Phương pháp phân tích, xử lí số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Huyện Ba Vì, Thành Phố Hà Nội (Trang 33 - 35)

- Các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm Excel... - Kết quả được trình bày bằng hệ thống các bảng số liệu.

2.2.5.Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dung đất nông nghiệp

2.2.5.1. Hiệu quả kinh tế

Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm).

GTSX= Sản lượng sản phẩm × giá bán sản phẩm

Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào

và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

GTGT = GTSX- CPTG

Chỉ tiêu giá trị hiện tại hay giá trị hiện tại của thu nhập ròng (NPV- VA): NPV (VA) là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của cây trồng đã chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại. Hay nói cách khác NPV là giá trị hiện tại của khoản lợi nhuận thu được trong cả chu kỳ sản xuất của các loại hình sử dụng đất.

NPV (VA)=∑

(1)

NPV (VA): Giá trị hiện tại thu nhập ròng (đồng). Bt (GO): Giá trị thu nhập ở năm thứ t (đồng). Ct (IC): Giá trị chi phí ở năm thứ t (đồng).

t: Thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (t = 1,2….n). r: Tỷ lệ chiết khấu hàng năm (%).

Trong đó tỷ lệ chiết khấu (r) được tính theo lãi suất cho vay ưu đãi đối với trồng cây lâm nghiệp là 0,5%/1 tháng tức là tương đương với r=6%/1 năm.

NPV (VA) dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của cây trồng. Cây trồng nào có NPV càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.

- Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian là hiệu quả đồng vốn Hiệu quả đồng vốn= GTGT/CPTG

- Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có (GTSX/LĐ, GTGT/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động.

2.2.5.2. Hiệu quả xã hội

Để đánh giá hiệu quả xã hội của các LUT tôi dựa vào các tiêu chí sau - Mức độ chấp nhận loại hình sử dụng đất của hộ điều tra

- Vấn đề giải quyết lao động tại địa phương của từng LUT - Thị trường tiêu thụ sản phẩm của nông sản của hộ điều tra - Vấn đề áp dụng cơ giới hóa của các hộ điều tra

2.2.5.3. Đánh giá hiệu quả môi trường

Đánh giá việcsử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng đến đất thông qua khảo sát phiếu thu thập tại các nông hộ về nhận thức cách sử dụng phân bón và phun thuốc BVTV.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Huyện Ba Vì, Thành Phố Hà Nội (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)