- Đầm bêtôn g:
b. Thi công đúc bêtông móng cột:
Các hố móng sau khi được nghiệm thu và đạt yêu cầu thiết kế kỹ thuật mới được tiến hành thi công đúc móng. Trình tự kỹ thuật thi công đúc móng như sau:
+ Lắp cốt pha
+ Đúc bê tông móng
+ Bảo dưỡng bê tông theo đúng thời gian và quy trình yêu cầu. + Tháo dỡ cốt pha.
+ Nghiệm thu móng và lấp đất móng đến cao độ thích hợp. Phối liệu bê tông:
+ Phối liệu bê tông gồm: Cát, đá dăm, xi măng tiêu chuẩn, nước. Yêu cầu phối liệu phải đạt các yêu cầu về chất lượng: Cát, đá phải được rửa sạch, không được lẫn đất, rác; xi măng đạt tiêu chuẩn đang trong hạn sử dụng, không được vón cục; nước trộn bê tông phải sạch; chất phụ gia phải đạt các yêu cầu chất lượng.
+ Cát, đá phải được rửa sạch trước khi trộn phối liệu ngay tại khu vực đổ bê tông. + Trộn các phối liệu:
- Đong phối liệu theo đúng tỷ lệ quy định: Xi măng được cân chính xác khối lượng; cát, đá dăm dùng hộc đong; nước trộn bê tông đong theo đúng tỷ lệ quy định.
- Trộn thật kỹ hỗn hợp khô: cát, đá, xi măng sau đó mới đổ tưới nước theo tỷ lệ và trộn hỗn hợp ướt cho thật đều mới cho đổ vào vị trí.
- Tưới nước vào hỗn hợp xi măng-cát-đá bằng thùng tưới ô doa có vòi sen tạo tia nước nhỏ, tưới đều thành nhiều lượt để vừa đủ ướt hỗn hợp; không được dùng thùng, chậu, gáo đổ "ào" nước vào hỗn hợp.
+ Cốt pha định hình cho từng loại móng và được gia công trước tại nơi đóng quân. Đối với cốt pha móng cột dùng tôn dày 1,5-2 mm, vuông theo kích thước móng cột; bên ngoài cần hàn các gân tăng cường để chắc chắn và có quai xách.
Mặt cốt pha tiếp xúc với bê tông phải được nhẵn, ghép kín các mối ghép, các khe hở và được bôi dầu nhớt chống dính trước khi đổ bê tông.
+ Cốt pha được chống xê dịch vị trí một cách chắc chẵn bằng các cây chống, liên kết với các cây chống bằng đinh đỉa thép đ/k 10-12mm. Chân đế cây chống được cố định, chống trượt vào vách hố móng bằng cọc thép đ/k 12-14mm.
+ Dùng dây căng tim để định vị chính xác tâm móng cột và phải được thường xuyên theo rõi trong quá trình đổ bê tông (ít nhất là 2 dây căng tim).
+ Cốt pha chỉ được tháo sau khi bê tông móng đạt được độ ổn định, cường độ bê tông đạt từ 50% trở lên.
Thi công đổ bê tông móng:
Sau khi đã ghép hoàn thiện cốt pha và cốt thép ta tiến hành đổ bê tông. Trước khi đổ bê tông cần làm sạch vệ sinh mặt bê tông lót và tưới nước làm ướt mặt cốt pha.
+ Trộn bê tông trong thùng trộn và vận chuyển đổ vào vị trí bằng xô tôn hoặc ky tôn. Lớp nối giữa bê tông móng và lót được đổ một lớp xi măng lỏng đậm đặc để tạo mạch nối.
+ Trong khi đổ bê tông cần rải đều vữa, từng lớp dày 20cm và đầm thật kỹ bằng máy đầm dùi loại gắn động cơ nổ 1,5kW. Các vị trí góc, ke cần dùng đầm tay (thép thanh đ/k 16-18mm).
+ Chú ý kiểm tra cốt pha, vị trí tim móng cột thường xuyên để đảm bảo không sai lệch tim móng.
+ Sau khi đổ xong bê tông cần làm phẳng bề mặt và xoa nhẵn bề mặt.
+ Bê tông sau khi đổ được 4-6 giờ, ta tiến hành tưới nước bảo dưỡng bê tông. Quá trình bảo dưỡng bê tông được tuân thủ theo quy trình kỹ thuật của loại xi măng được sử dụng.
Công trình thống nhất sử dụng loại xi măng PC30 là xi măng Portlan nên quy trình bảo dưỡng bê tông cụ thể như sau:
- Trong 7 ngày đầu tiên phải giữ ẩm liên tục.
- Từ 8-14 ngày, tưới nước bảo dưõng 4 giờ 1 lần (ngày) 6h 1 lần (đêm). - Từ 15-22 ngày tưới nước bảo dưõng ngày 3 lần / ngày.
Tận dụng các vật che phủ như: Bạt che, rơm rạ, cỏ, lá cây, bao tải... để tránh ánh nắng, gió trực tiếp và giữ ẩm lâu cho bê tông.
+ Sau khi bê tông móng được nghiệm thu kỹ thuật A-B, nếu đạt chất lượng mới được lấp một phần móng cột (sau khi dựng cột sẽ lấp đầy hố và đắp chân cột). Đây là nguyên tắc khi thi công các phần ngầm khuất của công trình tuân thủ theo đúng quy trình, quy phạm xây dựng.
+ Trong quá trình đổ bê tông phải tiến hành lắp đặt khung móng cột, đảm bảo: căn chỉnh đúng cao độ thiết kế, đúng vị trí trên tuyến dọc đường trong hồ sơ kỹ thuật thi công. Căn chỉnh cao độ 04 bulong bằng Nivô nước.