Đối sánh đặc trưng cục bộ bao gồm việc so sánh hai DVT căn cứ vào các cấu trúc đặc trưng cục bộ; các cấu trúc cục bộ được đặc tính hóa độc lập với các phép biến đổi trên toàn cục (như sự dịch chuyển, sự quay, …); do đó, không cần canh chỉnh trên toàn cục trước khi đối sánh vân tay. Việc đối sánh cục bộ và toàn cục làm cho việc đối sánh sẽ trở nên đơn giản, độ phức tạp tính toán giảm; phù hợp với những hình vân tay bị biến dạng (méo mó hay bị co giản), và độ phân biệt cao với các ngón tay khác. Các tác giả Jiang và Yau đưa ra có dạng là một đặc trưng trung tâm cùng với hai đặc trưng láng giềng gần nó nhất; véc tơ vi là đặc tính của đặc trưng mi, mj là đặc trưng láng giềng gần mi nhất, mk là đặc trưng láng giềng gần mi thứ nhì.
Vi = [dij, dik, θij, θik, φij, φik, nij, nik, ti, tj, tk],
Trong đó dab là khoảng cách giữa đặc trưng ma và mb, θab là độ lêch hướng giữa góc θa và θb của ma và mb, φab độ lệch hướng giữa góc θa của ma
Hình 2.14: Các đặc tính của cấu trúc cục bộ được dùng bởi Jiang và Yau (2000).
Việc đối sánh đặc trưng cục bộ được thực hiện bằng việc tính toán mỗi cặp đặc trưng mi và m’j, i = 1…m, j = 1…n, một khoảng cách trọng số giữa các véc tơ vi và v’j. Cặp đối sánh tốt nhất được chọn và được dùng làm điểm tham chiếu cho hai DVT. Các véc tơ đặc tính của các cặp còn lại được canh chỉnh theo điểm tham chiếu để đối sánh và kết quả đối sánh được tính toán dựa vào độ khác biệt của các cặp đối sánh này.