3. Ý nghĩa của đề tài
3.5. xuất giải pháp quản lý, sử dụng nguồn nước
3.5.1. Các giải pháp về chính sách
*. Tăng cường công tác hành chính, năng lực quản lý ở các cấp
- Ban hành quy định không thực hiện cấp phép đầu tư đối với loại hình phát sinh nước thải có chứa TSS, NH4+, PO43- trên địa bàn thị trấn Nước Hai trong thời gian thực hiện các giải pháp thu gom xử lý các nguồn thải đô thị và làm sạch nước sông.
- Ban hành các quy định cụ thể về thu phí nước thải (bổ sung hệ số thu phí cho khu vực thành thị, nông thôn, đối tượng xả thải và loại hình sản xuất).
- Ban hành các quy định về xử phạt đối với các đơn vị vi phạm về xả thải.
*. Tăng cường công tác quản lý và cấp phép về tài nguyên nước
- Thực hiện việc rà soát, kiểm tra thường xuyên, phát hiện các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước chưa có giấy phép hoặc phát sinh lượng nước thải vượt quá nhiều lần giấy phép đã được cấp trên địa bàn thị trấn Nước Hai.
- Xây dựng và thực hiện chương trình thanh tra, kiểm tra hàng năm, kết hợp với công tác kiểm tra đột xuất, chú trọng đối với các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước lớn, cơ sở khai thác khoáng sản lòng sông.
*. Tạo môi trường thể chế bền vững đối với các hoạt động xả thải vào nguồn nước và bảo vệ tài nguyên nước
- Đối với thu phí nước thải: Thu phí nước thải phải được áp dụng với tất cả các doanh nghiệp, các hộ dân với mức thu hợp lý. Khoản tiền thu được sẽ được đầu tư vào xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho khu vực.
- Xử phạt vi phạm: Được thực hiện theo Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định về vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Trong đó đã quy định cụ thể về các hành vi vi phạm, mức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực tài nguyên nước đảm bảo tính chất răn đe đối với các cơ sở gây ô nhiễm.
3.5.2. Các giải pháp về tuyên truyền giáo dục
- Tuyên truyền, vận động người dân thực hiện thu gom xử lý nước thải tự hoại bằng các bể tự hoại 3 ngăn, lộ trình bỏ dần các nhà vệ sinh hố xí hai ngăn và một ngăn, đảm bảo nước thải cơ bản được xử lý cục bộ trước khi thải ra ngoài môi trường.
- Vận động, định hướng tư tưởng cho từng người dân thấy rõ việc bảo vệ Tài nguyên nước không phải là trách nhiệm của riêng bất kì ai mà bảo vệ tài nguyên nước là mục tiêu quốc gia cần sự tham gia góp sức của mọi cá nhân, gia đình, tổ chức,… mọi người mọi nhà, mọi cơ quan, trường học… có thể tham gia bảo vệ
tài nguyên từ những hành động nhỏ nhất: Xả rác đúng nơi quy định và phân loại rác tại nguồn; tiết kiệm nước.
- Công khai các thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm và các nguồn nước bị ô nhiễm cho nhân dân biết và phát huy sức mạnh cộng đồng trong theo dõi, giám sát các hoạt động bảo vệ nguồn nước.
3.5.3. Tổ chức quản lý, kiểm tra giám sát
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Sở, ngành để thực hiện các giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn nước tại khu vực nghiên cứu, cụ thể như sau:
*. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm
- Chủ trì thẩm định đánh giá và giám sát dự án quy hoạch tài nguyên nước, dự án khai thác, sử dụng nguồn nước và xả thải vào nguồn nước trên địa bàn thị trấn Nước Hai.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về lĩnh vực tài nguyên nước của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện Hòa An nói chung và khu vực thị trấn Nước Hai nói riêng, đặc biệt chú trọng đến các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các cơ sở sản xuất phát sinh nhiều nước thải.
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng và Ủy ban nhân dân huyện Hòa An, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về lĩnh vực tài nguyên nước cho các cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trên địa bàn thị trấn Nước Hai.
*. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm
Tham mưu bố trí các nguồn vốn đầu tư đảm bảo cho thực hiện quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch khu xử lý nước thải tập trung tại thị trấn Nước Hai.
*. Sở Tài chính có trách nhiệm
Tham mưu bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp cho các hoạt động quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch khu xử lý nước thải tập trung tại thị trấn Nước Hai cho các đơn vị có liên quan hoàn thành thực hiện nhiệm vụ được giao.
Chỉ đạo bệnh viện đa khoa huyện Hòa An, cơ sở y tế thu gom, xử lý nước thải y tế và vận hành thường xuyên, đạt quy chuẩn môi trường.
*. Công an tỉnh có trách nhiệm
Chỉ đạo Phòng Cảnh sát Môi trường phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thị trấn tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật về tài nguyên nước của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
*. Ủy ban nhân dân huyện, thị trấn có trách nhiệm
- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật về lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước cho các cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện, thị trấn quản lý.
3.5.4. Các giải pháp kỹ thuật
Các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước đối với từng nguồn thải như sau:
*. Đối với nước thải từ hoạt động khai thác khoáng sản lòng sông
- Nước thải trong khai thác cát sỏi lòng sông làm vật liệu xây dựng có hàm lượng TSS cao ảnh hưởng đến môi trường nước, làm gia tăng độ đục, vì vậy cần phải được xử lý TSS mới được thải ra nguồn tiếp nhận. Tại điểm khai thác phải bố trí xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước mưa chảy tràn, nước thải phát sinh từ hoạt động nghiền tuyển cụ thể:
- Nước mưa chảy tràn: Tạo rãnh thoát nước xung quanh khu vực mỏ, hướng thoát về các hố lắng. Tại đây nước thải được lắng trong trước khi thải ra nguồn nước tiếp nhận.
- Đối với nước thải phát sinh từ quá trình nghiền tuyển: Hiện nay phương pháp xử lý nước thải được lựa chọn là tập trung vào hố lắng thải, sau đó bơm tuần hoàn lại cho quá trình sản xuất hoặc xả thải ra nguồn tiếp nhận sau khi được loại bỏ cặn lắng đảm bảo quy chuẩn hiện hành về nước thải công nghiệp. Dung tích hố lắng phụ thuộc vào lưu lượng nước thải phát sinh từ quá trình
tuyển. Hố lắng thải xây dựng được thiết kế, thẩm tra và thi công theo quy định đảm bảo độ an toàn. Trước khi đưa dự án đi vào hoạt động chính thức chủ dự án lập thủ tục để được cấp giấy xác nhận việc thực hiện công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.
*. Đối với nước thải từ hoạt động nông nghiệp
Nâng cao nhận thức của nông dân trong kỹ thuật bón phân hóa học, khuyến khích sử dụng các loại phân bón vi sinh thay cho các loại phân bón hóa học thông thường; Thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn về cách sử dụng phân bón, cách tưới, tiêu và chăm sóc cây trồng cho nông dân; Hạn chế chăn thả gia súc tự do và khuyến khích, trang bị phương tiện thu gom phân khi chăn thả gia súc tự do; Cấm sử dụng phân tươi bón ruộng, khuyến khích xử lý chất thải sinh hoạt và chăn nuôi bằng việc xây dựng các bể Biogas; Hạn chế xử dụng nước thải cho tưới ruộng hoặc phải có biện pháp xử lý phù hợp.
*. Đối với nước thải y tế
- Bệnh viện đa khoa huyện Hòa An đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung theo công nghệ hợp khối AAO của Nhật Bản, công nghệ này đang được áp dụng rộng rãi tại tất các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, hiệu quả xử lý đảm bảo quy chuẩn nước thải y tế trước khi thải ra ngoài môi trường. Trong thời gian tới bệnh viện cần tiếp tục thực hiện duy tu bảo dưỡng định kỳ hệ thống đảm bảo hoạt động hiệu quả và ổn định.
- Đối với các trạm y tế cấp xã, trung tâm y tế, các phòng khám và cơ sở y tế tư nhân, cần áp dụng các biện pháp xử lý nước thải phù hợp.
*. Đối với rác thải sinh hoạt và nước thải sinh hoạt
- Triển khai chương trình 3R (Giảm - Tái chế - Tái sử dụng rác) phân loại rác thải thành các loại rác tái chế được, không tái chế được và rác hữu cơ; Lựa chọn phương án xử lý phù hợp với công nghệ xử lý hiện đại thích hợp; Từng bước di chuyển các nhà dân nằm trong hành lang bảo vệ công trình thủy lợi tránh đổ rác thải sinh hoạt tại các bờ sông, suối,...
- Khẩn trương quy hoạch, xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung, đảm bảo xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo theo quy chuẩn trước khi xả thải vào nguồn nước.
1. Kết luận
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực thị trấn Nước Hai ngày càng phát triển, sự phát triển kinh tế là nguyên nhân dẫn đến suy giảm nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước tại khu vực.
- Hiện trạng chất lượng nguồn nước sông Bằng Giang khu vục nghiên cứu còn tương đối tốt. Các thông số BOD5, COD, NH4+, NO3-, PO43- đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt. Riêng chỉ tiêu TSS vượt giới hạn cho phép từ 1,01 - 1,25 lần. Nguồn thải vào sông Bằng Giang khu vực nghiên cứu gồm: 01 điểm xả nước thải y tế của Bệnh viện đa khoa huyện Hòa An, chất lượng nước thải theo kết quả phân tích các thông số đánh giá đều nằm trong kết quả cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế; 04 cống xả nước thải sinh hoạt đô thị, chất lượng nước thải có thông số TSS, NO3- trong giới hạn cho phép, còn lại các thông số BOD5, COD, NH4+, PO43- đều vượt giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- Nước mặt đoạn sông nghiên cứu vẫn còn khả năng tiếp nhận đối với các thông số ô nhiễm gồm: BOD5 tải lượng tiếp nhận còn lại là 550,7665 kg/ngày; COD tải lượng tiếp nhận còn lại là 1.160,443 kg/ngày; NO3- tải lượng tiếp nhận còn lại là 1.801,357. Không còn có khả năng tiếp nhận đối với các thông số ô nhiễm TSS, NH4+, PO43- (giá trị Ltn < 0, bị âm).
- Người dân sinh sống tại khu vực nhận thức đã có nhiều thay đổi: 97,33% người được phỏng vấn cho rằng nước quan trọng đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình; 63,33% người cho rằng chất lượng nước ít, ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; người dân cũng đã xác định được 4 nguyên nhân ảnh hưởng đến ô nhiễm nguồn nước là nước thải khai thác khoáng sản, nước thải sản xuất nông nghiệp, nước thải y tế, nước thải sinh hoạt .
- Đề tài đã đề xuất được các giải pháp quản lý, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm. Giải pháp về chính sách, tuyên truyền giáo dục, tổ chức quản lý giám sát và giải pháp kỹ thuật xuất phát từ những phát hiện của đề tài.
- Cần có những đề tài nghiên cứu với quy mô rộng hơn, dung lượng mẫu lấy ở nhiều thời điểm khác nhau, để có kết quả khách quan hơn làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả.
- Các bên liên quan tại khu vực nghiên cứu cần tham khảo áp dụng các giải pháp của đề tài đề xuất phục vụ công tác xây dựng kế hoạch, quản lý và sử dụng nước.
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.
2. Đỗ Đức Dũng (2009), Chuyên đề phương pháp xác định lưu vực sông, Viện Quy hoạch thuỷ lợi Miền Nam, TP.Hồ Chí Minh.
3. Hoàng Huệ (2004), Xử lý nước, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Phương Loan (2005), Giáo trình Tài nguyên nước, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
5. Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
6. Luật Tài nguyên Nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
7. Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga (2002), Công nghệ xử lý nước thải, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
8. Niên giám Thống kê tỉnh Cao Bằng(2018), Cục thống kê tỉnh Cao Bằng. 9. Quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2012 của chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng đến năm 2020.
10. Quyết định số 52/QĐ – TTg của Thủ tướng chỉnh phủ ngày 11 tháng 04 năm 2014 vầ việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
11. Lê Ngọc Tuấn, Tào Mạnh Quân, Trần Thị Thúy, Đoàn Thanh Huy, Trần Xuân Hoàng (2018), Đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước – Nghiên cứu điển hình tại khu vực phía Nam tỉnh Bình Dương, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
12. Trung tâm quan trắc Tài nguyên và môi trường Cao Bằng, Các tập số liệu quan trắc môi trường tự nhiên, đô thị, cơ sở công nghiệp Cao Bằng năm 2018, 2019.
13. Lê Trình và Nguyễn Thế Lộc (2008), Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo các chỉ số chất lượng nước (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh phụ lưu sông, suối ở vùng TP.HCM, Báo cáo tổng hợp dề tài cấp Thành phố, TP.Hồ Chí Minh.
14. UBND tỉnh Cao Bằng (2015), Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2015, Cao Bằng.
II. Tài liệu tiếng anh
15. Don Butcher (2010), with support from Julia Crown (A & B), Don Butcher (C), Kenvin brannan) (D&E), Shannon Hubler (F), Water Quality Report: “John Day River Basin Total Maximum Daily Load (TMDL) and Water Quality Management Plan (WQMP)”.
16. F. Barmaki1, M. Ahmadi Nadoushan1, “Simulation of Water Pollution Load Reduction in the Zayandehrood River,Isfahan, Iran Using Qual2kw Model”.
17. Metcalf & Eddy (1991) Wastewater Engineering – Treatment and Reuse – Metcalf & Eddy.
18. Mimoza Milovanovic (2007), Water quality assessment and determination of pollution sources along the Axios-Vardar River, Southeastern Europe, Desalination 213 (159 - 173).
PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VẤN ĐỀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
Ngày phỏng vấn: ...Phiếu số: ... Người phỏng vấn: ... Địa điểm phỏng vấn: ...
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên chủ hộ/người được phỏng vấn: ... 2. Tuổi:
Dưới 16 tuổi Từ 16 đến 40 tuổi
Từ 41 đến 60 tuổi Trên 60 tuổi 3. Giới tính: Nam Nữ 4. Trình độ học vấn:
Không biết chữ Trung học phổ thông
Tiểu học Trên trung học phổ thông
Trung học cơ sở 5. Dân tộc: