Marketing KOL của Nike

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc triển khai chiến lược marketing mix của các thương hiệu giày thể thao phân khúc tầm trung lấy ví dụ là nike và adidas tại thị trường việt nam (Trang 29 - 31)

(nguồn:ADMIN sidoni.net, 2021)

Ngày nay, Nike trở thành một công ty tập đoàn đa quốc gia của Mỹ hoạt động ở lĩnh vực thiết kế, phát triển và quảng bá các mặt hàng sản phẩm giày dép, quần áo mang phong cách thể thao. Nike có hơn 44.000 nhân viên trên toàn cầu và tổng tài sản của nó là khoảng 15 tỷ đô la. Công ty có hơn 700 cửa hàng trên toàn thế giới và bán nhiều loại trang phục thể thao với bao bì sáng tạo. Đôi giày thể thao phổ biến nhất của nó mang biểu tượng Nike.

3.2.1.2. Tổng quan về công ty Nike tại Việt Nam.

• Tên doanh nghi p: ệ Nike, Inc.

• Người sáng lập: Bill Bowerman và Phil Knight

• Tầm nhìn của Nike "Chúng tôi muốn Nike trở thành một công ty cung cấp trang : phục thể thao tốt nhất và vững mạnh nhất". (Philip H Knight )

• Sứ mệnh của Nike “Mang đến nguồn cảm hứng và sự sáng tạo cho mỗi vận động : viên trên thế giới”.

• Ngành ngh : May mặc, phụ kiện, dụng cụ thể thao. ề • Ngày thành lập: 25 tháng 1 năm 1964.

• Thông tin doanh nghiệp: Sản Xuất và Phân Phối Sản Phẩm: Giày dép thể thao & Đồ thể thao, các sản phẩm thể thao & giải trí, dụng cụ thể thao.

• Khu vực hoạt động: Toàn cầu.

• Trụ sở chính: Washington County, Oregon, Mỹ (Near Beaverton, Oregon) • Văn phòng tại Việt Nam: Nike đã thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam từ năm

2008 tại Lầu 13 của Tòa nhà Metropolitan, Đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

• Website:https://www.nike.com/vn/

Vào năm 2019,Phó Chủ tịch Tập đoàn Nike,Ông Chris Helzer khẳng định Việt Nam là thị trường quan trọng nhất của Nike trong sản xuất sản phẩm xuất khẩu, khi có đến 50% sản phẩm của Nike trên toàn cầu là sản xuất ở Việt Nam, có nghĩa là cứ 2 đôi giày Nike sản xuất ra trên thế giới thì có 1 đôi sản xuất ở Việt Nam. Trước đó, năm 2000, Trung Quốc là nước sản xuất theo hợp đồng lớn nhất của Nike, với tỷ lệ lên tới 40%, trong khi tỷ lệ này tại Việt Nam chỉ là 13% nhưng rất nhanh sau đó năm 2009, Việt Nam và Trung Quốc đồng hạng nhất, với cùng tỷ lệ 36%. Và con số này vào năm 2021 đã lên tới 51% sản lượng giày dép của Nike và 30% đơn vị may mặc vào năm ngoái.

Có thể nói Việt Nam là công xưởng sản xuất của Nike vậy nên nó phổ biến ngày càng rộng rãi hơn với giới trẻ Việt. Khi thu nhập tăng cao, thay vì những nhu cầu cơ bản của con người như đồ ăn và thức uống thì mong muốn về giải trí và thể thao ngày càng nhiều hơn. Nhận thấy rõ đặc điểm của một nước đang phát triển như Việt Nam nên Nike nhắm chọn được một tệp khách hàng vô cùng tiềm năng: giới trẻ trong độ tuổi 18 24. Đây - là những khách hàng trẻ, thích khám phá, thích trải nghiệm và chinh phục. Họ cũng bắt đầu có khả năng mua sắm, và đặc biệt thích các sản phẩm thời trang có thương hiệu.

3.2.2. Công ty Adidas

3.2.2.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Adidas

Adidas AG là một tập đoàn đa quốc gia của Đức, được thành lập và có trụ sở chính tại Herzogenaurach, Đức , chuyên thiết kế và sản xuất giày, quần áo và phụ kiện. Đây là nhà sản xuất quần áo thể thao lớn nhất ở châu Âu và lớn thứ hai trên thế giới, sau Nike. Đây là công ty mẹ của Tập đoàn Adidas, bao gồm công ty đồ thể thao Reebok, 8,33% cổ phần của câu lạc bộ bóng đá Đức Bayern München, và Runtastic, một công ty công nghệ thể dục của Áo.

Vào năm 1924, công ty được thành lập bởi Adolf Dassler ngay tại nhà mẹ của ông. Là một người lính trở về sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất tàn khốc, Dassler đã hỗ trợ

của một người lính ông đã thay đổi thiết kế đôi giày đinh kim loại nặng trước đây sang sử dụng vải bố và cao su. Công việc kinh doanh thành công và Dassler đã bán được 200.000 đôi giày mỗi năm trước Thế chiến thứ hai. Hai anh em chia tay vào năm 1947 sau khi quan hệ giữa họ tan vỡ, với Rudolf thành lập công ty mới mà ông gọi là Ruda - từ Rudolf Dassler, sau đó đổi tên thành Puma, và Dassler thành lập một công ty được đăng ký chính thức là Adidas AG từ Adi Dassler.

Năm 1952, sau Thế vận hội Mùa hè 1952, Adidas mua lại logo 3 sọc đặc trưng của mình từ thương hiệu giày thể thao Karhu Sports của Phần Lan, với giá hai chai rượu whisky và số tiền tương đương 1600 euro. Logo Trefoil được thiết kế vào năm 1971 và ra mắt vào năm 1972, đúng vào thời điểm Thế vận hội Mùa hè 1972 được tổ chức tại Munich. Logo này tồn tại cho đến năm 1997, khi công ty giới thiệu logo "ba thanh" (được thiết kế bởi Giám đốc sáng tạo lúc đó là Peter Moore), ban đầu được sử dụng trên dòng sản phẩm Thiết bị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc triển khai chiến lược marketing mix của các thương hiệu giày thể thao phân khúc tầm trung lấy ví dụ là nike và adidas tại thị trường việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)