Chuẩn bị vật tư, vật liệu, thiết kế cấp phối bêtông

Một phần của tài liệu BPTC 4 10 (Trang 48 - 50)

VIII. QUAN TRẮC LÚN 1 Mô tả công việc:

2. Chuẩn bị vật tư, vật liệu, thiết kế cấp phối bêtông

- Các loại vật tư, vật liệu được lấy tại các nguồn như đã thuyết minh.

- Yêu cầu về chất lượng đối với vật tư, vật liệu sử dụng thi công hệ thống thoát nước:

Cốt thép :

Cốt thép sử dụng trong kế cấu BTCT phải đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế: về số lượng, chủng loại, đường kính, hình dạng và kích thước.

Cốt thép đưa vào sử dụng phải có lý lịch rõ ràng. Mỗi lô thép trên công trường phải làm thí nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định.

Cốt thép sau khi gia công được bảo quản trong kho của Nhà thầu đảm bảo không dính các loại dầu nhờn, mỡ bôi trơn, không bị ướt do nước mưa.

Cốt thép được gia công chế tạo đúng qui định của thiết kế và qui trình thi công về kích thước, hình dáng và kiểu cách. Khi đưa vào sử dụng nếu có gỉ thì phải dùng bàn chải sắt làm sạch.

Cốt thép buộc xong phải chắc chắn, không bị xô xệch. Nhà thầu sẽ làm các con kê bằng vữa xi măng để đảm bảo chiều dày lớp phủ bê tông, chiều dày của các con kê bằng khoảng cách từ cốt thép đến mép ngoài của bê tông.

Sau khi cốt thép được lắp đặt xong Nhà thầu sẽ mời Kỹ sư TVGS tiến hành nghiệm thu cốt thép: số lượng, chủng loại, kích thước hình học, thực hiện đúng qui định hiện hành.

Xi măng:

+ Xi măng đưa vào sử dụng phải có lý lịch rõ ràng.

+ Sử dụng xi măng Poóclăng PC30, PC40 đảm bảo các yêu cầu sau: - Về độ mịn, phần còn lại trên sàng 1000lỗ/cm2 không được quá 10%. - Thành phần MgO <4,5%; thành phần SO3 <3% .

- Thời gian bắt đầu ninh kết phải trên 45 phút. - Thời gian bắt đầu khô cứng không quá 12giờ.

- Tính chất ổn định thể tích: xi măng không nở quá 10mm thử theo phương pháp Lơchatơlie.

+ Không được trộn lẫn các loại xi măng với nhau.

+ Không được làm rách vỏ bao trong quá trình vận chuyển, xi măng được bảo quản trong kho và đặt trên sàn gỗ cách nền kho ≥20cm. Lượng xi măng đem về kho phải được

tính toán phù hợp với tiến độ thi công sao cho không để xảy ra trường hợp xi măng tồn trong kho quá 3 tháng, cứ mỗi tháng phải đảo xi măng 1 lần để tránh vón cục.

Nước dùng cho bê tông:

Nguồn nước sử dụng để trộn và bảo dưỡng bê tông được thí nghiệm theo các chỉ tiêu: độ PH, hàm lượng Sunphát, hàm lượng muối. Chỉ khi đạt chất lượng yêu cầu được Kỹ sư TVGS đồng ý mới đem vào để sử dụng.

Các loại nước uống được, hoặc nước thiên nhiên có độ 12,5 ≥PH≥4; hàm lượng Sunphát <2700mg/lít; hàm lượng chất muối <500mg/lít đều sử dụng được.

Nước ao hồ có nhiều bùn, nước thải từ các nhà máy, nước lẫn dầu mỡ nước biển, nước lợ đều không được dùng để trộn và bảo dưỡng bê tông.

Cát dùng cho bê tông :

Phải thoả mãn các yêu cầu của hồ sơ thiết kế, đúng cỡ hạt, không lẫn tạp chất, không bị nhiễm mặn. Cát được thí nghiệm theo các chỉ tiêu sau:

+ Cát dùng cho bê tông có thành phần hạt nằm trong bảng sau:

Kích thước lỗ sàng (mm) Lượng sót tích luỹ trên sàng (% khối lượng) 0,15 0,3 0,6 1,2 2,5 5,0 90÷100 70÷ 90 30 ÷70 10 ÷40 0 ÷20 0÷ 5 + Sét, á sét, các tạp chất hữu cơ khác ở dạng cục: Không có.

+ Lượng hạt trên 5mm, tính bằng% trọng lượng cát, không lớn hơn: 10%.

+ Hàm lượng muối gốc sunfat, sunfit tính ra SO3, tính bằng % khối lượng cát, không lớn hơn: 1%.

+ Hàm lượng mica tính bằng % khối lượng cát, không lớn hơn: 1%.

+ Hàm lượng bụi, bùn, sét, tính bằng % khối lượng cát, không lớn hơn: 3%.

+ Hàm lượng tạp chất hữu cơ thử theo phương pháp so mầu, mầu của dung dịch trên cát không sẫm hơn: Mầu chuẩn .

+ Mô đun độ lớn : >2.

Đá dùng cho bê tông:

Sử dụng đá dăm có kích cỡ hạt, cường độ chịu lực theo yêu cầu của thiết kế. Đá dăm được thí nghiệm theo các chỉ tiêu sau:

+ Cường độ của đá gốc: >600kg/cm2 .

+ Đá dăm có cỡ hạt 10 ÷ 20mm, thành phần hạt nằm trong giới hạn sau: Kích thước lỗ sàng (mm) Lượng sót tích luỹ trên sàng (% khối lượng)

Dmin 0,5 (Dmin + Dmax) Dmax 1,25 Dmax 90÷ 100 40÷ 70 0 ÷10 0

+ Hàm lượng thoi dẹt trong đá dăm không vượt quá: 35% theo khối lượng.

+ Hàm lượng hạt mềm yếu và phong hoá trong đá dăm không lớn hơn: 10% theo khối lượng.

+ Hàm lượng chất sunfat và sunfit (tính theo SO3) trong đá dăm không quá: 1% theo khối lượng.

+ Hàm lượng bụi, bùn, sét trong đá dăm không quá: 2% theo khối lượng. + Tạp chất hữu cơ trong đá dăm không được đậm hơn mầu chuẩn.

Thiết kế thành phần cấp phối bê tông, vữa xi măng:

Căn cứ vào các mác bê tông yêu cầu đối với từng loại kết cấu, các vật liệu đã được tiến hành thí nghiệm và đạt yêu cầu kỹ thuật được TVGS chấp thuận. Nhà thầu tiến hành thiết kế thành phần cấp phối bê tông (Mác: 100, 200 , 300... tương ứng với các kích cỡ đá theo thiết kế) và vữa xi măng (Mác: 75, 100, 125) trong phòng thí nghiệm.

Mục đích của việc thiết kế thành phần bê tông là lựa chọn một tỷ lệ hợp lý giữa các vật liệu tạo thành hỗn hợp bê tông nhằm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật do thiết kế, thi công đề ra và giảm giá thành xây dựng công trình.

Sau khi các thiết kế đã hoàn thành được Kỹ sư TVGS chấp thuận, Nhà thầu sẽ tính toán trọng lượng của từng loại vật liệu cho 1 mẻ trộn. Trước khi trộn ở hiện trường Nhà thầu sẽ thí nghiệm để xác định độ ẩm cụ thể của từng loại vật liệu để tính toán lượng nước cần dùng cho từng mẻ.

Một phần của tài liệu BPTC 4 10 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w