Thi công móng và làm tiếp địa cột bêtông li tâm

Một phần của tài liệu MÉu hå s mêi thçu mua s¾m hµng hãa (Trang 29 - 32)

V. Biện pháp thi công chi tiết

1. Thi công móng và làm tiếp địa cột bêtông li tâm

* Đào đất móng cột bê tông li tâm

- Nhà thầu tiến hành đào hố móng cột bê tông li tâm. Thi công xong kết cấu này thì triển khai kết cấu tiếp theo.

- Thi công đào hố móng bằng máy kết hợp với đào thủ công sau đó sửa thủ công.

- Hình dạng và kích thước của hố móng đào theo kích thước thiết kế. Việc đào đất tuân theo "Quy phạm công tác đất", đảm bảo ổn định các mái dốc.

- Sau khi đào hoàn chỉnh mỗi hố móng, nhà thầu tiến hành chuẩn xác tại tim móng và kiểm tra lại cốt đáy móng và kích thước hố rồi mới tiến hành đúc bê tông lót và ghép cốp pha.

- Cốp pha được chế tạo bằng thép, được đóng thành tấm có nẹp đỡ chống biến dạng khi đổ bê tông, được sử lý kín khít để chống chảy mất nước xi măng. Trước khi đổ bê tông, thành cốp pha được tưới nước ướt. Cốp pha tháo ra dùng cho các lần tiếp theo được làm sạch bề mặt và bôi dầu chống dính. Thiết kế, tính toán ván khuân thực hiện theo TCVN 4453-1995

- Trước khi đặt buộc cốt thép, Nhà thầu sẽ mời Tư vấn giám sát nghiệm thu chuyển bước thi công.

* Đổ bê tông lót móng cột

- Sau khi được giám sát kỹ thuật A nghiệm thu hố đào và cho phép chuyển bước thi công.

- Nhà thầu tiến hành đổ bê tông lót theo đúng kích thước thiết kế yêu cầu. Tiến hành trộn bê tông theo đúng Mác bê tông lót bằng máy trộn bê tông 250l/h. Bê tông được chuyển từ máy trộn xuống móng bằng máng tôn để dốc 30o, dùng máy đầm bàn để đầm bê tông lót.

- Sau khi hoàn thành đúc bê tông lót, chúng tôi mời giám sát nghiệm thu và được sự đống ý cho phép của giám sát chúng tôi chuyển bước thi công sang đặt buộc cốt thép, cốt pha, bulông móng.

* Lắp dựng cốp pha và Đổ bê tông móng cột

- Dùng cốp pha tôn thép để lắp đặt, cốt pha được đặt cách cốt thép 50mm bằng miếng kê bê tông. Cốt pha được néo, chống phẳng chắc chắn để trong quá trình đổ bê

tông cốt pha không bị biến dạng (phùng).

- Sau khi lắp đặt cốp pha móng, mời giám sát để nghiệm thu và được sự đồng ý cho phép của giám sát nhà thầu tiến hành đổ bê tông đế.

- Cốt liệu xi măng, cát, đá, nước, phụ gia (nếu có) được tính theo cấp phối M150 đá (2x4)cm cho một cối trộn. Dùng hộc thép để đong cát, đá; dùng thúng tôn để đong nước.

- Dùng máy trộn bê tông 250l/h để trộn bê tông, khi bê tông đã đạt độ nhuyễn đồng đều về màu sắc, thời gian trong 2 phút. Bê tông được đổ vào máng dẫn dốc 300 xuống đế. Dùng máy đầm dùi có đầu dùi để đầm, chiều dày bê tông 20cm ta tiến hành đầm, khoảng cách của đầm dùi đầm kế tiếp là 20cm. Thời gian đầm khi bề mặt của bê tông không còn lộ đá và bọt nước là đạt.

- Cứ tiến hành đổ và đầm bê tông như trên cho đến khi bê tông móng đủ kích thước của thiết kế.

* Thi công tiếp địa móng, lấp móng

- Sau khi đúc xong toàn bộ móng, căn cứ vào bản vẽ thiết kế hệ thống tiếp địa nhà thầu tiến hành định vị rãnh tiếp địa và đào, rải dây tiếp địa, chôn cọc tiếp địa, rãnh rải dây tiếp địa được đào và lấp bằng cơ giới, kết hợp với thủ công. Dây tiếp địa được chôn ở độ sâu theo thiết kế. Các điểm giao chéo của dây tiếp địa được nối với nhau bằng hàn điện theo thiết kế. Sau khi hoàn thành hệ thống tiếp địa nhà thầu kiểm tra liền mạch của các tia tiếp địa với nhau. Trước khi lấp đất tiếp địa nhà thầu mời cán bộ TVGS nghiệm thu công tác lắp đặt tiếp địa.

- Bê tông sau khi đúc đủ thời gian quy định cho tháo dỡ cốp pha, mời cán bộ TVGS nghiệm thu, chỉ khi được sự đồng ý của chủ đầu tư thì nhà thầu mới cho lấp móng.

- Sau khi thi công xong phần lấp đất móng và rãnh tiếp địa, nhà thầu cho vận chuyển toàn bộ đất thừa ra khỏi mặt bằng để lấy chỗ cho lắp cột, xà.

- Lấp đất móng, tiếp địa: Dùng máy kết hợp với thủ công.

- Lấp từng lớp đất dày 20cm tưới nước và đầm kỹ bằng máy đầm cóc.

2. Tháo hạ, thu hồi cáp vặn xoắn; tháo hạ di chuyển hòm công tơ, tủ bù; tháo hạ thu hồi cột LT10.

- Căn cứ và hồ sơ bản vẽ thiết kế được phê duyệt, xác định các vật tư thiết bị thu hồi và vật tư thiết bị được tận dụng lại. Tiến hành tháo dỡ đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, giao thông, …trong khu vực.

- Xin lịch cắt điện của công ty điện lực quản lý khu vực để thu hồi vật tư thiết bị điện trong hồ sơ thiết kế được duyệt.

- Vận chuyển, để riêng những vật tư thu hồi thanh lý riêng và vật tư sử dụng lại riêng. Bảo quản trong kho cẩn thận đến khi được lấy ra tận dụng lắp đặt lại (cáp, hòm

công tơ, tủ bù, …) theo quy định hiện hành.

3. Lắp dựng cột điện, xà, sứ, phụ kiện, hòm công tơ, kéo rải dây, thí nghiệm. - Nhà thầu sẽ lắp dựng cột, xà bằng cần trục.

- Dùng cần cẩu có tầm với 10m để nâng cột theo chiều thẳng đứng. Đỉnh cột được buộc hai dây thừng nylon để điều chỉnh ngọn cột luôn thẳng đứng.

- Dùng cần cẩu có tầm với 10m để nâng xà lên, đầu xà được buộc 2 dây thừng nylon để điều chỉnh xà vào gối đỡ được dễ dàng.

- Sau khi lắp cột và xà nhà thầu sẽ dùng máy ngắm kiểm tra lại độ thẳng đứmg của cột và độ thăng bằng của xà, điều chỉnh cho dãy xà thẳng hàng với nhau và siết chặt toàn bộ bu lông bằng cờ lê lực.

- Để xà không bị võng do tự trọng, khi lắp dưới đất, nhà thầu lắp sao cho phía giữa hơi vồng lên từ (23)cm, khi cẩu lên gối, xà sẽ thẳng.

- Yêu cầu an toàn khi dựng cột:

+ Phương án này được thống nhất giữa Ban chỉ huy đội, kỹ thuật, tổ trưởng và được phổ biến đến từng người công nhân.

+ Các dụng cụ khi dựng cột trước khi đem ra sử được kiểm tra, bảo dưỡng lại. Chúng tôi có dự trù thêm các dụng cụ thay thế khi cần thiết.

+ Công nhân tham gia dựng cột được đào tạo chính quy, có đánh giá tay nghề qua cấp bậc thợ, đủ sức khoẻ và các điều kiện khác để được thi công trên công trường. Công nhân đã được học tập, sát hạch về an toàn và được cấp chứng chỉ về an toàn lao động.

+ Chấp hành kỷ luật tốt, không uống rượu bia và các chất kích thích khi làm việc, luôn mang bảo hộ an toàn khi làm việc, không ném các vật rắn từ trên cao xuống.

+ Người công nhân trèo cao đủ chứng chỉ về sức khoẻ và chấp hành các nguyên tắc an toàn khi thao tác lắp dựng trên cao.

+ Không làm việc khi điều kiện thời tiết xấu như mưa làm ướt cột, sương mù, trời tối, dông bão hoặc có biểu hiện của dông bão, sấm chớp.

- Kéo rải dây, lắp đặt hòm công cơ, tủ bù và phụ kiện:

+ Trước khi triển khai treo dây nhôm lõi thép và phụ kiện, chúng tôi xiết kiểm tra toàn bộ các cột xà.

+ Cuộn dây nhôm lõi thép được đặt trên giá ra dây, dây được dỡ ra khỏi giá theo chiều mũi tên quy định trên mặt lô. Dây trải ra không kéo lê trên mặt đất mà được lót bằng các tấm nylon.

+ Các cách điện và phụ kiện treo sứ, trước khi được lắp lên xà được kỹ sư giám sát thi công hoặc tổ trưởng trực tiếp kiểm tra: số lượng bát, chốt chẻ, bu lông, tất cả

đều được lau sạch.

+ Đánh dấu độ võng thiết kế trên thân cột và dùng thước ngắm đặt trên cột đối diện để xác định độ võng.

+ Sau khi treo dây xong, kiểm tra và điều chỉnh độ võng lại cho đều cả 3 pha. - Lắp đặt tủ bù, hòm công tơ và đi dây đấu nối công tơ.

- Tiến hành thí nghiệm và đóng điện đường dây.

5.2. Biện pháp thi công phần giao thông1. Kè đá hộc 1. Kè đá hộc

* Đào móng, đóng cọc tre

Một phần của tài liệu MÉu hå s mêi thçu mua s¾m hµng hãa (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w