Điều kiện phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng nhằm đề xuất bổ sung mạng lưới điểm quan trắc môi trường nước mặt tại thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 32)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.5.2. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội

a) Ngành công nghiệp

Cẩm Phả là một thành phố công nghiệp với các lĩnh vực nổi bật là công nghiệp than, công nghiệp điện gắn với khai thác than, công nghiệp cơ khí mỏ, sản xuất xi măng, công nghiệp chế biến. Các ngành công nghiệp gắn với nguồn nguyên liệu địa phƣơng trữ lƣợng có thể khai thác 2,5 tỷ tấn (trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lƣợng than Quảng Ninh).

Với nguồn tài nguyên sẵn có về than đá, rất giàu về trữ lƣợng, sản xuất than là ngành kinh tế chủ yếu ở Cẩm Phả. Đây là trung tâm sản xuất than của Quảng Ninh và của cả nƣớc. Ngoài các mỏ than lớn nhƣ Cọc Sáu, Cao Sơn, Mông Dƣơng, Khe Chàm, Thống Nhất còn có những nhà máy cơ khí lớn, nhà máy chế biến - sàng tuyển than và bến cảng, công ty địa chất và các xí nghiệp xây lắp, vận tải. Tất cả tạo nên một hệ thống sản xuất liên hoàn, một vùng công nghiệp sôi động, hàng năm cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu hàng triệu tấn than.

Ngoài than, antimon ở Khe Sim - Dƣơng Huy, đá vôi, nƣớc khoáng ở Quang Hanh đều là những tài nguyên quý hiếm. Cẩm Phả có vùng núi đá vôi rộng lớn, thuận lợi để phát triển ngành sản xuất xi măng; nổi bật là nhà máy xi măng Cẩm Phả hàng năm cung cấp hàng triệu tấn xi măng cho thị trƣờng.

b) Ngành thương mại - du lịch - dịch vụ

Cẩm Phả có nhiều điểm du lịch: khu du lịch đa năng Bến Do (phƣờng Cẩm Trung), khu công viên văn hóa "Cao Sơn Lƣu Thuỷ" (phƣờng Cẩm Sơn), khu di tích Bến Đục (phƣờng Cẩm Đông), khu đền Trần Quốc Tảng (Phƣờng Cửa Ông), khu du lịch sinh thái Đảo Thẻ Vàng... Ngoài ra còn có các suối nƣớc khoáng nóng ở thành phố Cẩm Phả để phục vụ cán bộ công nhân viên trong ngành và du khách trong và ngoài nƣớc đến tham quan nghỉ dƣỡng.

c) Ngành nông nghiệp

Sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp thuộc kinh tế địa phƣơng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với ngành công nghiệp. Cẩm Phả có đất nông nghiệp hẹp: 886 ha, trong đó đất trồng rau màu và cấy lúa 434 ha, đất có mặt nƣớc có thể nuôi trồng thuỷ sản 315 ha; đất lâm nghiệp khá rộng, trong đó rừng tự nhiên 3.921,9 ha. Ngành trồng trọt ở Cẩm

Phả chỉ đảm bảo đƣợc mức lƣơng thực cần thiết của một địa phƣơng có khả năng tự cung tự cấp lƣơng thực.

d) Ngành thủy sản

Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50km bờ biển, nhƣng chủ yếu là đánh bắt gần bờ, sản lƣợng thấp, đang đóng thêm tàu có công suất lớn để đánh tuyến ngoài khơi. Cùng với việc phát triển khai thác, diện tích nuôi trồng thuỷ sản ngày càng đƣợc mở rộng đến năm 2012 diện tích đạt 326,0 ha, giảm so với năm 2010 là 398. Sản lƣợng thuỷ sản năm 2012 của Cẩm Phả là 2.900 tấn, cao hơn 2 tấn so với sản lƣợng năm 2005. Trong đó, sản lƣợng thủy sản nuôi trồng đang có xu hƣớng giảm so với những năm trƣớc, sản lƣợng năm 2012 đạt khoảng 300 tấn, ngƣợc lại với sản lƣợng thủy sản khai thác lại tăng liên tục trong những năm gần đây, năm 2012 đạt 2.600 tấn.

e) Ngành lâm nghiệp

Rừng trồng ở Cẩm Phả có xu hƣớng tăng mạnh về diện tích trong những năm gần đây do các dự án hoàn nguyên rừng tại các mỏ than của các công ty khai thác than. Tuy nhiên diện tích rừng tự nhiên lại đang có xu hƣớng giảm do tình trạng khai thác than, vận chuyển và san lấp mở rộng các dự án dân sinh, khai thác rừng với tốc độ rất cao.

f) Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội

Giao thông: Hệ thống giao thông của Thành phố Cẩm Phả là một trong những

đầu mối giao thông huyết mạch của Tỉnh: Quốc lộ 18 từ Hà Nội đi Móng Cái qua địa bàn thành phố có chiều dài gần 70km; Tỉnh lộ 326, 329 nằm ở phía Bắc thành phố dài 40km, đƣờng chính đô thị có tổng chiều dài 156,2 km, đƣờng nhánh đô thị có tổng chiều dài 152,63 km. Ngoài ra Cẩm Phả có cảng quốc gia Cửa Ông, cảng Hòn Nét. Thành phố có tuyến đƣờng sắt chuyên dùng dài 40km phục vụ vận tải than; tổng số có 08 bến xe, trong đó 03 bến xe khách công cộng, 05 bến xe phục vụ đƣa đón công nhân mỏ.

Nhà ở: Tổng diện tích nhà ở 3.497.712m2, bình quân 20,58 m2/ngƣời. Tỷ lệ nhà

ở kiên cố và bán kiên cố đạt 93,49%. Đất dành riêng cho xây dựng dân dụng là 1.198,4

ha = 63,8 m2/ngƣời.

Hệ thống cấp nước: Cẩm Phả có Nhà máy nƣớc Diễn Vọng với công suất 60.000

m3/ngày đêm cung cấp cho Hạ Long, Cẩm Phả, huyện Vân Đồn. Ngoài ra Thành phố

Cẩm Phả còn có 5 giếng nƣớc ngầm cấp nƣớc cục bộ với công suất 2.500 m3/ngày đêm.

D600), 7 trạm bơm tăng áp; Dân cƣ nội thị đƣợc cấp nƣớc sạch đạt trên 90%; Tiêu chuẩn cấp nƣớc khu vực nội thị: 120 lít/ngƣời/ngày/đêm.

Cấp điện: Thành phố Cẩm Phả sử dụng nguồn cấp điện quốc gia với 2 trạm biến

thế 110kv; có 4 trạm biến áp trung gian; 163 trạm biến áp phân phối. Sản lƣợng tiêu thụ điện năm 2010 là 502,2 triệu Kwh; 100% tỷ lệ hộ dân nội thị đƣợc dùng điện. Hệ thống chiếu sáng đô thị 93,32 km, chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt cho khu vực nội thị đạt 905 kwh/ngƣời/năm. 100% tỷ lệ đƣờng phố chính đƣợc chiếu sáng và 60% tỷ lệ ngõ đƣợc chiếu sáng.

Thoát nước và vệ sinh môi trường: Tổng chiều dài hệ thống thoát nƣớclà 128,6

km: Cống thoát nƣớc chính 73,4km; có 33 kênh mƣơng chính phục vụ thoát nƣớc (chiều rộng 5-25m); mật độ hệ thống thoát nƣớc đạt 4,2km/km2. Thành phố Cẩm Phả có 4 đơn vị và 830 công nhân thực hiện công tác vệ sinh môi trƣờng (thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn). Chất thải rắn đô thị đƣợc thu gom: 150 tấn/ngày, tỷ lệ đạt 90%. bãi chôn lấp rác tại khu 7, phƣờng Quang Hanh diện tích 13ha, công suất chứa

340.000 triệu m3 chất thải rắn. Thành phố Cẩm Phả đang tạo điều kiện giúp nhà đầu tƣ

thực hiện xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn công suất 250-300 tấn/ngày trị giá 150 tỷ đồng.

Công viên cây xanh: Thành phố Cẩm Phả hiện có 7 công viên và điểm vui chơi,

với tổng diện tích khoảng 44 ha. Ngoài ra còn có khoảng 30 ha cây xanh các loại đƣợc trồng dọc trên các tuyến phố chính nội thị và các tuyến phố khu đô thị mới ven biển.

Diện tích cây xanh đô thị 197,4 ha, đạt 10,5m2 /ngƣời; cây xanh công cộng khu vực

dân cƣ 93,9 ha, đạt 5m2/ngƣời. Bên cạnh đó, còn có cảnh quan vịnh Bái Tử Long, với

diện tích khoảng 14.322,3 km2 phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch của nhân dân trong

và ngoài tỉnh.

Thông tin bưu điện: Hệ thống thông tin bƣu điện đƣợc đầu tƣ đáp ứng tốt nhu

cầu thông tin liên lạc. Đến năm 2010, số thuê bao điện thoại khu vực nội thị đạt 35 máy/100 dân (không tính thuê bao di động).

Y tế: Thành phố Cẩm Phả có 04 bệnh viện (trong đó có 2 bệnh viện đa khoa

hạng II, 01 bệnh viện chuyên khoa, 01 bệnh viện điều dƣỡng), 01 Trung tâm y tế dự phòng; 16 trạm y tế xã, phƣờng; 15 trạm y tế của Doanh nghiệp; có 150 cơ sở dịch vụ

y, dƣợc tƣ nhân. Số giƣờng bệnh đạt 33,2 giƣờng/1 vạn dân, 10 bác sỹ/1 vạn dân. Năm 2010: 16/16 phƣờng, xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

Giáo dục và đào tạo: Tỷ lệ học sinh lên lớp từ 93-99% trở lên, tỷ lệ học sinh thi

đỗ vào các trƣờng cao đẳng, đại học luôn ở mức cao trong tỉnh. Đến nay 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn, 60 trƣờng từ mầm non tới phổ thông trung học; 16/16 phƣờng, xã có trung tâm học tập cộng đồng. Trên địa bàn Thành phố có 01 Trung tâm dạy nghề, 01 Trung tâm hƣớng nghiệp giáo dục thƣờng xuyên, 02 trƣờng cao đẳng, 01 cơ sở Đại học, 01 cơ sở đào tạo nghề cho ngƣời khuyết tật, hàng năm thu hút trên 2.000 học sinh, sinh viên.

Văn hóa - Thông tin, thể thao: Thành phố Cẩm Phả có 01 khu liên hợp Văn hóa

thể thao (bao gồm 01 nhà thi đấu đa năng đạt tiêu chuẩn cấp quốc gia, cung văn hóa thiếu nhi, câu lạc bộ ngƣời cao tuổi, thƣ viện, bảo tàng, Đài truyền hình Cẩm Phả) trên diện tích 1,43 ha; 03 khu vui chơi thanh thiếu niên, 11 sân vận động (02 sân đủ điều kiện thi đấu cấp quốc gia); ngoài ra còn có 11 nhà văn hóa kết hợp nhà thi đấu đa năng của các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn; 01 nhà hát biểu diễn ngoài trời; 05 trạm thu phát chuyển tiếp truyền hình Trung ƣơng và Đài truyền hình Quảng Ninh; 01 trung tâm truyền hình cáp; 01 khu di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, 02 khu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh; 16 di tích đƣợc kiểm kê phân loại đƣa vào bảo tồn, tôn tạo phục hồi.

Về an ninh, quốc phòng: Thành phố Cẩm Phả tập trung xây dựng nền Quốc

phòng toàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng lực lƣợng vũ trang vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Quốc phòng - An ninh trong tình hình mới.

1.5.3. Tổng quan hệ thống nước mặt tại thành phố Cẩm Phả

Chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi ở Cẩm Phả phụ thuộc chủ yếu vào chế độ thủy văn của sông Diễn Vọng, sông Mông Dƣơng, sông Đồng Mỏ,... Các sông, suối thƣờng ngắn và dốc.

Theo Quy hoạch Bảo vệ môi trƣờng thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030 khu vực Cẩm Phả có nhiều sông, suối, hồ và moong chứa nƣớc hiện đang đƣợc sử dụng cho các mục đích khác nhau nhƣ nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và thu nhận chất thải. Những sông, suối này tạo ra các

lƣu vực sông có diện tích hàng trăm km2

Phả là 474, 23 (triệu m3/năm). Nhu cầu nƣớc cho sinh hoạt là 5,62 (triệu m3), nhu cầu

thiết yếu cho sinh hoạt là 0,28 (triệu m3). Khu vực Cẩm Phả có 02 con sông lớn có thể

phục vụ để cấp nƣớc cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp và mục đích sinh hoạt là sông Diễn Vọng, sông Mông Dƣơng và 16 hồ chứa trong đó có hồ chứa lớn là hồ Cao Vân.

- Sông Diễn Vọng dài khoảng 35 km, diện tích lƣu vực khoảng 287 km2 bắt

nguồn từ sƣờn phía Đông của cánh cung Đông Triều - Móng Cái, chảy theo hƣớng

Đông bắc - Tây nam đổ ra vịnh Hạ Long. Lƣu lƣợng nƣớc trong năm chỉ đạt 2,91m3/s,

lƣu lƣợng cực đại là 0,04 m3/s. Sông Diễn Vọng là sông lớn nhất trong lƣu vực vịnh,

bắt nguồn từ đỉnh Am Váp (1090m), lƣu lƣợng trung bình Qtb=2,29 m3/s, lƣu lƣợng

cho phép khai thác Qkt=2,58 m3

/s với khoảng 8,2 triệu m3/năm. Mùa lũ thƣờng xuất

hiện vào tháng 4÷9, chiếm 79,95% tổng lƣợng dòng chảy cả năm. Modul đỉnh lũ của

sông Diễn Vọng thuộc loại lớn ở Việt Nam, khoảng 10.241 l/s/km2 với

Qmax=5,32m3/s. Độ sâu trung bình 7 m (mùa cạn) và 10 m (mùa lũ) với tốc độ dòng

trung bình 0,5 m/s (mùa cạn) và 0,7 m/s (mùa lũ) với mực nƣớc thấp nhất nhiều năm

H=1,98 m. Sông Diễn Vọng có độ đục nhỏ (trung bình 26,4 g/m3) nhƣng hiện nay do

ảnh hƣởng của khai thác than và các hoạt động chặt phá rừng xảy ra thƣờng xuyên

khiến cho có nguy cơ vẩn đục, khả năng cung cấp nƣớc hạn chế chỉ còn 7000m3/ngày

đêm. [14]

- Sông Mông Dƣơng có chiều dài 15km, diện tích lƣu vực là 58 km2. Sông bắt

nguồn từ phƣờng Mông Dƣơng, thành phố Cẩm Phả, chảy về xã Cộng Hòa rồi đổ ra biển tại vịnh Bái Tử Long. Địa hình đoạn sông đầu nguồn chủ yếu là đồi núi bao quanh hiểm trở, địa hình phân cắt, độ dốc bờ lớn, lòng sông quanh co, uốn khúc, thay đổi hƣớng dòng chảy liên tục và chảy theo hƣớng chung là Tây Bắc - Đông Nam, chiều rộng của sông trên thƣợng nguồn từ 10 - 15 m, càng xuôi xuống hạ nguồn độ rộng lớn hơn từ 80 - 100m, vận tốc dòng chảy trung bình từ 0,2-0,4 m/s.

Ở thƣợng lƣu chủ yếu là đồi núi cao, dốc bao quanh kéo dài liên tiếp nên 2 bờ không có dân cƣ hay canh tác nông nghiệp ở 2 bên bờ.

Xuôi xuống đoạn hạ lƣu sông Mông Dƣơng, đoạn sau khi nhập lƣu với suối Bàng Nâu, sông chảy qua khu dân cƣ phƣờng Mông Dƣơng, tiếp nhận toàn bộ nƣớc thải của công ty than Khe Chàm và khu dân cƣ dọc 2 bên bờ sông.

Do chạy qua khu dân cƣ, bên bờ phải sông (tính theo chiều dòng chảy) kè bờ và đƣờng quốc lộ 18. Bờ trái sông (tính theo chiều dòng chảy) là khu dân cƣ, nhà dân đƣợc xây dựng cạnh bờ sông. Các cống xả của khu dân cƣ xây lộ thiên đổ thẳng vào sông Mông Dƣơng. [14]

Ngoài các con sông chính, chảy qua thành phố Cẩm Phả và địa phận các xã ven biển có sông Voi Lớn, sông Voi Bé, sông Thác Thầy chảy qua địa phận xã Cộng Hòa thƣờng xuyên gây ảnh hƣởng đến chế độ triều.

Ngoài ra Cẩm Phả có nhiều con suối có nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng do tiếp nhận trực tiếp nƣớc thải từ các mỏ than, nhà máy nhiệt điện và các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nƣớc thải sinh hoạt từ các khu dân cƣ. Trong đó, suối moong Cọc Sáu: nằm tiếp giáp giữa hai phƣờng Cẩm Sơn và Cẩm Phú - TP. Cẩm Phả, bắt nguồn từ chân bãi thải Nam Đèo Nai chảy đến Cầu 5 trên quốc lộ 18A và nhập với suối Hóa Chất và chảy ra biển. Tổng chiều dài suối khoảng 300m, rộng từ 12 m - 25 m, sâu trung bình 2,0 m. Hai bên bờ suối đã xây kè đá. Suối là nơi tiếp nhận lƣợng lớn nƣớc thải từ hoạt động khai thác than và nƣớc thải sinh hoạt từ các khu dân cƣ lân cận

Nhìn chung, sông suối chảy trên địa phận thành phố Cẩm Phả có diện tích lƣu vực nhỏ, độ dài sông ngắn, lƣu lƣợng nƣớc ít và phân bố không đều trong năm. Các sông này về mùa mƣa thƣờng gây ngập úng cho các vùng thấp trũng, gây xói mòn, rửa trôi.

Khu vực này cũng có nhiều hồ chứa nƣớc, xong hồ lớn nhất phục vụ cho mục đích cấp nƣớc là hồ Cao Vân.

- Hồ Cao Vân là nguồn cấp nƣớc sinh hoạt quan trọng của khu vực: đƣợc xây

dựng với dung tích hữu ích 9,8 triệu m3 chủ yếu cấp nƣớc cho nhà máy nƣớc Diễn

Vọng với công suất khai thác 60.000 m3/ngày. Đập có các thông số kỹ thuật sau:

Diện tích lƣu vực: 46,5 km2

Dung tích max: 12,56 triệu m3

Dung tích hữu ích: 11,68 triệu m3

Cao trình mực nƣớc dâng bình thƣờng: +33,2 m Cao trình mực nƣớc chết: + 23,5 m

Cao trình mực nƣớc gia cƣờng +36,2 m.

Chất lƣợng nƣớc tại đập ổn định, các chỉ tiêu của nƣớc đảm bảo tiêu chuẩn nguồn nƣớc phục vụ cho sinh hoạt.

Bên cạnh các hồ tự nhiên còn có các hồ nhân tạo góp phần tạo ra mạng lƣới hồ phong phú, có dung tích lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà và dự trữ nƣớc ngọt cho mục đích sản xuất nông nghiệp và cấp nƣớc sinh hoạt. Tuy nhiên diện tích các hồ nhỏ nên chƣa đƣợc khai thác phục vụ nhu cầu trong vùng. [13]

Qua phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội có thể thấy thành phố Cẩm Phả có điều kiện tự nhiên tƣơng đối thuận lợi, tốc độ phát triển kinh tế nhanh góp phần ổn định và nâng cao mức sống cho ngƣời dân trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội phát triển là một trong những nguyên nhân dẫn đến gia tăng các nguồn thải gây áp lực lớn đến chất lƣợng nƣớc mặt của thành phố ở thời điểm hiện tại và tƣơng lai.

CHƢƠNG II

ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng: mạng điểm quan trắc môi trƣờng nƣớc mặt trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng nhằm đề xuất bổ sung mạng lưới điểm quan trắc môi trường nước mặt tại thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)