ lắng nước mưa chảy tràn khu vực nhà máy chế biến (hồ PSRP). Nước từ hồ PSRP có thể tuần hoàn sử dụng cho nhà máy chế biến hoặc được bơm dẫn về hồ PTP.

- Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trung bình 10-20 m3/ngđ.

- Chất lượng nước thải sinh hoạt có đặc trưng các thông số chất hữu cơ, amoni cao (khi so sánh với QCVN 14:2008/BTNMT).

6

Nước thải sinh

hoạt của - Nguồn gốc và phương án thu gom xử lý: Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, nhà thầu làm việc (rửa tay, vệ

45

APT sinh) ở khu văn phòng, nhà máy được thu gom về các bể tự hoại, sau đó hợp đồng với đơn vị xử lý nước thải sinh hoạt thu gom xử lý.

- Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trung bình 3-5 m3/ngđ.

- Chất lượng nước thải sinh hoạt có đặc trưng các thông số chất hữu cơ, amoni cao (khi so sánh với QCVN 14:2008/BTNMT).

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành)

-Quy trình xử lý nước thải:

(1) Công đoạn xử lý sinh học:

Xử lý sinh học là công đoạn xử lý đầu tiên trong trạm xử lý nước thải. Sau khi nâng cấp cải tạo, tổng quan quy trình xử lý sinh học như sau:

- Bể điều hòa: Nước từ hồ OTC, STC sẽ được bơm tới bể điều hòa, Bể điều hòa cũng tiếp nhận nước từ Hồ PSRP (trong trường hợp nước tại hồ PSRP có hàm lượng BOD, COD, Nito cao hơn giới hạn xả thải), nước vào bể điều hòa được hòa trộn bằng cách cung cấp khí, tiếp tục chảy tràn sang bể sinh học hiếu khí thông qua 02 cửa tràn.

- Bể sinh học hiếu khí: Bể sinh học hiếu khí được chia thành 02 môđun (line) riêng biệt bằng nhau và cùng vận hành song song. Mỗi môđun lại được chia thành 02 khoang, gồm khoang sinh học hiếu khí bổ sung MBBR và khoang sinh học hiếu khí không có MBBR. Mục đích của 02 khoang này là để xử lý/phân hủy các hợp chất hữu cơ dựa vào vi sinh vật hiếu khí.

+ Khoang MBBR: Ure (CO(NH2)2) và axit photphoric (H3PO4) sẽ được cấp vào bể để bổ sung nguồn dinh dưỡng đảm bảo cho vi sinh hoạt động, trong giai đoạn vận hành thử nghiệm sử dụng methanol (CH3OH), sau đó được thay thế bằng đường trắng. Trong khoang MBBR có các giá thể PE (poly ethylene) lơ lửng làm tăng mật

46

oxy cho hoạt động của vi sinh. Giá thể MBBR sử dụng có màu trắng, được chế tạo từ nhựa HDPE nguyên sinh, kích thước 25mm * 10mm, nhiệt độ làm việc phù hợp từ 50C – 600C, bề mặt riêng lớn hơn 500m2/m3, một mét khối giá thể có khối lượng khoảng 95kg. Thời gian lưu nước tại mỗi khoang MBBR là 3 giờ (thời gian lưu nước = Thể tích bể/ Lưu lượng nước thải đầu vào). Chi tiết nồng độ, liều lượng hóa chất cho vào khoang MBBR được trình bày trong phụ lục Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải (Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo (2019).

+ Khoang sinh học hiếu khí: Nguyên lý hoạt động của khoang sinh học hiếu khí là sử dụng bùn hoạt tính lơ lửng dưới tác dụng của oxy để xử lý COD, BOD trong nước thải.

- Bể phản ứng: Là một bể phụ để bổ sung chất trợ lắng PAC với liều lượng rất nhỏ (khoảng 0,022 l/s PAC trên 500 m3/h nước thải sau xử lý ở bể sinh học hiếu khí, đảm bảo không ảnh hưởng đến sự hoạt động của vi sinh) nhằm tăng hiệu quả lắng bùn tại bể lắng sinh học.

- Bể lắng sinh học: Nhằm mục đích lắng và giữ lại bùn vi sinh để tuần hoàn trở lại các bể hiếu khí. Dòng nước xả ra sau lắng của bể lắng sinh học được châm trực tiếp Clorua vôi (CaOCl2) vào để khử trùng. Việc bổ sung Clorua vôi tại đây thay vì tại đầu ra của trạm xử lý là để dung dịch khử trùng có đủ thời gian hòa trộn với nước thải, đồng thời có thể kiểm soát được lưu lượng và nồng độ CaOCl2 nước thải sau xử lý.

- Sân (bể) phơi bùn: Lượng bùn dư từ bể lắng sinh học sẽ được thải về sân chứa bùn và thải bỏ theo đúng quy định.

(2) Công đoạn xử lý hóa – lý:

Nước thải sau xử lý sinh học tiếp tục chảy sang công đoạn xử lý hóa lý để xử lý một số kim loại như Fe, Mn và Flo (F). Hệ thống xử lý hóa lý bao gồm 06 bể, trong đó 03 bể được bổ sung vôi lỏng (Ca(OH)2) bằng hệ thống bơm định lượng để điều chỉnh pH nhằm đảm bảo điều kiện cho xử lý các kim loại trong nước thải; 03 bể tiếp theo được bổ sung hóa chất PAC nhằm keo tụ, tạo bông, xử lý F và sau đó được lắng tại hồ lắng của trạm xử lý nước thải (WWTP-SP).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải trong quá trình khai thác và chế biến khoáng sản tại mỏ núi pháo, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)