Diễn biến chất lượng nguồn tiếp nhận theo không gian và thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước sông bằng giang đoạn chảy qua khu vực thị trấn nước hai, huyện hòa an, tỉnh cao bằng​ (Trang 46 - 47)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2. Đánh giá hiện trạng nguồn tiếp nhận và nguồn thải qua các thông số phân

3.2.1. Diễn biến chất lượng nguồn tiếp nhận theo không gian và thời gian

Theo Quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, tiêu chuẩn cấp nước cho sông Bằng Giang được áp dụng theo tiêu chuẩn cột B1 của QCVN 08-MT:2015 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt, là tiêu chuẩn Quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng tương tự.

Từ kết quả phân tích các mẫu nước sông trong 3 tháng kiệt và so sánh với giới hạn cho phép trong QCVN 08-MT: 2015/BTNMT, ta có các bảng sau:

Quy ước màu cho các ô giá trị:

Bảng 3.5. Kết quả quan trắc, phân tích nước sông Bằng Giang của 03 tháng: tháng 11/2018, tháng 12/2018 và tháng 01/2019 theo hàm lượng lựa chọn

nồng độ cực đại của các chất ô nhiễm

TT Thông số Đơn vị QCVN 08- MT:2015/BTNMT (Cột B1) Kết quả (Cnn) 1 TSS mg/l 50 62,7 2 BOD5 mg/l 15 2,9 3 COD mg/l 30 6,2 4 NH4+ mg/l 0,9 0,01 5 NO3- mg/l 10 0,4 6 PO43- mg/l 0,3 0,05

(Nguồn: Kết quả phân tích của học viên trong phòng Phân tích – Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Cao Bằng)

0123 0123

Giá trị trong ô nằm trong giới hạn cho phép

Giá trị trong ô không nằm trong giới hạn cho phép

Hình 3.1. Tổng hợp kết quả quan trắc theo giá trị lớn nhất của nguồn nước sông Bằng Giang 3 tháng: Tháng 11/2018, tháng 12/2018 và tháng 01/2019

Từ kết quả tổng hợp kết quả quan trắc mùa kiệt nguồn nước sông đoạn nghiên cứu tháng 11/2018, tháng 12/2018, tháng 01/2019 cho thấy:

Giá trị các thông số BOD5, COD trên đoạn sông nghiên cứu đều đạt tiêu chuẩn tại cột B1 QCVN 08-MT:2015, có thông số chỉ bằng 1/5 giới hạn tối đa của cột B1 QCVN 08-MT:2015. Có thể thấy rằng nguồn nước ở đoạn sông nghiên cứu tại thời điểm này không bị ô nhiễm BOD5, COD.

Các hợp chất của nitơ và phốt pho được đưa vào nguồn nước chủ yếu là do hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Đây chính là các chất dinh dưỡng đối với thực vật, ở nồng độ thích hợp chúng tạo điều kiện cho cây cỏ, rong tảo phát triển. Ta thấy hàm lượng của các hợp chất này đều dưới mức tối đa của tiêu chuẩn B1 QCVN 08-MT:2015 rất nhiều, nguồn nước khu vực này không có dấu hiệu bị ô nhiễm các hợp chất loại này.

Hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt qua giới hạn cho phép 1,25 lần, nguyên nhân có thể do việc khai thác cát sỏi trên sông Bằng Giang cách đoạn sông nghiên cứu 600m về phía thượng lưu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước sông bằng giang đoạn chảy qua khu vực thị trấn nước hai, huyện hòa an, tỉnh cao bằng​ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)