a) Quy trình lấy mẫu nước
*. Thực hiện lấy và bảo quản mẫu nước theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành:
- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1): Lấy mẫu - Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3): Phần 3 - Hướng dẫn bảo quản và lưu giữ mẫu nước.
- TCVN 6663- 6:2008; (ISO 5667- 6) Phần 6 - Hướng dẫn lấy mẫu nước sông và suối.
- TCVN 6663-14:2000 (ISO 5667-14): Phần 14 - Hướng dẫn đảm bảo chất lượng lấy mẫu và xử lý mẫu nước môi trường.
- ISO 19458:2006 Water quality. Sampling for microbiological analysis.
*. Phương pháp lấy mẫu:
- Lấy mẫu nước sông dùng phương pháp lấy mẫu tổ hợp: Lấy 03 mẫu ở 03 vị trí khác nhau (giữa dòng, bờ trái, bờ phải) với thể tích bằng nhau rồi trộn lẫn.
- Lấy mẫu nước thải dùng phương pháp lấy mẫu đơn: Một mẫu riêng lẻ lấy ngẫu nhiên từ một vùng nước.
- Bình đựng mẫu: Chai PE 0,5 lít.
- Nguồn lấy mẫu và các điều kiện lấy mẫu được ghi chép kèm ngay vào bình sau khi nạp mẫu. Nhãn chai và và báo cáo lấy mẫu được hoàn thành vào thời gian lấy mẫu.
b) Các chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích mẫu nước
Các mẫu nước sông và nước thải được phân tích theo 06 thông số thuộc phạm vi của đề tài nguyên cứu, bao gồm: TSS, BOD5, COD, NH4+, NO3-, PO43-.
Bảng 2.2. Phương pháp phân tích các thông số tại phòng thí nghiệm
TT Thông
số Đơn vị Phương pháp phân tích
TT Thông
số Đơn vị Phương pháp phân tích
2 BOD5 mg/l - TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1 : 2003) về Chất lượng nước - TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2 : 2003) về Chất lượng nước 3 TSS mg/l TCVN 6625:2000 (ISO 11923 : 1997) về chất lượng nước
4 NO3-(N) mg/l TCVN 6180: 1996 Phương pháp trắc phổ dùng Axit Sunfosalixylic 5 NH4 + (N) mg/l TCVN 6179 -1: 1996 Phương pháp trắc phổ thao tác bằng tay
6 PO43- (P) mg/l TCVN 6202-2008 Chất lượng nước
2.3.4. Phương pháp thống kê xử lý số liệu
Tiến hành kiểm tra số liệu, thống kê số liệu từ phiếu điều tra, sau đó nhập số liệu vào phần mềm Excel để xử lý, sau đó vẽ biểu đồ với các số liệu đã xử lý.
2.3.5. Phương pháp tổng hợp, đánh giá, phân tích
Tổng hợp, đánh giá, phân tích số liệu điều tra, thu thập được từ đó chọn lọc ra các số liệu cần thiết để đưa vào đề tài.
2.3.6. Phương pháp tính toán khả năng chịu tải
2.3.6.1. Xác định lưu lượng dòng chảy tối thiểu sông Bằng Giang tại đoạn nghiên cứu
Để xác định lưu lượng dòng chảy tối thiểu của đoạn sông nghiên cứu (Qs, m3/s), tiến hành đo vận tốc dòng chảy (v, m/s), độ sâu (h, m), bề rộng sông tính từ bờ (w, m) ở mặt cắt ngang lựa chọn của đoạn sông được mô tả như hình sau: