Hoàn thiện các văn bản pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (saigonbank) (Trang 86)

Cần hoàn chỉnh các văn bản pháp luật đang bị chồng chéo, thiếu đồng bộ, không phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành có tính pháp lý cao hơn. Trước hết là cần hoàn thiện hơn nữa các quy định liên quan đến việc nhận và xử lý tài sản bảo đảm, nhằm tạo cơ cở pháp lý rõ ràng, vững chắc để khi ngân hàng thực hiện đầy đủ các thủ tục liên quan đến việc nhận tài sản bảo đảm thì Ngân hàng có thể xử lý nợ và thu hồi nợ nhanh chóng. Cụ thể: Chính phủ cần xem xét lại

quy định tại khoản 9, Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012, để đảm bảo an toàn cho ngân hàng, Chính phủ có thể sửa đổi quy định này theo hướng Ngân hàng được phép giữ bản gốc giấy đăng ký xe và chỉ cấp bản sao định kỳ có thời hạn như trước đây. Việc này vừa hạn chế rủi ro trong việc người thế chấp có chủ ý muốn qua mặt ngân hàng, vừa ràng buộc khách hàng phải có nghĩa vụ thanh toán nợ vay đúng hạn mới được cấp lại bản sao giấy đăng ký mới để tiếp tục lưu thông. Giải pháp này cần có sự phối hợp của Bộ Công an mà cụ thể là lực lượng chịu trách nhiệm tuần tra kiểm soát giao thông.

Tòa án nhân dân tối cao cần nhanh chóng xem xét và quyết định việc Tòa án nhân dân các cấp có thẩm quyền tuyên vô hiệu các hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất của người thứ ba trong thời gian gần đây là có đúng quy định pháp luật hay không, trong trường hợp là đúng thì nên có văn bản hướng dẫn các ngân hàng thực hiện đúng pháp luật, trường hợp không đúng thì đề nghị xử lý dứt điểm các vụ án này để ngân hàng có thể thu hồi nợ nhanh chóng. Chính phủ cũng cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

3.3.3. Hỗ trợ các TCTD phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Theo quy định của NHNN, thì các TCTD phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xếp hạng khách hàng theo định kỳ hoặc khi cần thiết, làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, xây dựng chính sách dự phòng rủi ro phù hợp. Do đó để khuyến khích các TCTD tập trung xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, NHNN và các Bộ, Ban ngành có liên quan cần:

 Có biện pháp hỗ trợ kỹ thuật cụ thể cho các TCTD thông qua các chương trình hợp tác đào tạo với các tổ chức có nhiều kinh nghiệm. Có cơ chế khuyến khích, tạo động lực cho các TCTD xây dựng và ứng dụng hệ thống quản trị rủi ro tiên tiến; trong đó, có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

 Nâng cao tính minh bạch và kỷ luật thị trường trong công tác báo cáo, kế toán, kiểm toán nhằm hướng đến tính chính xác của dữ liệu đầu vào và của kết quả xếp hạng tín dụng.

xếp hạng tín dụng độc lập, có hệ thống xếp hạng tín dụng khoa học theo chuẩn mực để cung cấp các sản phẩm xếp hạng tín dụng có chất lượng cao. “Mở cửa” kho thông tin tín dụng của CIC để các TCTD có đầy đủ dữ liệu phục vụ công tác xếp hạng tín dụng khách hàng. NHNN cần có quy định bắt buộc và chế tài xử phạt đối với các TCTD không tham gia cung cấp số liệu, thông tin khách hàng đang giao dịch một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ.

3.3.4. Thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu

Xuất phát từ tính rủi ro cao về giá cả thị trường quốc tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 110/2002/QĐ-TTg ngày 21/08/2002 cho phép các Hiệp hội ngành hàng thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu.

Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng hoạt động theo nguyên tắc không vì mục tiêu lợi nhuận, hỗ trợ lẫn nhau cùng các hội viên trong Hiệp hội, góp phần khắc phục và hạn chế rủi ro, ổn định sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá.

Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng bao gồm: Nguồn đóng góp của các hội viên trong Hiệp hội; Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Các nguồn thu hợp pháp khác.

Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng được sử dụng vào các mục đích: Hỗ trợ tài chính đối với các Hội viên hiệp hội trực tiếp xuất khẩu hàng hoá đã đóng bảo hiểm xuất khẩu tạm thời bị lỗ; Hỗ trợ một phần lãi suất vay vốn để tạm trữ chờ xuất khẩu; Hỗ trợ một phần chi phí cho Hiệp hội trong hoạt động mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu; Hỗ trợ một phần cho các hội viên sản xuất hàng xuất khẩu khi gặp rủi ro trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu; Hỗ trợ cho các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ Hiệp hội.

Đến nay tại Việt Nam mới chỉ có hai Hiệp hội có quỹ bảo hiểm xuất khẩu là: Hiệp hội cao su Việt Nam đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2006 và Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2011 , các ngành hàng khác vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu chờ Chính phủ hỗ trợ. Do đó, các Hiệp hội ngành hàng khác đặc biệt là các Hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội nghề

cá Việt Nam, … cần sớm nghiên cứu thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu để giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội.

3.3.5. Phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Ngày 05/11/2010, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 2011/QĐ- TTg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu trong thanh toán.

Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Chính phủ thực hiện chính sách hỗ trợ 20% chi phí bảo hiểm cho các doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp tham gia hình thức này còn hạn chế, chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính , trong 6 tháng đầu năm 2013, các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia Chương trình thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã cấp được 21 hợp đồng, gồm 16 hợp đồng tái tục và 5 hợp đồng cấp mới, với tổng giá trị bảo hiểm là 6.825 tỷ đồng, doanh thu phí bảo hiểm là 12,6 tỷ đồng.

Loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chưa được phổ biến tại Việt Nam do công tác tiếp thị, tuyên truyền vẫn còn hạn chế, phí bảo hiểm còn tương đối cao và nhận thức của các doanh nghiệp về loại hình bảo hiểm này đang còn hạn chế…

Vì vậy Chính phủ cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và có những biện pháp tháo gỡ những khó khăn hiện tại, về vấn đề này Chính phủ Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm từ Nhật Bản, trong đó cần nâng cao vai trò của Chính phủ trong hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, luận văn đã đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp XNK tại Saigonbank. Các giải pháp và kiến nghị được đưa ra trên cơ sở lý luận khoa học của chương 1, phân tích hoạt động thực tiễn ở chương 2 và định hướng hoạt động kinh doanh của Saigonbank.

Luận văn đã đề xuất 4 nhóm giải pháp góp phần nâng cao chất lượng cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp XNK tại Saigonbank, đó là: Nhóm giải pháp về tổ

chức; Nhóm giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ quá hạn; Nhóm giải pháp phát triển nhân sự; và Nhóm giải pháp hỗ trợ hoạt động cho vay ngoại tệ. Các nhóm giải pháp này tạo tiền đề cho nhau trong quá trình thực hiện nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất trong việc nâng cao chất lượng cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp XNK tại Saigonbank.

Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý vĩ mô nhằm tạo môi trường kinh doanh an toàn, thuận lợi, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng hoạt động cho vay của Saigonbank.

KẾT LUẬN

Với đối tượng nghiên cứu là chất lượng cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp XNK tại Saigonbank, luận văn đã trình bày được các nội dung như sau:

 Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp XNK tại NHTM.

 Tìm hiểu kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các NHTM Thái Lan để rút ra bài học kinh nghiệm.

 Phân tích và làm rõ chất lượng hoạt động cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp XNK tại Saigonbank trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu để từ đó đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.

 Trên cơ sở những vấn đề về lý luận cơ bản và phân tích, đánh giá thực trạng, luận văn đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp XNK tại Saigonbank và kiến nghị đối với các cơ quan quản lý vĩ mô để tạo điều kiện an toàn, thuận lợi, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như hoạt động cho vay của Saigonbank.

Mặc dù tác giả đã cố gắng hết sức cùng với sự tận tình hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Loan và sự hỗ trợ nhiệt tình từ Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Saigonbank nhưng luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự chỉ dẫn của Quý thầy cô để luận văn này hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Tạ Thị Kiều An (2010), Giáo trình quản lý chất lượng, NXB Thống Kê.

2. Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu, Lê Thị Hiệp Thương 2009 , Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, NXB Phương Đông.

3. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê.

4. Trần Huy Hoàng (2011), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động – Xã hội.

5. Lê Thị Mận (2010), Lý thuyết tài chính-tiền tệ, NXB Lao động – Xã hội. 6. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê. 7. Nguyễn Văn Tiến (2012), Cẩm nang thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại

thương, NXB Thống Kê.

8. NHNN (2012), Thông tư số 37/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 về quy định cho vay ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú.

9. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (2012, 2013), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011 và 2012.

10. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương 2013 , Báo cáo thường niên 2012.

11. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (2013), Báo cáo định hướng hoạt động nhiệm kỳ 2013-2017.

12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005.

Các Website:

13. Ngân hàng TMCP Á Châu: http://www.acb.com.vn.

14. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam: http://www.vietinbank.vn 15. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương: http://www.saigonbank.com.vn 16. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín: http://www.sacombank.com.vn

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: CÁC SỐ LIỆU ĐÃ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Saigonbank [9]

Bảng 1: Nguồn vốn của Saigonbank

Đơn vị: Tỷ đồng

Thời điểm

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

Tổng nguồn vốn 16.812 15.942 15.459

Tổng vốn huy động 12.972 11.776 11.668

Vốn huy động ngoại tệ quy ra VND 1.328 898 585

Bảng 2: Cơ cấu vốn huy động ngoại tệ của Saigonbank theo đối tượng gửi tiền

Đơn vị: Tỷ đồng

Thời điểm

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

Tiền gửi của doanh nghiệp 246 164 136

Tiền gửi của dân cư 739 564 446

Tiền gửi của các TCTD 285 127 1

Tiền vay các TCTD 57 42 0

Vốn tại trợ ủy thác 2 2 2

Bảng 3: Cơ cấu dư nợ ngoại tệ của Saigonbank Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Theo thời hạn - Ngắn hạn 351,55 538,77 575,12 - Trung, dài hạn 197,71 214,53 261,23

Theo khu vực địa lý

- Miền Bắc 20,58 3,75 13,04

- Miền Trung 16,28 28,55 11,95

- Miền Đông 8,01 37,01 65,17

- TP.HCM 501,86 676,59 738,68

- Miền Tây 2,54 7,40 7,51

Theo lĩnh vực kinh doanh

- Công nghiệp chế biến 459,92 669,99 765,32

- Hoạt động khoa học, công nghệ 0,95 0 0

- Khách sạn, nhà hàng 16,28 15,00 11,87

- May mặc 0 7,91 21,04

- Nông nghiệp và lâm nghiệp 3,97 4,17 2,50

- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước 0 1,67 0

- Thủy sản 31,04 17,29 16,87

- Thương nghiệp, sửa chữa xe cộ 16,28 11,25 0 - Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 0,38 10,00 0,42

- Xây dựng 20,44 16,04 18,33

Theo đối tượng khách hàng

- Xuất khẩu 352,22 480,28 556,59

- Nhập khẩu 197,04 273,02 279,76

Bảng 4: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Saigonbank Đơn vị: Tỷ đồng Thời điểm Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 Tổng dư nợ 10.455,76 11.182,72 10.860,93 Nợ nhóm 1 10.122,90 10.322,33 9.956,08 Nợ quá hạn 332,84 860,38 904,85 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 3,18 7,69 8,33 Nợ nhóm 2 132,88 329,48 586,62 Nợ xấu 199,96 530,90 318,23 Tỷ lệ nợ xấu(%) 1,91 4,75 2,93 Nợ nhóm 3 21,59 53,30 35,96 Nợ nhóm 4 32,40 375,41 50,57 Nợ nhóm 5 145,97 102,19 231,70

Bảng 5: Tổng hợp số lượng khách hàng vay ngoại tệ

Đơn vị: Doanh nghiệp

Thời điểm

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

Khu vực miền Bắc 4 3 3

Khu vực miền Trung 1 2 1

Khu vực miền Nam 38 36 36

Hội sở 21 13 12

Các chi nhánh 17 23 24

Bảng 6: Cơ cấu nợ quá hạn của Saigonbank Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Theo thời hạn - Ngắn hạn 0 4,00 8,87 - Trung, dài hạn 14,40 14,61 6,63

Theo đối tượng khách hàng

- Xuất khẩu 0 5,04 10,01

- Nhập khẩu 14,40 13,57 5,49

Theo khu vực địa lý

- Miền Bắc 14,40 1,04 1,15

- Miền Trung 0 13,57

- Miền Đông 0

- TP.HCM 0 4,00 6,95

- Miền Tây 0 7,41

Theo lĩnh vực kinh doanh

- Công nghiệp chế biến 0 4,00 12,89

- Nông nghiệp-lâm nghiệp 0 0 1,46

- Xây dựng 14,40 14,61 1,15

Theo hình thức bảo đảm

- Có tài sản bảo đảm 14,40 18,61 15,50

- Không tài sản bảo đảm 0,00 0,00 0,00

Bảng 7: Hệ số sử dụng vốn ngoại tệ của Saigonbank

Đơn vị: Tỷ đồng

Thời điểm

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

Dư nợ cho vay ngoại tệ 549 753 836

Vốn huy động ngoại tệ 1.328 898 585

Hệ số sử dụng vốn (%) 41 84 143

Bảng 8: Tỷ trọng thu nhập từ lãi vay của Saigonbank

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tổng doanh thu 2.246 3.215 2.771 Doanh thu từ lãi cho vay 1.935 2.744 2.469 Tỷ trọng thu nhập từ lãi vay 86,15 85,35 89,10

Bảng 9: Kết quả kinh doanh của Saigonbank

Đơn vị: Tỷ đồng

Thời điểm

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

Tổng doanh thu 2.246 3.215 2.771

Bảng 10: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu ngoại tệ của Saigonbank Đơn vị: Tỷ đồng Thời điểm Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 Tổng dư nợ 549,26 753,30 836,35 Nợ nhóm 1 534,86 734,69 820,85 Nợ quá hạn 14,40 18,61 15,50 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 2,62 2,47 1,85

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương (saigonbank) (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)