II.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA NHÀ THẦU
*Cán bộ chuyên trách về an toàn, an ninh của Ban chỉ huy công trường:
Cán bộ chuyên trách về an toàn, an ninh của Ban chỉ huy công trường phải là người hiểu biết đầy đủ về pháp luật, các thủ tục, văn bản quy định của Nhà nước về an toàn, an ninh, có trách nhiệm:
- Lập kế hoạch và biện pháp đảm bảo an toàn lao động, an toàn thiết bị, phòng chống cháy nổ và an toàn công trình để Ban chỉ huy công trường trình chủ công trình, thảo nội qui, quy chế an toàn của Công trường.
- Chỉ đạo các nhân viên an toàn, an ninh ở đơn vị thi công.
- Tập hợp thông tin, giám sát vấn đề an toàn, an ninh của toàn gói thầu, ghi nhật ký công trường hàng ngày về an toàn, an ninh, thường xuyên báo cáo với Chỉ huy trưởng công trường.
- Thay mặt Ban chỉ huy công trường giao dịch, làm việc với các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước, chính quyền và nhân dân địa phương và các cơ quan hữu quan khác về an toàn và an ninh của gói thầu, thường xuyên liên hệ với chủ công trình.
- Nhân viên an toàn, an ninh của các đội thi công.
- Triển khai công tác an toàn lao động, an ninh trên công trường của đơn vị mình. II.2. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN
Chỉ huy trưởng công trường
Cán bộ chuyên trách an toàn và an ninh
Nhân viên an toàn, an
ninh đội thi công Đường Nhân viên an toàn, anninh đội thi công Hệ thống an toàn Nhân viên an toàn, an
ninh đội thi công Cống, rãnh, tường
- Cán bộ chuyên trách về an toàn của Ban chỉ huy công trường lập kế hoạch và biện pháp đảm bảo an toàn lao động, an toàn thiết bị, phòng chống cháy nổ... trình chủ công trình duyệt.
- Cán bộ chuyên trách về an toàn của Ban chỉ huy công trường soạn thảo nội qui, quy chế trên công trường, tổ chức cho toàn bộ cán bộ, công nhân trên công trường học tập và nghiên cứu thực hiện.
- Cán bộ chuyên trách về an toàn của Ban chỉ huy công trường, đơn vị thi công thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động của Nhà nước: trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân theo chu kỳ thời gian như: găng tay, mũ cứng, ủng, quần áo bảo hộ lao động... Thợ hàn phải có kính bảo vệ mắt, mặt nạ hàn, thợ khoan phải có kính và khẩu trang chống bụi. Làm việc trên cao phải có dây an toàn, thợ điện phải có găng tay cao su cách điện... Người công nhân trong thi công phải sử dụng các trang bị bảo hộ lao động đã được cấp phát đúng chế độ.
- Thi công ban đêm phải có điện sáng đủ độ sáng.
- Các nhân viên an toàn phải có mặt trên công trường liên tục, đặc biệt những nơi nguy hiểm để nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời những hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động của công nhân. Nếu thấy khả năng mất an toàn lao động có thể xảy ra, nhân viên an toàn có quyền đình chỉ tạm thời công việc để đơn vị thi công bổ sung biện pháp an toàn rồi báo cáo với Chỉ huy trưởng công trường.
- Tại nơi lao động, Nhà thầu cho kẻ khẩu hiệu, vẽ tranh áp phích để tuyên truyền, nhắc nhở an toàn lao động.
- Các nhân viên an toàn được trang bị cờ, còi, loa, băng đỏ... trong khi thực hiện nhiệm vụ.
- Đối với thiết bị thi công, trước khi thi công phải kiểm tra sự hoạt động của thiết bị, nổ máy chạy thử. Các thiết bị trước lúc đưa vào thi công phải được kiểm định, có chứng chỉ của cơ quan chức năng kiểm định. Phải định kỳ duy tu bảo dưỡng các thiết bị, máy móc đúng chế độ đã quy định. Nhà thầu cam kết trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn cho máy móc, thiết bị của mình.
- Đối với công tác phòng chống cháy nổ, tại các kho nhiên liệu, các xưởng kết cấu gỗ... và các nơi dễ cháy khác, Nhà thầu trang bị thiết bị chống cháy, kẻ khẩu hiệu nhắc nhở công nhân đảm bảo an toàn, treo các biển tiêu lệnh chữa cháy...
- Trên công trường, bố trí đường đi lại thuận tiện, thông thoáng để xe chữa cháy có thể di chuyển, chữa cháy kịp thời khi có sự cố.
- Thường xuyên kiểm tra đường điện, tránh chập, cháy gây tai nạn.
- Để phòng chống mưa bão, Nhà thầu có nhân viên theo dõi chặt chẽ thông tin về diễn biến thời tiết trong mùa mưa bão trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo, ti vi...).
- Nhà thầu tổ chức lực lượng sơ cứu trên công trường và ký hợp đồng với cơ sở y tế của địa phương, sẵn sàng cấp cứu và điều trị khi có tai nạn lao động xảy ra.
II.3. KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT AN NINH
Những biện pháp kiểm soát an ninh của Nhà thầu gồm:
- Kết hợp chặt chẽ với công an và chính quyền địa phương trong công tác an ninh, an toàn xã hội. Nhà thầu sẽ thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương khi đóng quân trên địa bàn, thường kỳ có cuộc họp giữa Chỉ huy trưởng công trường, Cán bộ chuyên trách về an toàn với chính quyền địa phương.
- Làm tốt công tác dân vận, tạo không khí đoàn kết, lành mạnh, chống các biểu hiện tiêu cực, các tệ nạn xã hội tại địa phương. Nhà thầu ưu tiên khai thác lao động phổ thông tại địa phương để có thể giải quyết một phần nhỏ vấn đề lao động của địa phương, tạo quan hệ tốt giữa Nhà thầu với địa phương.
- Khu vực công trường của Nhà thầu bố trí tách biệt với dân, có hàng rào bảo vệ, tổ chức bảo vệ và thường trực 24/24h. Khu vực công trường có điện chiếu sáng bảo vệ ban đêm. Kho tàng và khu vực tập kết xe máy của Nhà thầu nằm trong hàng rào bảo vệ.