Tình hình sử dụng đất nôngnghiệp của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Huyện Ba Vì, Thành Phố Hà Nội (Trang 28)

Đất sản xuất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp… Việt Nam là nước có diện tích đứng thứ 4 ở vùng Đông Nam Á, nhưng dân số lại đứng ở vị trí thứ 2 nên bình quân diện tích trên đầu người xếp vào hàng thứ 9 trong khu vực. Theo kết quả số liệu thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2017 (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2017) phê duyệt ngày 25 tháng 12 năm 2018, cả nước có tổng diện tích tự nhiên 33.123.568 ha, bao gồm đất nông nghiệp 27.268.589 ha, chiếm 82,32 %, đất phi nông nghiệp 3.749.674 ha, chiếm 11,32 % và đất chưa sử dụng 2.105.305 ha chiếm 6,36% diện tích tự nhiên.

Việt Nam có vùng đất nông nghịêp gồm: Đồng bằng Sông Hồng, Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Trung Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long ...mỗi vùng đều có đặc trưng cây trồng rất đa dạng.

Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, do tốc độ công nghiệp hoá cũng như đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên phạm vi cả

nước làm cho diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam có những biến động lớn. Đó là những vấn đề đáng lo ngại và là thách thức lớn với một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay, việc sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa thiếu thận trọng vào bất cứ việc gì cũng đều gây lãng phí và con cháu chúng ta sẽ gánh chịu những hậu quả khó lường.

Ở nước ta khi trình độ nông nghiệp còn thấp thì sản xuất chủ yếu tập trung vào lương thực. Nông nghiệp đang có sự chuyển dịch cơ cấu đáng kể, các sant phẩm mang tính hàng hóa cao, chất lượng cao được ưu tiên đầu tư phát hiển. Thế nên, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cáp bách luôn được các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm.

1.3.2.1. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên người là 0,43 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới. Mặt khác, dân số tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên đầu người ngày càng giảm.

Từ năm 1995 đến năm 2000, Nguyễn Ích Tân đã tiến hành nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao đối với vùng úng trũng xã Phụng Công- huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trên đất vùng úng trũng Phụng Công - huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên có thể áp dụng mô hình lúa xuân - cá hè đông cho lãi từ 9258 - 12527,2 ngàn đồng/ha. Mô hình lúa xuân - cá hè đông và cây ăn quả, cho lãi từ 14315,7 - 18949,25 nghìn đồng/ha (Nguyễn Ích Tân, 2000).

Đề tài nghiên cứu trong chương trình KN01 (1991-1995) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì nghiên cứu hệ thống cây trồng, vật nuôi

trên các vùng sinh thái khác nhau. Những năm gần đây chương trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng Sông Hồng VIE/89/023 cũng đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hóa nông nghiệp đồng bằng sông Hồng.

Đề tài đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh (Đỗ Nguyên Hải, 2001).

Năm 2001, Đỗ Thị Tám tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số LUT điển hình không những cho hiệu quả kinh tế cao, dễ áp dụng mà còn có thể tạo được nhiều việc làm có giá trị ngày công lao động cao như: LUT cây ăn quả, LUT lúa – cá, LUT chuyên màu. Có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu về đất và sử dụng đất là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng và bảo vệ môi trường (Đỗ Thị Tám, 2001).

Tại một số địa phương đã và đang tiên phong thay đổi phương thức sản xuất trong nông nghiệp, phong trào chuyển đổi giống cây trồng , vật nuôi, thành lập các mô hình mẫu rau sạch...

Nhìn chung nền nông nghiệp Việt Nam đang có hướng đi lên, phần nào đáp ứng được vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.

Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu về đất và sử dụng đất mới được thực hiện trên phạm vi vùng không gian rộng, cho nên tính thực tiễn của nó chưa cao. Do vậy, trong thời gian tới cần phải có những nghiên cứu về đất và sử dụng đất mang tính cụ thể hơn, thực tiễn hơn cho từng địa phương (cấp xã, cụm xã, cấp huyện), có như vậy thì mới mang lại hiệu quả cao trong sử dụng đất .

1.3.2.2. Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất của thành phố Hà Nội

Thành phố Hà nội nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, là trung tâm sản xuất lương thực lớn thứ 2 của cả nước, nơi thu hút nhiều công trình

nghiên cứu khoa học, góp phần định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp, thuận lợi cho phát triên một nền nông nghiệp hàng hóa. Trong đó phải kể đến công trình như: cơ sở chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý đối với diện tích đất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội của tác giả Vũ Thị Phương Thụy (2000)...

Những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên quan điểm bền vững hay theo hướng sản xuất hàng hoá còn chưa nhiều. Thành phố Hà Nội là một vùng sinh thái đa dạng, điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, trình độ dân trí chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế sản xuất, tài nguyên đất đai và nhân lực chưa được khai thác đầy đủ.

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu

2.1.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Trên cơ sở điều tra, thu thập các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp tại các tiểu vùng lựa chọn để:

- Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp;

- Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông hộ;

- Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp.

2.1.2.Lựa chọn các LUT sử dụng đất

- Lựa chọn các LUT có hiệu quả;

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ba Vì.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Điểm nghiên cứu điều tra phải đại diện cho các vùng sinh thái và mang đặc trưng của của nội dung nghiên cứu. Do vậy, tôi chọn xã Chu Minh, Minh Châu và Ba Trại làm địa điểm nghiên cứu vì một số lí do sau:

- Xã Chu Minh là xã đồng bằng sản xuất nông nghiệp có phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp phía trong đê;

- Xã Minh Châu là xã đồng bằng ven sông Hồng có phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp nằm ở phía ngoài chân đê.

- Xã Ba Trại là xã miền núi có những đặc trưng thuận lợi phát triển cây trồng lâu năm, ăn quả.

Hiện nay việc đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất tại các địa phương chưa được đề cập, chưa có báo cáo và kết quả sản xuất nông nghiệp của hộ dân trên địa bàn các xã.

Như vậy, em tiến hành phân khu thành hai vùng chính để điều tra gồm: Vùng 1: đại diện cho vùng đất đồng bằng là xã Chu Minh, Minh Châu; Vùng 2: đại diện cho khu miền núi là xã Ba Trại

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng NN & PTNT, Phòng Thống kê, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Trung tâm Khai thác Công trình thuỷ lợi huyện, Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện…

Bên cạnh đó, nghiên cứu tham khảo các tài liệu đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng… về vấn đề nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra phỏng vấn các hộ dân tham gia sản xuất nông nghiệp theo mẫu phiếu điều tra về tình hình sản xuất nông nghiệp và thông qua các loại hình sử dụng đất trên diện tích đất nông nghiệp của các hộ.

Các hộ được chọn đại diện cho các xã theo phương pháp điều tra chọn mẫu có hệ thống thứ tự lấy mẫu ngẫu nhiên, tổng số hộ điều tra là: 90 hộ, mỗi xã điều tra 30 hộ.

2.2.4. Phương pháp phân tích, xử lí số liệu

- Các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm Excel... - Kết quả được trình bày bằng hệ thống các bảng số liệu.

2.2.5.Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dung đất nông nghiệp

2.2.5.1. Hiệu quả kinh tế

Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm).

GTSX= Sản lượng sản phẩm × giá bán sản phẩm

Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào

và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

GTGT = GTSX- CPTG

Chỉ tiêu giá trị hiện tại hay giá trị hiện tại của thu nhập ròng (NPV- VA): NPV (VA) là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của cây trồng đã chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại. Hay nói cách khác NPV là giá trị hiện tại của khoản lợi nhuận thu được trong cả chu kỳ sản xuất của các loại hình sử dụng đất.

NPV (VA)=∑

(1)

NPV (VA): Giá trị hiện tại thu nhập ròng (đồng). Bt (GO): Giá trị thu nhập ở năm thứ t (đồng). Ct (IC): Giá trị chi phí ở năm thứ t (đồng).

t: Thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (t = 1,2….n). r: Tỷ lệ chiết khấu hàng năm (%).

Trong đó tỷ lệ chiết khấu (r) được tính theo lãi suất cho vay ưu đãi đối với trồng cây lâm nghiệp là 0,5%/1 tháng tức là tương đương với r=6%/1 năm.

NPV (VA) dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của cây trồng. Cây trồng nào có NPV càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.

- Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian là hiệu quả đồng vốn Hiệu quả đồng vốn= GTGT/CPTG

- Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có (GTSX/LĐ, GTGT/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động.

2.2.5.2. Hiệu quả xã hội

Để đánh giá hiệu quả xã hội của các LUT tôi dựa vào các tiêu chí sau - Mức độ chấp nhận loại hình sử dụng đất của hộ điều tra

- Vấn đề giải quyết lao động tại địa phương của từng LUT - Thị trường tiêu thụ sản phẩm của nông sản của hộ điều tra - Vấn đề áp dụng cơ giới hóa của các hộ điều tra

2.2.5.3. Đánh giá hiệu quả môi trường

Đánh giá việcsử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng đến đất thông qua khảo sát phiếu thu thập tại các nông hộ về nhận thức cách sử dụng phân bón và phun thuốc BVTV.

2. 2.6. Phương pháp chuyên gia

Tiến hành tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu để có được cái nhìn tổng quan về vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, cũng như có hướng đề xuất giải pháp nhằm khắc phục khó khăn và tăng cường nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại vùng điều tra.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ba Vì

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Ba Vì có tổng diện tích tự nhiên 42.402,69 ha là huyện thuộc vùng bán sơn địa, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 53 km theo đường QL32 về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội, có tuyến đường thuỷ qua phía Tây, phía Bắc và Đông Bắc huyện từ Hà Nội đến Hoà Bình qua sông Hồng và sông Đà với chiều dài trên 70 Km..

+ Phía Bắc giáp sông Hồng và tỉnh Phú Thọ.

+ Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. + Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội

+ Phía Đông Nam giáp Huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội. + Phía Nam giáp Huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

+ Phía Tây Nam giáp Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. + Phía Tây giáp sông Đà và tỉnh Phú Thọ.

Với vị trí địa lí và giao thông thuỷ bộ thuận tiện huyện Ba Vì rất có điều kiện để phát triển kinh tế xã hội như: Trao đổi hàng hoá, tiếp thu thông tin, khoa học kỹ thuật, công nghệ và vốn đầu tư tạo điều kiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đa dạng, nông - lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, du lịch... và là tuyến phòng thủ phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Vì vậy có vị trí đặc biệt quan trọng đối với Quốc phòng và An ninh.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Với tổng diện tích 424km2, dân số hơn 270 nghìn người (bao gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao). Toàn Huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa sông Hồng. Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, phía Nam giáp

tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Địa hình của Huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 2 tiểu vùng khác nhau: Vùng đồi núi, vùng đồng bằng ven sông Hồng.

Vùng núi ở phía Nam huyện có diện tích tự nhiên 9148 ha với 2 dạng địa hình: địa hình núi ở độ cao tuyệt đối trên 300m là vùng thuộc vườn Quốc gia Ba Vì; địa hình đồi gồm 7 xã với độ cao tuyệt đối từ 30 - 100m và 100 - 200m.

Vùng đồng bằng sông Hồng có độ cao từ 7 - 15m địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ đê sông Hồng tới tả ngạn sông Tích với diện tích tự nhiên 6637ha, vùng này bao gồm cả 465 bãi cát nổi ở giữa sông Hồng có độ cao từ 12 - 16, 5m.

Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi.

Nhóm đất vùng đồng bằng có 12892 ha bằng 41.5% diện tích đất đai toàn huyện, gồm đất phù sa được bồi ngoài đê sông Hồng và sông Đà: 3245ha (chiếm 10, 7%) hàng năm bị ngập lụt, là loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, tương đối phì nhiêu được trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Đất phù sa không được bồi có 2684ha (9%) ở địa hình cao phân bố ven sông Hồng và sông Đà, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đền nặng, chủ yếu được trồng 2 vụ lúa và hoa màu.

3.1.1.3. Khí hậu

Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng Đồng bằng Sông Hồng chịu sự chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ chế nhiệt đới gió mừa, sự phối hợp giữa gió mùa và vĩ độ tạo nên khí hậu nhiệt đới gió mùa. Với mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông thường lạnh và khô hanh; Cuối đông, đầu xuân có mưa phùn,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Huyện Ba Vì, Thành Phố Hà Nội (Trang 28)