Khu hệ thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng quần thể loài chà vá chân nâu pygathrix nemaeus (linnaeus, 1771) tại khu vực đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên động châu khe nước trong, tỉnh quảng bình​ (Trang 31 - 36)

Theo Tổ chức BirdLife Quốc tế Chƣơng trình Việt Nam rừng thƣờng xanh KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong có những đặc điểm sau:

3.1.4.1. Rừng giàu

Mặc dù không có rừng nguyên sinh trong KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong nhƣng rừng với cấu trúc không thay đổi kể từ năm 1975 thì vẫn đƣợc phân loại là rừng giàu và tƣơng tự nhƣ rừng đất thấp nguyên sinh về cấu trúc và tổ thành loài.

- Rừng thường xanh đất thấp nhiệt đới

Rừng thƣờng xanh đất thấp nhiệt đới ở độ cao dƣới 600m, có nhiều loại thực vật thƣờng xanh lá rộng với tán lớn và thân cây to. Những họ thƣờng gặp là: Họ Xoan (Meliaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Trám (Burceraceae), họ Côm (Eleocarpaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Na (Annonaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Dung (Simplocaceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Mùng quân (Flacoutiaceae), họ Nhân sâm (Araliaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae). Kiểu rừng này cũng có nhiều họ dây leo to, có thể dài đến 30 m, đƣờng kính thân có thể đạt tới 10 cm. Thƣờng gặp các loài thuộc các họ Trúc đào pocynaceae , họ Na (Annonaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Thiên lý (Aslepiadaceae). Cây gỗ nhỏ, cây bụi dƣới tán thƣờng gặp các loài trong họ

Cà phê (Rubiaceae), họ Ôrô (Acanthaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Ngũ gia bì raliaceae , họ Cau dừa recaceae , Dƣơng xỉ mộc (Cyatheaceae). Trong tầng cỏ quyết: phổ biến gặp là các loài Dƣơng xỉ (Polypodyophyta), nhiều loài thuộc họ Môn ráy (Araceae), họ Gai (Urticaceae), họ Dứa gai (Pandanaceae), họ Dong (Maranthaceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Thài lài (Commelinaceae), họ Đơn nem Myrsinaceae . Ở những khoảng trống nhiều ánh sáng có thể có sự có mặt nhiều loài của họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cúc (Asteraceae) và họ Thu hải đƣờng (Begoniaceae). Loại rừng này có các tầng sau:

- Tầng vƣợt tán: Gồm các cây lớn, các cây thuộc tầng này cao 20-25m.

Đƣờng kính thân cây từ 40 đến 80 cm, có cây đạt tới 120cm. Các loài cây phổ biến là Trám hồng Canarium subulatum, Trám trắng Canarium album và các cây khác thuộc họ Trám.

- Tầng tán: Chủ yếu các cây gỗ có chiều cao tƣơng đối đồng đều 10- 20m, đƣờng kính thân cây trung bình 30-40cm. Tầng này có t nh đa dạng cao và phụ thuộc vào vị trí mà có các họ thực vật ƣu thế khác nhau: họ Dẻ (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Xoan (Meliaceae) và họ Bồ hòn (Sapindaceae).

- Tầng dƣới tán: Chủ yếu gồm các cây nhỏ, chiều cao 7-10m và các cây tái sinh của tầng tán và tầng vƣợt tán. Thƣờng gặp các cây thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Ngũ gia bì raliaceae , họ Dâu tằm (Moraceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Côm (Eleocarpaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Mùng quân (Flacourtiaceae), họ Na (Annonaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Cam quýt (Rutaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Dung (Simplocaceae), họ Máu chó (Myristicaceae). Những nơi thung lũng ẩm có Dƣơng xỉ gỗ chi Cyatheca, nhiều loài Sung vả chi Ficus

họ Dâu tằm (Moraceae), họ Dƣơng đào ctinidiaceae , chi Sổ (Dillenia) họ Sổ (Dilleniaceae).

- Tầng cây bụi: Bao gồm bụi nhỏ và các cây non cao dƣới 5m. Thƣờng gặp là những loài ƣa bóng. Phổ biến hơn cả là các loài họ Mua (Melastomataceae), họ Ôrô (Acanthaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cau dừa (Arecaceae).

- Tầng thảm tƣơi: Thành phần thực vật bao gồm các loài dƣơng xỉ, cỏ quyết. Ƣu thế của tầng này thuộc về các loài Dƣơng xỉ Polypodyophyta , nhiều loài thuộc họ Môn ráy raceae , họ Gừng Zingiberaceae , họ Dong Maranthaceae , họ Gai Urticaceae , họ Thài lài Commelinaceae , họ Hòa thảo Poaceae . Rừng ổn định về cấu trúc và ánh nắng mặt trời hiếm khi chiếu đến nơi. Do vậy, thực vật tầng này thƣa thớt và chỉ bắt gặp các thảm tƣơi phong phú ở những nơi gần mép suối nơi có nhiều ánh sáng.

Thực vật ngoại tầng gồm nhiều loài trong họ Phong lan - Orchidaceae, các loài Gắm - Gnetum spp., Kim cang - Smilax spp., họ Ráy - Araceae, họ Cau dừa - Arecacea, họ Na - Annonaceae và Giang - Dendrocalamus patellaris.

Đây là kiểu rừng đóng vai trò quan trọng nhất và có giá trị bảo tồn cao trong hệ sinh thái rừng của khu vực. Chúng là sinh cảnh quan trọng của hầu hết các loài thú lớn, các loài chim, bò sát ếch nhái, cũng nhƣ côn trùng trong khu vực.

- Rừng thường xanh trên núi đá

Có ở tiểu khu 537 với diện t ch 2,972 km2

. Trên núi đá thảm thực vật có nét đặc trƣng, khác biệt so với thảm thực vật mọc trên núi đất. Núi đá chỉ có một lớp đất rất mỏng phía trên và mặc dù vẫn có cấu trúc 5 tầng, rừng núi đá có tán mở rộng hơn và cây thấp hơn. Rừng chủ yếu là cây cao từ 10 đến 15 mét, đƣờng kính 50cm. Thảm thực vật chủ yếu là các loài chịu khô và có thể

mọc trên nền đá. Các loài và họ đặc trƣng là: Lòng mang Pterospermum , Trôm (Sterculliaceae), Trâm (Syzygium), Sim (Myrtaceae), Thị rừng (Diospyros), Bứa Garcinia , Măng cụt (Guttiferae), Cóc rừng (Spondias), Dâu da xoan llospondias , Xuyên cóc Choerospondias , Sung đào (Semecarpus), Bình linh (Vitex), Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), Gai (Ulmaceae), Sếu Celtis , Đay Tiliaceae , Bần Sonneratiaceae , Đùng đình Caryota , Cau dừa (Arecaceae), Lụi (Rhapis), Phay (Duabanga sonneratoides). Trên núi đá vôi, thảm thực vật bò leo cũng có nhiều đại diện của các họ Môn ráy (Araceae), Tầm ma (Urticaceae), Hồ tiêu (Piperaceae) và các loài Han trâu (Dendrocnide urentissima), Han tím (Laportea interrupta), Han bò (Laportea thorelli). Trên những vách đá có họ Đa sung Ficus , và ở những chỗ ẩm hơn thƣờng gặp loài Ngũ gia bì Schefflera họ Nhân sâm (Araliaceae).

- Rừng thường xanh núi thấp

Thảm thực vật che phủ vùng núi trên 600m, phát triển trên đất có hàm lƣợng cát thấp. Cấu trúc rừng không đồng nhất phụ thuộc vào độ dốc của núi. Ở vùng thung lũng bằng phẳng, rừng có cấu trúc 5 tầng giống với rừng thƣờng xanh đất thấp, ở vùng dốc đứng và đỉnh núi, không có cây to cao nên chỉ thấy rõ 4 tấng. Trên các đỉnh núi cao tầng đất mặt mỏng, cƣờng độ ánh sáng và gió mạnh nên thành phần thực vật nghèo, chủ yếu là các loài chịu đƣợc điều kiện khắc nghiệt. Ở vùng này, rừng chỉ có 3 tầng và chủ yếu là họ Hòa thảo (Poaceae), Chè vè (Miscanthus floridulus), Chít (Thysanoloena maxima) hay Trúc gai (Sinarundinaria griffithiana). Ở các vùng ít khắc nghiệt hơn, họ Dẻ Fagaceae có ƣu thế tuyệt đối, chiếm 60% cá thể trong quần xã. Trong kiểu thảm này còn có một số loài nhƣ Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), Thông nàng – Thông lông gà (Dacrycarpus imbricatus), Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri). Phổ biến trong khu vực này còn có loài thuộc họ Thích (Aceraceae), Chẹo (Engelhardtia), Óc chó

(Juglandaceae), Sau sau (Hamamelidaceae), Chè (Theaceae), Chắp tay (Symingtonia populnea), Trúc gai (Sinarundinaria griffithiana), Giổi lá nh n (Michelia faveolata), Giổi găng Paramichella baillonii), Sến (Madhuca pasquieri) và Lan hài (Paphiopedilum amabile).

3.1.4.2. Rừng trung bình

Môi trƣờng sống của rừng thƣờng xanh đất thấp và rừng thƣờng xanh núi thấp bị tác động do hoạt động khai thác của con ngƣời. Rừng thƣờng xanh đất thấp đã bị khai thác để lấy gỗ quý. Rừng thƣờng xanh lƣng núi cũng bị khai thác lấy gỗ và cũng giống rừng đất thấp, rừng này chịu ảnh hƣởng việc rải hóa chất gây rụng lá trong thời kì chiến tranh Việt Nam. Đa dạng thực vật học của rừng trung bình cũng thấp hơn đáng kể so với rừng chất lƣợng cao.

3.1.4.3. Rừng nghèo

Kiểu rừng này đất thoái hóa đƣợc bao phủ bởi những loài Trúc sặt (Arundiunria peteloti). Loài tre này có thể cao từ 3 đến 5m và mọc ở những nơi rậm rạp. Mọc xen kẽ với tre là các cây thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Chè (Theaceae), họ Bồ đề (Styraceae), họ Nhựa ruồi (Aquifoliaceae), họ Côm (Eleocarpaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae) và họ Phong (Aeraceae). Đôi khi cũng bắt gặp các họ Dẻ (Fagaceae), Óc chó (Juglandaceae), họ Chè (Theaceae), họ Nhựa ruồi (Aquifoliaceae), họ Long não (Lauraceae) và họ Côm (Eleocarpaceae).

3.1.4.4. Rừng thứ sinh ph c h i

Đây là loại rừng ở độ cao dƣới 600m có ở tiểu khu 529. Rừng thứ sinh hình thành sau nƣơng rẫy khoảng trên 10 năm. Cấu trúc rừng và thành phần loài thực vật khác so với rừng nguyên sinh. Có rất ít loài dây leo, các loài dƣơng xỉ và không có thực vật bì sinh trên thân cây. Nhìn chung, rừng thứ sinh ở đây rất rậm rạp và cấu trúc rất hỗn độn, không phân tầng rõ ràng nhƣng đôi khi vẫn có thể xác định đƣợc bốn tầng sau:

- Tầng vƣợt tán: Bao gồm chủ yếu các loài cây ƣa ánh sáng mọc từ chồi hay hạt. Các cây thƣờng cao từ 8 đến 10m, đƣờng kính từ 10 đến 15cm. Thƣờng thấy các loài thuộc họ Màng tang Litsea , Kháo Machilus , Ô dƣợc (Lindera), Long não (Lauraceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Cam quýt Rutaceae , Du Ulmaceae , Đậu (Fabaceae), Dâu tằm (Moraceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Xoài (Anacardiaceae), và các chi Mã rạng Macaranga, Đại kích Mallotus, Sòi Sapium, Bridelia,Trám Canarium, Sung Ficus, Vang Trứng Endospermum sinensis, Ba gạc lá xoan Euodia melifolia, Bƣởi bung

Acronychia pedunculata, Ngát Gironniera subaequalis, Hu đay Trema orientalis và Sếu Centis sinensis.

- Tầng dƣới tán: Bao gồm chủ yếu các loài cây nhỏ, thƣờng giống với loài của tầng tán cao nhƣng thấp hơn 5 đến 7m và các loài cây bụi. Các họ thƣờng thấy là họ Cà phê Rubiaceae đặc biệt là Camellia spp. and Eugenia

spp), họ Chè Theaceae đặc biệt là Grewia spp.) và họ Đay Tilliaceae . - Tầng giữa: Chủ yếu bao gồm các cây nhỏ và cây bụi. Điển hình là các loài đại diện cho họ Hoa mua (Melastomataceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Cau recaceae , và đặc biệt là loài Lụi (Rapis excelsa).

- Tầng thảm tƣơi: Bao gồm chủ yếu dƣơng xỉ và cỏ, thuộc các họ Gừng và Ráy. Ở những khu vực ánh sáng có thể xâm nhập tới, có thể tìm thấy các loài thuộc họ Hòa thảo, ở những nơi ẩm thấp, có thể tìm thấy các loài thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), Hydeotis và Ô rô (Acanthaceae).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng quần thể loài chà vá chân nâu pygathrix nemaeus (linnaeus, 1771) tại khu vực đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên động châu khe nước trong, tỉnh quảng bình​ (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)