Thông số quan trắc và tần suất lấy mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng nhằm đề xuất bổ sung mạng lưới điểm quan trắc môi trường nước mặt tại thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 47)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.2. Thông số quan trắc và tần suất lấy mẫu

Các thông số quan trắc gồm: 20 thông số, đƣợc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh thực hiện đo nhanh tại hiện trƣờng và phân tích trong phòng thí nghiệm, cụ thể:

* Nhóm thông số vật lý (4 thông số): Tốc độ dòng, Nhiệt độ, pH, TSS.

* Nhóm thông số ô nhiễm hữu cơ và dinh dƣỡng (8 thông số): DO, BOD, COD,

NH4+, NO3-, NO2-, PO43-; Tổng dầu mỡ.

* Nhóm thông số ô nhiễm vô cơ (2 thông số): SO43-, Cl-.

* Nhóm thông số kim loại nặng (5 thông số): Asen, Thủy ngân, Chì, Cadimi, Sắt. * Nhóm thông số vi sinh (01 thông số): Coliform.

Tần suất lấy mẫu: Các mẫu đƣợc lấy định kỳ 4 lần/ năm (vào các tháng 1, 4, 7, 10 hàng năm).

Nhìn chung các điểm quan trắc đã có thông số và tần suất lấy mẫu cơ bản theo quy chuẩn quy định của nhà nƣớc. Tuy nhiên với địa bàn thành phố Cẩm Phả chịu tác động

của đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó công nghiệp than ảnh hƣởng rất nghiêm trọng đến nhiều nguồn nƣớc mặt chƣa đƣợc theo dõi đánh giá để phản ánh đầy đủ chất lƣợng nƣớc mặt tại địa phƣơng.

3.1.3. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của mạng lưới quan trắc môi trường nước tại thành phố Cẩm Phả

Qua phân tích hiện trạng mạng lƣới quan trắc, diễn biến chất lƣợng nƣớc mặt cho thấy mạng lƣới điểm quan trắc môi trƣờng hiện nay còn thiếu, chƣa phản ánh hết đƣợc chất lƣợng nƣớc mặt tại thành phố Cẩm Phả. Mặt khác với tình hình chất lƣợng nƣớc biến đổi liên tục do ảnh hƣởng từ các nguồn thải tác động, việc quan trắc tại một số vị trí đƣợc lựa chọn duy nhất để đánh giá cho chất lƣợng nƣớc tổng thể là không phù hợp. Có thể chỉ ra một số ƣu điểm và nhƣợc điểm của mạng lƣới quan trắc hiện nay trên địa bàn thành phố Cẩm Phả nhƣ sau:

* Ƣu điểm:

Nhìn chung, công tác quản lý chất lƣợng môi trƣờng tại tỉnh Quảng Ninh cũng nhƣ thành phố Cẩm Phả đƣợc quan tâm chú trọng. Tỉnh và thành phố đã xây dựng và duy trì mạng lƣới quan trắc cho hầu hết các thành phần môi trƣờng cơ bản, trong đó có môi trƣờng nƣớc.

Tại Cẩm Phả, các điểm quan trắc môi trƣờng nƣớc mặt đƣợc phân bổ trên các sông, suối, hồ chính phục vụ mục đích cấp nƣớc hoặc chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ các nguồn thải trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.

Số liệu thu đƣợc tại các điểm quan trắc đã phần nào phản ánh đƣợc chất lƣợng môi trƣờng tại địa phƣơng trong những năm gần đây.

Tần suất quan trắc lấy mẫu 4 lần/năm đã phần nào đáp ứng đƣợc nhiệm vụ theo dõi và dự báo diễn biến chất lƣợng nƣớc tại địa phƣơng.

Quy trình quan trắc lấy mẫu đƣợc thực hiện theo đúng quy trình của Bộ TN&MT.

* Hạn chế:

Mật độ các điểm quan trắc môi trƣờng còn thƣa, chƣa đủ đáp ứng yêu cầu theo dõi chất lƣợng nƣớc mặt của thành phố Cẩm Phả. Mặt khác các điểm quan trắc phân bố chƣa tính đến yếu tố về phân bổ các nguồn thải nên không đánh giá

Các thông số phân tích theo dõi còn thiếu chƣa đủ so với QCVN 08- MT:2015/BTNMT -Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt, chƣa chú ý đến các thông số quan trắc của các ngành có liên quan.

Mặc dù mật độ các điểm quan trắc và tần suất lấy mẫu ổn định nhƣng do các nguồn tác động tại Cẩm Phả đa dạng, lại đang có xu hƣớng gia tăng nên việc bổ sung mật độ điểm lấy mẫu là cần thiết để ứng với yêu cầu thực tiễn.

3.2. Các yếu tố tác động tới nguồn nƣớc mặt trên địa bàn thành phố Cẩm Phả

3.2.1. Các nguồn thải

Sự tăng trƣởng nhanh về kinh tế - xã hội đồng nghĩa với sự gia tăng các nguồn thải gây sức ép cho chất lƣợng môi trƣờng nói chung và chất lƣợng nƣớc mặt nói riêng. Môi trƣờng nƣớc tại Cẩm Phả hiện đang phải chịu nhiều áp lực từ các hoạt động nhân sinh nhƣ hoạt động sinh hoạt của ngƣời dân, các hoạt động thƣơng mại, dịch vụ, hoạt động khai thác khoáng sản (chủ yếu là khai thác than), các hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản,...Bốn nguồn tác động chính làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt của thành phố Cẩm Phả, gồm:

a) Nguồn thải sinh hoạt

Nguồn thải sinh hoạt chính hiện nay trên địa bàn thành phố Cẩm Phả là nƣớc thải sinh hoạt và chất thải rắn sinh hoạt.

Nƣớc thải sinh hoạt là một trong những nguồn quan trọng gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc. Nƣớc thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cƣ trên địa bàn thành phố bao gồm: nƣớc tắm giặt, sinh hoạt của ngƣời dân. Theo các số liệu thống kê, dân số trung bình thành phố Cẩm Phả năm 2018 là 190,6 ngƣời, mật độ dân số trung bình là

493,1 ngƣời/km2 [5]

Theo số liệu báo cáo về Sở Tài nguyên Môi trƣờng, thành phố Cẩm Phả ƣớc

tính mỗi ngày có khoảng hơn 30.237m 3

nƣớc thải sinh hoạt, phần lớn lƣợng nƣớc thải này chƣa đƣợc xử lý (hoặc xử lý sơ bộ qua bể phốt) và thải ra sông, suối, ao, hồ,… Hệ thống thoát nƣớc của thành phố là hệ thống cống chung thoát nƣớc mƣa và nƣớc thải và chƣa có trạm xử lý nƣớc thải nên nƣớc thải đổ trực tiếp vào hệ thống cống và xả vào các tuyến suối bắt nguồn từ trên núi dẫn ra vịnh Bái Tử Long. [8]

Theo dự báo dân số của Cẩm Phả vào năm 2030 sẽ có khoảng 250 nghìn ngƣời, trong đó dân số thành thị khoảng 242 nghìn ngƣời vào năm 2030 [15]. Gia tăng dân số trong vùng sẽ kéo theo sự gia tăng về nƣớc thải và chất thải rắn. Trên cơ sở dự báo về gia tăng dân số và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự báo về lƣợng nƣớc thải sinh hoạt và công nghiệp vào năm 2030 nhƣ sau:

Bảng 3.2. Dự báo lượng nước thải sinh hoạt của thành phố Cẩm Phả đến năm 2030

STT Thành phần thải nƣớc

Năm 2020 Năm 2030

Tiêu chuẩn Nhu cầu

(m3/ngđ) Tiêu chuẩn

Nhu cầu

(m3/ngđ)

Khu vực trung tâm 22.807 31.944

1 Nƣớc thải sinh hoạt (Qsh) 120 l/ng.ngđ

(172.780) 20.734 150 l/ng.ngđ (193600) 29.040 2 Nƣớc thải công cộng 10%Qsh 2.073 10%Qsh 2.904 Khu vực phƣờng Cửa Ông 2.863 3.973

1 Nƣớc thải sinh hoạt

(Qsh) 120 l/ng.ngđ (21.693) 2.603 150 l/ng.ngđ (24084) 3.612 2 Nƣớc thải công cộng 10%Qsh 260 10%Qsh 361 Khu vực phƣờng Mông Dƣơng 2.287 3.557

1 Nƣớc thải sinh hoạt

(Qsh) 120 l/ng.ngđ (17.324) 2.079 150 l/ng.ngđ (21558) 3.233 2 Nƣớc thải công cộng 10%Qsh 208 10%Qsh 324 Khu vực các xã ngoại thị 1.048 1.183

1 Nƣớc thải sinh hoạt

(Qsh) 100 l/ng.ngđ (9.526) 953 100 l/ng.ngđ (10757) 1.075 2 Nƣớc thải công cộng 10%Qsh 95 10%Qsh 107.5 Tổng 29.005 40.657 (Nguồn: UBND thành phố Cẩm Phả, 2013)

Bên cạnh đó Cẩm Phả là nơi tập trung lớn nhất các ngành công nghiệp trong đó chiếm tỷ trọng lớn là khai thác than, số lƣợng công nhân đến làm việc từ các nơi khác là tƣơng đối lớn.

Ngoài ra theo số liệu ƣớc tính của ngành than về nhu cầu sử dụng nƣớc và lƣợng nƣớc thải sinh hoạt trong thời gian tới tại Cẩm Phả vẫn có xu hƣớng tăng, đƣợc thể hiện tại bảng 3.3 và bảng 3.4

Bảng 3.3. Nhu cầu cấp nước sinh hoạt của các mỏ than tại Quảng Ninh

Đơn vị: m3/năm

Năm Vùng Tổng cộng

Uông Bí Hòn Gai Đông Bắc Cẩm Phả

2016 - 2020 4.904 2.434 2.436 3.590 13.364

2021 - 2025 4.904 2.434 2.417 3.653 13.408

2026 - 2030 4.904 2.220 2.410 3.717 13.251

(Nguồn: Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, 2017) Bảng 3.4. Ước tính lượng nước thải sinh hoạt của các mỏ than tại Quảng Ninh

Đơn vị: m3/năm

Năm Vùng Tổng cộng

Uông Bí Hòn Gai Đông Bắc Cẩm Phả

2016 - 2020 3.923,2 1.947,2 1.948,8 2.872,0 10.691,2

2021 - 2025 3.923,2 1.947,2 1.933,6 2.922,4 10.726,4

2026 - 2030 3.923,2 1.776,0 1.928,0 2.973,6 10.600,8

(Nguồn: Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, 2017)

Nƣớc thải sinh hoạt phát sinh trong sản xuất than tại Quảng Ninh chiếm 80% lƣợng nƣớc cấp cho sinh hoạt. Nƣớc thải sinh hoạt ngành than đƣợc thu gom về trạm xử lý nƣớc thải tập trung, tuy nhiên vẫn có 1 phần bị ngấm xuống đất hoặc do sự cố thải ra môi trƣờng. Bên cạnh đó, Cẩm Phả còn có một lƣợng lớn các đơn vị sản xuất kinh doanh khác nhƣ xi măng, nhiệt điện… đều có phát sinh nƣớc thải sinh hoạt đƣợc xử lý hoặc xử lý sơ bộ thải vào môi trƣờng.

Theo nghiên cứu thì nƣớc thải sinh hoạt, nhất là sinh hoạt đô thị có chứa nhiều chất hữu cơ, chất lơ lửng và các chất hóa học, các chất tẩy rửa,... Phần lớn các chất này

không tồn tại lâu dài trong môi trƣờng nƣớc nhƣng lại làm tăng hàm lƣợng BOD, COD, làm giảm DO, quá trình phân hủy tạo mùi hôi khó chịu không chỉ tác động đến môi trƣờng sống của sinh vật trong nƣớc mà còn ảnh hƣởng đến sinh hoạt của chính ngƣời dân.

- Chất thải rắn sinh hoạt:

Cùng với nƣớc thải, rác thải rắn sinh hoạt không đƣợc thu gom ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng nƣớc trong vùng. Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Cẩm Phả phát sinh trung bình vào khoảng 180 tấn rác/ngày.đêm. [8]

Dự báo lƣợng rác thải rắn sinh hoạt đến năm 2020 và năm 2030 tại các địa phƣơng trong vùng nhƣ sau:

Bảng 3.5. Lượng rác thải trong vùng Cẩm Phả đến năm 2030

STT Thành phần CTR

Năm 2020 Năm 2030

Tiêu chuẩn Nhu cầu (m3/ngđ)

Tiêu chuẩn

Nhu cầu (m3/ngđ)

1 Chất thải rắn sinh hoạt 0,9

kg/ng/ngđ 163,6 T/ngđ 1 kg/ng.nđ 240 T/ngày 2 Chất thải rắn công nghiệp 0,3 T/ha.ngđ 117,8 T/ngđ 0,3 T/ha.nđ 211.6 T/ngày Tổng cộng 281,4 T/ngày 451.6 T/ngày (Nguồn: UBND thành phố Cẩm Phả, 2013)

Theo báo cáo tại địa phƣơng, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đạt khoảng 90%. Nhƣ vậy, vẫn có 1 lƣợng chất thải rắn sinh hoạt chƣa đƣợc thu gom gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nƣớc, nhất là nguồn nƣớc mặt.

b) Nguồn thải nông, lâm nghiệp

Trong những năm gần đây độ che phủ rừng trong vùng đã tăng nhƣng phần lớn là rừng nghèo, rừng thứ sinh có chất lƣợng kém, khả năng bảo vệ đất, chống xói mòn thấp đã ảnh hƣởng trực tiếp đến chế độ dòng chảy. Xói mòn đất làm tăng độ đục của môi trƣờng nƣớc mặt, bồi lấp dòng chảy,...

c) Nguồn thải công nghiệp

Cẩm Phả là thành phố công nghiệp, chủ yếu là khai thác than. Ngoài ra còn có công nghiệp khai thác nƣớc khoáng, khai thác đá, sản xuất vôi, công nghiệp cảng biển,

xi măng, nhiệt điện... Thêm vào đó còn có hoạt động sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp, dịch vụ du lịch. Theo số liệu thống kê đƣợc từ Sở TN&MT, hiện nay trên địa bàn thành phố Cẩm Phả có các cơ sở phát sinh nguồn thải công nghiệp đƣợc thể hiện tại bảng 3.6.

Bảng 3.6. Bảng thống kê các ngành phát sinh nguồn thải công nghiệp

STT Các ngành phát sinh nguồn thải công nghiệp Số lƣợng đơn vị

1 Khai thác than 56

2 Khai thác khoáng sản khác ngoài than 9

3 Sản xuất xi măng 1

4 Sản xuất sản phẩm từ kim loại 3

5 Chế biến khoáng sản khác 10

6 Cơ sở xây dựng hạ tầng 29

7 Cơ sở sản xuất giấy, bột giấy 1

8 Cơ sở sản xuất hóa chất 3

9 Cơ sở sản xuất thủy tinh, gốm sứ 1

10 Sản xuất thực phẩm đồ uống 3

11 Cơ sở sản xuất điện 3

12 Cơ sở chế biến nông - lâm nghiệp 3

13 Cơ sở chăn nuôi 1

14 Cơ sở sản xuất VLXD 2

15 Các cơ sở công nghiệp khác: 12

Tổng cộng 137

(Nguồn: Sở TN&MT, 2019)

Qua bảng 3.6 cho thấy tại Cẩm Phả, ngành khai thác và chế biến than, khoáng sản chiếm khoảng 60% các cơ sở có phát sinh nguồn thải công nghiệp. Tại các cơ sở này, nguồn thải công nghiệp chủ yếu là nƣớc thải công nghiệp và chất thải rắn công nghiệp.

Nƣớc thải công nghiệp: Tại Cẩm Phả, khai thác than là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc. Khai thác than làm biến đổi chế độ thủy văn, chế độ dòng chảy, cung cấp bồi tích làm tăng độ đục, bồi lấp dòng chảy, đƣa một số kim loại nặng và các chất độc hại vào môi trƣờng nƣớc,... Khai thác, sàng tuyển than thải ra một lƣợng nƣớc thải rất lớn. Theo Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng thành phố Cẩm Phả có ƣớc tính lƣợng nƣớc thải bình quân:

+ Mỏ hầm lò: 3 ÷ 10m3/tấn than khai thác.

+ Mỏ lộ thiên: 2m3/ tấn than khai thác.

+ Tuyển than: 0,5m3/tấn than sạch.

Lƣợng nƣớc thải mỏ phụ thuộc vào kế hoạch khai thác dự kiến theo quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030; Dự kiến khối lƣợng

nƣớc thải mỏ đến năm 2030 là 20 - 24 triệu m3/năm.

Lƣợng nƣớc thải các cụm công nghiệp đƣợc dự báo tại bảng 3.7

Bảng 3.7. Lượng nước thải công nghiệp tại cụm công nghiệp của thành phố Cẩm Phả đến năm 2030

(Nguồn: UBND thành phố Cẩm Phả, 2013)

Ngoài công nghiệp than thì các ngành công nghiệp chế biến thủy sản, sản xuất bia, nƣớc ngọt,... trong vùng cũng là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc do nƣớc thải chƣa đƣợc xử lý triệt để, nhất là đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ.

STT Thành phần thải nƣớc

Năm 2020 Năm 2030

Tiêu chuẩn Nhu cầu

(m3/ngđ) Tiêu chuẩn Nhu cầu (m3/ngđ) 1 Cụm công nghiệp cảng Cửa Suốt, cảng Cẩm Thịnh và cảng Cửa Ông 22m3/ha.ngđ (268,8ha) 4.139,52 22m3/ha.ngđ (354,9ha) 5.465 2 Cụm công nghiệp cảng Khe Dây cảng Cẩm Hải 22m3/ha.ngđ (145ha) 2233 22m3/ha.ngđ (394ha) 6.067 3 Cụm công nghiệp phía Bắc (Mông Dƣơng) 22m3/ha.ngđ 22m3/ha.ngđ (228) 3.510 Tổng 6.372,52 15.042

Sự đa dạng về các ngành công nghiệp dẫn đến sự phức tạp về các chất ô nhiễm có trong nƣớc thải công nghiệp.

Các nguồn nƣớc thải từ hoạt động công nghiệp tại Cẩm Phả sau khi chảy qua các khu dân cƣ đổ trực tiếp ra các sông suối và chảy ra vịnh Bái Tử Long. Nếu không đƣợc quản lý tốt, nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng môi trƣờng nƣớc mặt, nƣớc biển ảnh hƣởng đến đời sống, sức khỏe ngƣời dân.

Chất thải rắn công nghiệp: Bên cạnh nƣớc thải công nghiệp, chất thải rắn công nghiệp cũng là vấn đề gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở Cẩm Phả, ƣớc tính lƣợng chất thải rắn công nghiệp tại bảng 3.5. Tại các cơ sở khai thác than, khoáng sản, chất thải rắn công nghiệp chủ yếu là đất, đá thải trong quá trình khai thác, bốc xúc. Đối với các cơ sở khác liên quan đến xi măng, vật liệu xây dựng, nhiệt điện… một số rác thải công nghiệp nhƣ: tro xỉ, sắt thép phế liệu, thùng hộp hỗ, vật liệu xây dựng rơi vãi, bao bì, bùn thải, vỏ chai….Ngoài ra còn một số loại chất thải nguy hại nhƣ: giẻ lau dầu, bình ắc quy…Nhìn chung lƣợng chất thải rắn công nghiêp trên địa bàn thành phố Cẩm Phả rất lớn, hầu nhƣ các doanh nghiệp đều lựa chọn ký kết với đơn vị có chức năng để thu gom (trừ đất, đá thải). Tuy nhiên với lƣợng rác thải công nghiệp lớn, việc thu gom nếu không triêt để sẽ gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng, nhất là nguồn nƣớc mặt.

d) Nguồn thải thương mại, du lịch, dịch vụ

Thống kê của Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh cho thấy số lƣợng các cơ sở thƣơng mại, du lịch, dịch vụ hiện nay trên địa bàn thành phố Cẩm Phả là trên 8000 cơ sở.

Với số lƣợng lớn các cơ sở thƣơng mại, dịch vụ nhƣ trên thì lƣợng nƣớc thải ra môi trƣờng cũng rất lớn, phần lớn lƣợng nƣớc thải này không đƣợc xử lý mà thải trực tiếp ra môi trƣờng, gây ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng nƣớc.

Là một vùng có nhiều tài nguyên du lịch, năm 2019, thành phố Cẩm Phả đón nhận lƣợng khách du lịch lớn khoảng trên 1 triệu lƣợt, trong đó 1,5% là khách quốc tế, tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 660-680 tỷ đồng, chiếm 4% thu nội địa...Đây cũng là một nguồn thải đáng kể tác động đến TN&MT nƣớc trong vùng. Bên cạnh lƣợng rác thải thì nƣớc thải từ ngành du lịch nói riêng và nƣớc thải sinh hoạt nói chung

hầu hết chƣa qua xử lý và thu gom triệt để đƣợc thải trực tiếp ra môi trƣờng nên đây có thể xem nhƣ một nguồn quan trọng gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc trong vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng nhằm đề xuất bổ sung mạng lưới điểm quan trắc môi trường nước mặt tại thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)