Sơ đồ biểu diễn nồng độ các thông số đặc trưng trước và sau khi xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải trong quá trình khai thác và chế biến khoáng sản tại mỏ núi pháo, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 88 - 91)

trình bày trong các hình dưới đây:

Hình 3.12: Sơ đồ biểu diễn nồng độ các thông số đặc trưng trước và sau khi xử lý trước và sau khi xử lý

* Kết luận:

Kết quả chất lượng nước thải trước khi xử lý (OTC, STC, PTP) có thông số COD, BOD, Fe, Mn, F cần được xử lý. Sau khi qua trạm xử lý nước thải, nước xả tại cửa xả DP2 đã đạt tiêu chuẩn xả thải (QCVN 40:2011/BTNMT cột B, Kf =0,9, Kq = 0,9). Phiếu kết quả phân tích chất lượng nước được đính kèm tại phụ lục II.

76

Từ các kết quả quan trắc chất lượng nước qua trạm xử lý nước thải có thể kết luận rằng, việc vận hành trạm xử lý nước thải cho hiệu quả xử lý tốt đối với các thông số đặc trưng trong nước thải của Công ty (BOD5, COD, TSS, Mn, Fe và F). Chất lượng nước thải sau khi được xử lý tại trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải theo yêu cầu của QCVN 40:2011/BTMNT cột B với Kq=0,9; Kf = 0,9. Các hợp phần của trạm xử lý nước thải đã hoạt động tốt và ổn định, cho hiệu quả xử lý cao. Hệ thống xử lý nước thải tập trung đã cho thấy hiệu quả xử lý khi phản ánh sự phù hợp trong thiết kế, tính toán tải lượng để đảm bảo vận hành ổn định không bị quá tải, đồng thời đem đến hiệu quả xử lý của toàn hệ thống. Việc tái sử dụng nước thải, bơm tuần hoàn về nhà máy phục vụ cho hoạt động sản xuất giúp giảm áp lực cho trạm xử lý tập trung mà vẫn đảm bảo đủ nước sử dụng cho quá trình hoạt động ổn định. Từ đó giảm thiểu xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường, khiếu nại cộng đồng, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

3.3.2. Khó khăn, tồn tại và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nước thải và xử lý nước thải

- Do diện tích tương đối rộng và theo chiều dốc địa hình thì một lượng nước mưa lớn chảy tràn trong toàn bộ khu vực đã được thu nước và dẫn chảy vào các hạng mục của trạm xử lý nước thải trước khi chảy ra môi trường, điều đó là một áp lực cho Trạm xử lý nước thải khi tăng nhanh lưu lượng có thể dẫn tới quá tải so với công suất xử lý theo thiết kế ban đầu khi xây dựng. Thành phần nước mưa vốn sạch và có thể tận dụng cho quá trình sản xuất, bởi vậy đề xuất thiết kế hệ thống thu gom, tách nước mưa để dẫn về nhà máy;

-Trường hợp Công ty muốn tăng lưu lượng xử lý hay trong trường hợp ứng phó sự cố, như vậy cần nâng cấp trạm xử lý, điều đó mất nhiều thời gian để thiết kế và thi công, tiêu tốn nguồn nhân lực và kinh tế. Vì vậy đề xuất thiết kế nhiều hơn những hồ chuyển tiếp để có thời gian xử lý, giảm áp lực lên trạm xử lý, tránh tình trạng quá tải so với công suất thiết kế ban đầu;

- Hiện tại, phương án xử lý các loại bùn thải từ trạm xử lý nước thải đang được áp dụng thực hiện như sau:

77

 Bùn trong bể lắng sinh học: Khi bể sinh học được bổ sung chất trợ lắng PAC tại bể phản ứng, bùn hoạt tính từ bể sinh học hiếu khí sẽ kết lại và lắng xuống đáy bể lắng sinh học. Nước sau lắng sẽ chảy sang hệ thống xử lý hóa lý. Phần lớn lượng bùn tại đáy bể lắng sinh học sẽ được tuần hoàn lại khoang MBBR, phần bùn dư thừa sẽ được bơm vào sân (bể) phơi bùn. Lượng bùn phát sinh dự tính khoảng 88 tấn/năm. Bùn trong sân (bể) phơi bùn sẽ được phơi khô và Công ty sẽ tiến hành lấy mẫu phân định chất thải.

Trong trường hợp, kết quả phân định bùn là chất thải nguy hại. Công ty sẽ tiến hành đóng bao và chuyển cho đơn vị có chức năng xử lý.

Trong trường hợp, kết quả phân định bùn không phải là chất thải nguy hại, Công ty sẽ phơi khô và làm phân sử dụng cho công tác phục hồi môi trường hoặc đổ trong STC.

 Bùn tại hồ lắng trạm xử lý nước thải (WWTP-SP):

Nước từ hệ thống xử lý hóa lý được hòa trộn giữa nước sau xử lý sinh học và nước từ hồ chuyển tiếp PTP. Nước sau xử lý hóa lý sẽ chảy về hồ WWTP-SP và phần lớn cặn lơ lửng và vôi dư thừa được lắng xuống đáy hồ. Khối lượng bùn dự tính khoảng 920 tấn/năm. Bùn tại hồ WWTP-SP đã được lấy mẫu phân định không phải là chất thải nguy hại.

Do đó, Công ty đang tiến hành bơm lượng bùn này về bể chứa tại nhà máy chế biến, sau đó bơm về OTC.

 Bùn lắng trong hồ lắng khu chứa đuôi quặng (TSF-SP):

Ngoài tiếp nhận nước từ hồ WWTP-SP, hồ này còn tiếp nhận nước mưa chảy tràn vùng hạ lưu khu chứa đuôi quặng và nước thu từ các mương thu nước mưa của khu vực xung quanh. Tất cả các loại chất rắn và cặn lắng từ các nguồn nước này sẽ được lắng đọng trong hồ TSF-SP. Lượng bùn dự tính phát sinh do nước từ hồ WWTP chảy xuống khoảng 184 tấn/năm. Lượng bùn này cũng sẽ được lấy mẫu phân định định kỳ.

Trong năm 2018, kết quả phân định bùn này không phải là chất thải nguy hại. Định kỳ từ 1-2 năm, Công ty sẽ tiến hành nạo vét và vận chuyển bùn cặn từ hồ này về đổ tại STC.

78

Công ty sẽ thực hiện chương trình lấy mẫu định kỳ hàng năm để phân loại các loại bùn thải nêu trên. Căn cứ vào kết quả phân định, Công ty sẽ có giải pháp xử lý tương ứng phù hợp với quy định pháp luật.

Quá trình xử lý hóa lý có sử dụng hóa chất cần thết để xử lý kim loại và chất trợ lắng PAC để thúc đẩy quá trình lắng, vì vậy trong các hồ lắng luôn chưa nhiều bùn lắng. Mỗi đợt lên kế hoạch vệ sinh, nạo vét bùn đem đi xử lý cần tạm dừng trạm xử lý ở một số công đoạn nhất định, trong thời gian lâu nên sẽ làm gián đoạn hệ thống xử lý đang vận hành ổn định. Để tiết kiệm thời gian, nguồn lực cho công tác vệ sinh, nạo vét bùn, đề xuất Công ty sử dụng tấm lưới lọc Geotube. Ống địa kỹ thuật Geotube được chế tạo bằng vải địa kỹ thuật dệt cường độ cao và là một sự lựa chọn hiệu quả về giá cả đối với các ứng dụng thoát nước, lọc nước, nạo vét và bảo vệ bờ. Ống địa kỹ thuật Geotube được dồn đầy vật chất cần lắng bằng bơm, nước thừa sau đó sẽ được lọc qua các tấm lưới lọc và các hạt rắn, bùn lắng được giữa lại trong ống. Ống Geotube có thể được điều chỉnh kích thước cho từng ứng dụng phụ thuộc vào điều kiện mặt bằng. Công nghệ tách nước giúp giảm chi phí xử lý, giảm chi phí bảo trì nhờ quá trình cố kết bùn thải thành chất rắn. Nước tách ra có thể được xả trực tiếp ra sông suối. Đối với khai thác khoáng sản, ống Geotube cho phép giữ lại hỗn hợp khoáng chất khi chưa kịp sàng lọc (Báo Xây dựng, 2017). Ống địa kỹ thuật Geotube sau khi được làm đầy và không còn khả năng lọc bùn và vật chất rắn sẽ được đưa lên nhanh chóng và thay thế bằng lưới lọc mới mà không mất quá nhiều thời gian, sau đó vật chất rắn trong túi lọc được phân loại, phân tích để có giải pháp tương ứng phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu không là chất thải nguy hại, có thể tính đến phương án sử dụng để gia cố các bờ taluy bãi đất đá thải, chống lại việc xói lở đường bờ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải trong quá trình khai thác và chế biến khoáng sản tại mỏ núi pháo, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)